Thành công vang dội nhưng hoàn toàn có thể dự đoán trước của phim ‘Avengers: Age of Ultron’ đã cho thấy điều gì là công thức quen thuộc của Hollywood: một phần tiếp theo của một phim bom tấn nhân với sáu siêu anh hùng sẽ cho ra doanh thu kỷ lục ở phòng vé. Công thức còn được mở rộng ra với nội dung phim: nếu trong phim có những cảnh không chiến sôi động, những lời nói châm biếm thú vị, hình ảnh những phi thuyền lớn như thành phố và nhất là cần phải có kẻ ác nhân người máy kiêu ngạo thì khán giả sẽ hài lòng mà ra về.
Nhưng bạn không cần phải nhìn kỹ để thấy có điều gì đó không ổn trong bức tranh này. Đó chính là nội dung phim ‘Avengers: Age of Ultron’ chứ không phải những hiệu ứng đặc biệt hoành tráng. Đó chính là câu chuyện vô nghĩa, chất lượng thấp với kịch bản được viết tệ và không đi đến đâu. Chỉ vì đó là một phim đỉnh có thành công về mặt doanh thu không có nghĩa rằng đó là một phim hay.
Công thức nhạt nhẽoMột fan của ‘Age of Ultron’ có thể hỏi tôi: Có phải là ông vẫn bám vào ý tưởng là câu chuyện sẽ gồm ba phân đoạn cổ điển mà các bộ phim được phóng tác từ các câu truyện tranh kết nối với nhau đã làm cho không còn phù hợp? Thật sự không phải vậy. Theo dõi các bộ phim được làm từ truyện tranh từ trước đến nay chúng ta sẽ thấy những bộ phim hay là những phim tuân theo kết cấu câu chuyện truyền thống và phù hợp với nền công nghiệp giải trí nhất quán lâu nay của Hollywood là làm hài lòng khán giả. Phim ‘The Dark Knight’ là một nỗ lực kết hợp giữa một câu chuyện về siêu anh hùng với thể loại phim hồi hộp của thập niên 1970 vốn có sự phức tạp. Thể loại phim chuyển thể từ truyện tranh với ngân sách khủng vẫn tiếp tục có sức sống và thành công.
Ngược lại, ‘Age of Ultron’ kể về rất nhiều thứ nhưng lại không có trọng tâm. Đây là một ví dụ điển hình về sự lạm dụng quá mức phim bom tấn – những sự vui nhộn giả tạo không có cá tính khi mà ngân sách làm phim vượt quá mức kiểm soát và nhà sản xuất phim được nâng lên (hay hạ xuống) thành giám đốc nhượng quyền thương hiệu. Chính kiểu làm phim doanh nghiệp được điều chỉnh theo thị hiếu khán giả toàn cầu và tập trung vào những cảnh hoành tráng hơn tất cả những thứ gì khác đã đem đến cho chúng ta loạt phim kiểu dao to búa lớn như Transformer, những bộ phim thất bại khi ra mắt vào mùa hè như ‘John Carter’, ‘The Lone Ranger’ và, một số người có thể không đồng ý với tôi, ba tập cuối cùng của loạt phim ‘Star Wars’. Cũng giống như những phim kể trên, ‘Age of Ultron’ được sản xuất bởi các nhà làm phim chạy theo những cảnh câu khách về thị giác rỗng tuếch mà không có nội dung gì có chiều sâu thật sự.
Bạn có thể có cảm giác là phim đi chệch hướng trong loạt cảnh mở đầu khi mà các người hùng chiến đấu vào đến boongke của Bá tước Strucker (do Thomas Kretschmann thủ vai). Cảnh chiến đấu quá điên cuồng và hỗn loạn khiến khán giả khó lòng ngồi yên và một khi các Avenger đã vào trong boongke thì phim chẳng nói được Bá tước Strucker là như thế nào mà chỉ đề cập rất mơ hồ. Có lẽ ý của tác giả kịch bản này là: “Thôi nào, quý vị đã xem hết những tập trước rồi. Quý vị đã biết hết rồi mà!”. Đúng là nhiều người đã xem ‘Age of Ultron’ đã xem chán chê những tập trước đó vốn có liên quan đến tập phim này. Tuy nhiên cái cách mà tập phim này không thể là một phim đứng riêng rẽ đã khiến nó bị giảm giá trị. Về cơ bản nó chỉ cho chúng ta biết rằng: đây là những gì bạn cần phải biết trong lần tới. Chưa bao giờ mà khoảng cách giữa giải trí và bài tập về nhà lại mong manh như vậy.
Lớn hơn không có nghĩa là hay hơn Thay vì đối thoại, ‘Age of Ultron’ ít khi có khi đưa ra những lời đối thoại và khán giả phải tiếp nhận những biệt ngữ như quả bom chùm ngôn ngữ đang nổ. Khán giả phải kết nối những ý trong phim mà phim không thèm liên kết cho khán giả. Sự nảy nở tình cảm giữa Natasha Romanoff (do Scarlett Johansson thủ vai) và Bruce Banner (do Mark Ruffalo thủ vai) là một ý tưởng hay nhưng lại được thể hiện một cách vụng về vì trong phim không bao giờ nói Natasha có tình cảnh đối với Bruce hay đối với Hulk, mặt kia của con người Bruce, như thế nào.
Phim cũng mô tả rất nhiều về việc người máy của Paul Bettany, Vision, sẽ có vai trò quan trọng như thế nào nhưng trên thực tế nó không có ảnh hưởng gì đến nội dung câu chuyện. Vậy thì đưa nhân vật này vào làm gì? Câu trả lời là để chuẩn bị cho tập tiếp theo.
Đó là sự bất mãn lớn nhất đối với ‘Age of Ultron’. Cốt truyện theo kiểu ngẫu nhiên cho khán giả thấy những gì họ đang xem không có ý nghĩa gì hết và điều này có một sự thật là điều quan trọng là doanh thu phòng vé – quảng cáo cho tập tiếp theo (hay nói rõ ra là doanh thu phòng vé trong tương lai), và tạo cho khán giả ảo tưởng là họ đang bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tuy nhiên, tôi e rằng ảo tưởng thật sự là mọi người sẽ thích nó vì nó là phim bom tấn. Sai lầm!
‘Age of Ultron’ được nhồi nhét với quá nhiều ‘giá trị giải trí’ tùy tiện đến nỗi khán giả có thể nghĩ rằng cuối cùng họ bỏ tiền ra mua vé cũng đáng. Giống như khán giả cũng hay đứng lên vỗ tay cho một show diễn tồi trên sân khấu Broadway bởi vì họ đã bỏ ra đến 400 đô la để mua vé. Thay vào đó, khán giả nên cảm thấy là họ đã bị lừa. Trong tập phim kế tiếp, có thể số tiền họ bỏ ra mua vé còn đáng giá hơn nữa khi mà sẽ có thêm Avenger gia nhập vào nhóm. Vậy thì sao? Tất cả những nhân vật này đều rất tuyệt vời trong hành trình của mỗi cá nhân họ nhưng khi được kết hợp lại thành một nhóm thì giá trị của họ bị suy giảm. Nhồi tất cả họ vào một phim có thể đảm bảo doanh thu phòng vé nhưng nó tạo ra chất lượng thật sự gây thất vọng và ôm đồm. Ít khi nào mà nhiều hơn lại đem đến giá trị ít hơn như thế.
Theo BBC