Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, 25 tháng 5 năm 2015, giông tố đã mang cơn lụt đến thành phố Houston. Dự đoán thời tiết chỉ cho
biết cơn mưa lớn sẽ đến vào buổi chiều nhưng không đoán được cơn lụt lớn với nhiều thiệt hại từ sau trận lụt lớn năm 1998.
Ngày nay, máy móc và robot đã thay thế rất nhiều loại công việc cho con người. (Hình: Getty Images)
Những tiến bộ kỹ thuật năm 2015 cũng giống như năm 2008 không giúp các nhà khí tượng dự đoán cơn bão Ike sẽ đến
Houston hay năm 2005 cơn bão Rita thay vì đến Houston lại đi ngược về hướng Louisiana.
Vào thời đại điện tử, bộ óc điện toán không đọc được những dấu hiệu thời tiết hay con người không đọc được những tín hiệu
từ bộ máy do con người làm ra? Máy có thay thế được người trong thời đại điện tử như con người vẫn thường lo nghĩ?
Năm 1936, Charlie Chaplin với phim “Thời đại mới” (Modern times) đã cho thấy mối lo của công nhân trong thời kỳ kỹ nghệ
sau nền kinh tế suy thoái trong đó công nhân làm việc như những người máy trong những xưởng máy, con người thành bộ
phận lắp ráp trong bộ máy lớn. Từ đó, trong thế kỷ 20, giấc mơ của con người là những con người máy (robot) sẽ thay thế
công nhân trong những công việc nhàm chán thường nhật, những công việc tay chân nô lệ trước thời kỹ nghệ. Khoa học tiến
bộ, qua đến thế kỷ 21, con người lại có mối lo mới.
Tháng 9 năm 2013, Nicholas Carr tác giả cuốn “Hộp kính” (Glass cage) đã tiên đoán trong vòng hai mươi năm một nửa số
công nhân ở Mỹ sẽ mất việc vì máy sẽ thay thế họ trong những công việc tay chân. Tiên đoán của Nicholas Carr đang xảy ra
với các máy điện toán, máy với những chương trình có thể tự viết, tự xóa bỏ những lỗi, những máy có thể học trong công việc
như công nhân tự học hỏi bằng kinh nghiệm. Máy không suy nghĩ được nhưng có thể nhận và phân tích các dữ kiện trong
những ứng dụng khoa học hay y khoa như các máy đo tim tâm động đồ, định hướng hàng hải hay dịch thuật.
Những con người máy tự sửa (self repairing robot) có khả năng thay người làm trong những môi trường nguy hiểm như trong
nhà máy hạch nhân phóng xạ, trong các hầm mỏ dưới đất có thể bị sập bất cứ lúc nào, các người máy này có khả năng tự sửa
mà không cần chuyên viên hiện diện lúc ấy.
Những người máy lại có khả năng thiết kế các người máy khác cho nên trong tương lai người máy này bị người máy khác thay
thế trái với mối lo con người sẽ bị thay thế bởi máy. Người Việt vẫn gọi “máy móc,” máy giúp người thì máy cũng “móc” người.
Kinh tế gia John Maynard Keynes năm 1930 đã nhìn thấy “kỹ thuật tiến bộ sẽ đưa đến thất nghiệp,” trong thời kỳ xe hỏa máy
hơi nước thay thế cho sức mạnh của người và ngựa, máy cày thay thế cho công nhân. Không đợi đến thế kỷ thứ 21, các tổng
thống các nước kỹ nghệ lo nạn thất nghiệp xảy ra vì máy thay người, năm 2015, các kinh tế gia đổ lỗi thất nghiệp vì các máy
điện toán thay cho người.
Năm 1935, Tổng Thống Roosevelt đứng trước con số thất nghiệp 24% đã đổ tội cho máy cày, máy hơi nước, xe hỏa, xe hơi
v.v... nhưng không ai giải thích được chu kỳ kinh tế. Mười năm sau máy thay cho công nhân nhưng số thất nghiệp lại thấp ở
mức 5%, cái lo máy hại người không còn được đặt thành vấn đề.
Từ năm 1950 đến 1961, chu kỳ kinh tế đi xuống, Tổng Thống John F. Kennedy năm 1962 đổ tội cho máy. Năm 1964, Tổng
Thống Lyndon Johnson sau một năm nhậm chức, trước nạn thất nghiệp gia tăng, lại đổ tội cho máy nhưng hai năm sau con
số thất nghiệp lại về số 0%, kinh tế mạnh. Năm 1980, nước Mỹ bước vào thời kỳ cách mạng người máy, kinh tế gia trường đại
học M.I.T., Giáo Sư Shaiken tiên đoán các công nhân thất nghiệp sẽ không bao giờ tìm được việc làm, năm 1980 số thất
nghiệp của nước Mỹ là 10% qua đến 1989 con số thất nghiệp xuống 5%! Năm 2008, kinh tế suy thoái toàn thế giới, ở Mỹ hàng
triệu người mất việc.
