logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/05/2015 lúc 07:57:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương biểu diễn đàn guitar. Courtesy photo VTV3

Cát Linh xin được kể câu chuyện về người nhạc sĩ sáng tác và hát qua lăng kính của ánh sáng không màu, đó là Hà Chương, một nhạc sĩ khiếm thị, người vào chung kết của cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt 2014.

Cho đến khi bài tạp chí âm nhạc cuối tuần lần này được gửi đến quí thính giả thì Cát Linh vẫn chưa quên cảm giác lần đầu tiên được nghe và nhìn thấy Hà Chương ôm đàn kể câu chuyện “Cõng mẹ đi chơi” bằng âm nhạc, một bài hát của nhạc sĩ Trần Quế Sơn.

Với ca khúc này, Hà Chương đã một dấu ấn khó phai với tất cả những ai có mặt trong đêm diễn hôm đó. Rất nhiều người đã khóc. Người trình diễn cũng ôm đàn và khóc sau khi kết thúc bài hát. Và cũng chính bài hát này, đã góp phần đưa Chương vào vòng chung kết của chương trình tìm kiếm tài năng Việt 2014.

Tuy rằng trong gia đình không có ai đi theo con đường sáng tác, nhưng riêng Hà Chương đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình từ rất sớm. Hãy lắng nghe Chương nói về mình:

“Hà Chương sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật hết. Quê của Chương ở Quảng Ngãi. Lúc sinh ra mắt của Chương bị cận thị thôi, nhưng đến năm 2 tuổi thì tự động không nhìn thấy nữa. Và không biết nguyên nhân vì sao. Lúc nhỏ Chương là một người rất thích hát. Nghe mẹ Chương kể là lúc 5 tuổi đã thuộc rất nhiều làn điệu dân ca của nơi Chương ở là khu 5, thuộc rất nhiều làn điệu của bài chòi.”

Làm quen với cây đàn guitar từ năm 7 tuổi, khi mà ngón tay chưa đủ lớn và rộng để trải đủ các hợp âm, nhưng Chương vẫn ôm đàn và học bấm những nốt cơ bản. Cho đến năm 12 tuổi, khi vào học ở trường dành riêng cho người khiếm thị, trường PT chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu ở Đà Nẵng thì Hà Chương mới chính thức bước vào con đường học nhạc một cách hệ thống. Và đến năm 2004, Hà Chương trở thành sinh viên trường Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, khoa nhạc cụ truyền thống. Tuy chọn khoa đàn bầu là chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, nhưng Chương có thể chơi rất nhiều nhạc cụ khác nhau, trên 10 nhạc cụ như đàn tranh, guitar, piano, sáo, những nhạc cụ trong đờn ca tài tử.

“Một lợi thế của Hà Chương là khi đi học được học nhạc sĩ Hồ Hoài Anh là một người đánh đàn bầu rất giỏi và anh cũng là người sáng tác những ca khúc rất nổi tiếng. Đó cũng là con đường Hà Chương đi cho đến bây giờ, hai thầy trò đi cùng chí hướng là học về nhạc cụ dân tộc nhưng làm nhiều về nhạc nhẹ và sáng tác.”

Hiện tại Hà Chương đã sáng tác khoảng hơn 100 ca khúc với nhiều thể loại khác nhau, rất đa dạng, pop ballad, R&D, dance, và cả rock.

Tác phẩm Welcome to Vietnam được kết hợp giữa đàn bầu và phong cách nhạc hiện đại DJ. Tác phẩm này được Hà Chương và cùng 3 nghệ sĩ DJ thể hiện nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngoại giao Anh – Việt.

Đề tài trong sáng tác của Hà Chương rất đa dạng. Đó có thể là:

“Ngoài những bài về tình yêu, Chương còn viết những bài về thân phận con người, về xã hội dành riêng cho những bạn thiệt thòi hoặc những bạn khuyết tật.”