Báo chí Hoa Kỳ tiên đoán công việc đã mất sẽ không trở lại vì máy như các phần mềm của máy điện toán rất tế nhị và khả
năng làm đủ mọi việc thay người. Các máy điện toán đã giữ vai trò quan trọng trong ngân hàng, giúp các nhà giải phẫu trong
phòng mổ, giữ hồ sơ y khoa trong các bệnh viện. Máy chiếm 10% trong các công việc sản xuất. Bảy năm sau, 2015, kinh tế
hồi phục con số thất nghiệp hiện nay là 6% (mặc dù con số có thể sai lạc vì một số người thất nghiệp mệt mỏi không đi tìm
việc làm hay con số không phản ảnh công việc nào, công việc gì).
Con số thất nghiệp theo chu kỳ nhưng con số thất nghiệp cũng cho thấy xã hội thay đổi với con người thay đổi thích ứng với
hoàn cảnh sống như thuyết tiến hóa Darwin. Ở thế kỷ thứ 21, máy mạnh hơn các thế kỷ trước với những người máy thể lực
(physical robots) Jibo ráp lắp xe hơi, những người máy ảo (virtual robots) lái xe, tìm kiếm google, làm dịch vụ ngân hàng trên
mạng hay làm các bản báo cáo kinh tế.
Các máy điện toán càng ngày càng nhanh theo Định Luật Vật Lý Moore: Mỗi 18 tháng khả năng điện toán tăng gấp đôi. Các
chương trình phần mềm giúp làm bản phân tích báo cáo với nhiều ngôn ngữ khác nhau, hàng ngàn trang điện tử hoá trong
vòng vài giây. Khả năng điện toán càng ngày càng tang, ngoài xe hơi Google không người lái, hãng xe Volvo còn tiên đoán
vào năm 2020 xe hơi có thể tự đậu không cần người và không còn tai nạn lưu thông!
Các kinh tế gia đứng truớc sức mạnh kỹ thuật điện toán lại đưa ra dự đoán, Paul Krugman trên tờ New York Times bình luận,
“Máy điện toán giúp tổng sản lượng quốc gia tăng nhưng giảm nhu cầu cần người, xã hội giàu có hơn nhưng tài sản tập trung
vào tay những ông chủ của người máy Robots.” Ông tính ra 1/3 số người thất nghiệp năm ngoái là vì kỹ thuật điện toán.
Máy giúp người làm thay đổi cách làm việc, làm thay đổi xã hội và máy cũng như người có hai mặt tốt và xấu. Trong y khoa,
máy đã giúp bác sĩ định bệnh, quang tuyến, tâm động đồ, CT Scan giúp định bịnh nhưng đồng thời đã làm một số bác sĩ dựa
vào máy nhiều hơn là định bệnh lâm sàng. Liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng khác. Trong thập niên trước bác sĩ nói
chuyện với bệnh nhân, năm nay iPad được dùng nhiều hơn, bệnh nhân “Google” trước khi gặp bác sĩ họ cảm thấy sự hiểu biết
tăng hơn nhưng bác sĩ ít nói với bệnh nhân hơn.
Máy làm xã hội thay đổi, tăng năng xuất nhưng ông Michael Doherty làm cuộc thăm dò trên các công nhân Ái Nhĩ Lan cho thấy
“công việc đóng vai trò quan trọng trong nhân cách của con người trong xã hội.” Số tử vong tăng từ 50 đến 100% trong vòng
vài năm sau khi công nhân thất nghiệp. Con người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, khi được cảm thấy còn đóng một
vai trò hữu ích hơn là bỏ hết thì giờ vào việc giải trí.
Máy làm hại đến sự suy nghĩ của bộ óc. Nicholas Carr chứng minh trong sách là Google trên mạng đã giúp chúng ta tìm kiếm
tài liệu nhanh chóng nhưng đồng thời lại làm cho con người lười biếng không suy nghĩ và không còn chịu nhớ, google đã có
cái hại là làm mọi người cảm thấy thông thái.
Năm 2013, cơ quan FAA báo cáo 50% tai nạn phi cơ đã xảy ra vì phi hành tự động. Các phi công dựa vào máy nên khả năng
kém dần vì không thực hành tài bay.