Hầu như với tất cả ca, nhạc sĩ, những người mà có lẽ cả cuộc đời của họ gắn liền với ánh đèn muôn màu muôn vẻ của sân khấu. Và hơn thế nữa, hạnh phúc mỗi đêm của họ là nhìn thấy những chiếc ghế không còn chỗ trống trong những đêm diễn. Nhưng với Hà Chương, thì anh chỉ cảm nhận niềm hạnh phúc đó qua tiếng vỗ tay vang dội bên dưới sân khấu.

“Hà Chương chỉ phân biệt được sáng tối chứ không thấy được màu sắc hay thấy được đường đi.”
UserPostedImage
Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương biểu diễn đàn bầu

Tuy thế, Hà Chương không bi quan và không xem cho đó là một bất công của số phận. Mà ngược lại, giai điệu trong âm nhạc của anh rực rỡ những mảng màu hy vọng. Cũng như khi viết về đề tài những thân phận thiệt thòi trong xã hội, anh không cho phép mình đặt vào đó sự bi luỵ. Đối với Hà Chương, anh nghĩ rằng mình nên mở ra cho các bạn ấy một động lực gì đó, tuy không may mắn hoặc gặp trắc trở trong cuộc sống nhưng hãy luôn yêu đời, vươn lên, vì xung quanh còn rất nhiều sự đồng cảm, yêu thương nên hãy luôn có sự lạc quan trong cuộc sống để tìm thấy niềm vui của mình.

“Tôi có người bạn xa quê lên phố.

Xa tuổi học trò vì nhà đông em.

Tôi có người bạn yêu hoa đồng nội.

Nhưng chỉ biết hoa qua mùi hương bay.

Tôi có người bạn đi bằng hai tay.

Ước mơ đến trường để vẽ mây bay...

...Ôi những người bạn thân thương hiền hoà

Hãy đến với nhau bằng lòng bao dung...”

(Ca khúc ‘Bạn tôi’ – Hà Chương sáng tác )

Một trong những sự lạc quan đó là quyết định tham gia cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt 2014. Nói về điều này, Chương cho biết.

“Chương có 1 điều kiện là đi dạy rất nhiều, trong đó có những học sinh khuyết tật. Chương muốn thông qua cuộc thi này mình cũng là một hình ảnh đại diện cho những bạn khuyết tật, nói lên tiếng nói của những người khuyết tật, là tuy mình có những khiếm khuyết gì đó trên cơ thể mà mình vẫn có thể làm được những điều như những người bình thường, vẫn làm được những việc như những người bình thường làm được.”

Những lời tâm tình từ Hà Chương đúng thật sự mang giai điệu của một tâm hồn hạnh phúc. Hạnh phúc ấy đến từ âm nhạc là điều hẳn nhiên, nhưng người nghe sẽ còn cảm nhận tròn vẹn hơn nữa khi Chương nhắc đến một người.

“Đó là bà xã của Hà Chương, tên là Hải Yến. Lúc quen nhau thì Chương đang học tại nhạc viện Hà Nội và Yến thì đang ở Đà Nẵng. Ở xa như vậy thì bắt buộc phải có rất nhiều động lực, niềm tin. Trong cuộc sống Yến chia sẻ với Chương rất nhiều mặc dù nghề nghiệp không tương đồng.”

Công bình mà nói thì chưa hẳn Chương là một tài năng duy nhất, hay một tiếng hát đặc biệt nhất và cũng không hẳn tiếng hát của Chương sẽ đủ chất hay và lạ để thuyết phục hoàn toàn vị giám khảo khó tính trong một cuộc thi lớn. Thế nhưng, nếu ai đã một lần nhìn và nghe Chương hát, thì sẽ nhận ra thế giới xung quanh mình là một thế giới đầy màu sắc, cho dù chính bản thân Chương chỉ có thể biết đến hai màu trắng và đen.

“Ngày xanh thắm êm đềm nhẹ nhàng.

Làn tóc ngắn ánh mắt dịu dàng.

Môi thắm, với tiếng nói như lời chim non.

Bàn chân bước con phố như hát.

Tà áo trắng sáng thiên thần.

Và em qua đây hương thơm nhẹ vương cho tôi mơ màng.”

(Ca khúc ‘Xin cảm ơn em’ – Hà Chương sáng tác )

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.