Công nhân trong các hãng xưởng dựa vào máy móc nhiều cũng bị ảnh hưởng, kỹ năng kém, sự khéo tay cũng kém đi, con
đường của công nhân đi xuống trong khi con đường của máy đi lên. Tai hại nhất của máy điện toán là tăng năng xuất kinh tế
của sự thông minh nhân tạo (Artificial Intelligent, A.I.) tối đa sẽ đặt đồng tiền trước con người.
Cuốn sách của Nicholas Carr đã làm những người có trách nhiệm suy nghĩ. Nhóm kỹ thuật gia thung lũng Silicon (ở San Jose)
cầm đầu bởi Elon Musk (phát minh xe Tesla) và nhà toán học nổi tiếng Stephen Hawking, đại học Cambridge, đã kêu gọi
lương tâm những người làm việc trên máy điện toán và sự thông minh nhân tạo A.I. Ông Stephen Hawking nói, “A.I. dẫn đến
sự chấm dứt của nhân loại, mời mọc sự qủy quái đến.” Quan điểm của các nhà bác học thế kỷ 21 trở lại căn bản của người và
máy. Khả năng của máy lớn nhưng quan trọng là máy phải làm những điều con người muốn chứ không để máy thay người hay
điều khiển con người.
Đối với Michio Kaku, máy điện toán không còn có sự thông minh nhân tạo mà máy là bộ điện não. Trong sách “Tương lai của
Trí” (Future of the mind) ông đã đưa ra những cuộc nghiên cứu dựa trên căn bản tiến bộ của khoa học thần kinh và vật lý kể cả
thí nghiệm về thần giao cách cảm, kiểm soát trí, ghi nhận giấc mơ và ký ức, cho thấy trong tương lai não bộ con người được
chuyển và chứa trong máy điện toán từng tế bào thần kinh, cảm xúc, nhận thức và sự tỉnh thức. Máy đã ghi nhận được tư
tưởng và hình ảnh của những suy nghĩ và tiềm thức của con người cho nên cuối thế kỷ thứ hai mươi các nhà khoa học đã mâu
thuẫn với các nhà văn khoa học giả tưởng.
Trong khi khoa học gia mơ một ngày người máy sẽ giải phóng con người khỏi những công việc lao động, buồn chán, đều đặn
hàng ngày, những công việc của những người nô lệ thì các nhà văn khoa học giả tưởng lại nghĩ đến cơn ác mộng trong tương
lai, cơ khí hoá với người máy sẽ tạo ra một giai cấp phục vụ mới, giống như giai cấp công nhân giai cấp người máy một ngày
sẽ nổi loạn.
Năm 2004, Will Smith trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Tôi, người máy (I, Robot), Sonny có khả năng suy tưởng ngoài
khả năng phục vụ (Robot từ Roboti có nghĩa là phục vụ. Tiếng Tiệp Khắc Rab có nghĩa là nô lệ, Will Smith chơi chữ Robot
vừa phục vụ vừa làm việc nô lệ.)
Cách mạng kỹ nghệ từ hồi thế kỷ thứ 18 đã gây nguồn cảm hứng cho nhà văn Mary Shelley viết cuốn tiểu thuyết Frankenstein
trong đó chàng sinh viên khoa học trẻ tuổi Victor Frankenstein tạo ra quái vật (trong truyện quái vật không tên). Lúc đầu quái
vật không biết suy nghĩ nhưng từ từ có tâm hồn và làm loạn khi cô đơn vì thiếu một người bạn. Cách mạng điện toán thời nay
tạo những bộ máy có khả năng suy nghĩ, có thể nói (như điện thoại iphone) nên máy đã gây cảm hứng cho phim và truyện
khoa học giả tưởng trong đó lo âu vì biên giới giữa người và máy không rõ ràng. Liên hệ giữa máy và các chương trình đã tạo
ra máy điện toán, điện thoại khôn, chương trình xã hội, chương trình hò hẹn, là nguồn cảm hứng cho các nhà văn trái với suy
nghĩ của người bình thường cho rằng máy khô khan không tình cảm.
Cuốn phim mới nhất EX Machina đang chiếu với nhân vật chính là chàng trai trẻ bị Ava một nàng Robot quyến rũ. Cuốn phim
cũng giống như Blade Runner năm 1982 với anh chàng cảnh sát săn đuổi nghi phạm người máy cuối cùng yêu cô người máy
duyên dáng nhan sắc Rachael, rồi bỏ trốn với người yêu Robot gái. Nàng Robot khi có bộ óc không còn biết mình là người
máy, chạy theo người yêu nàng không biết chừng nào sẽ ngưng hoạt động cũng giống như người yêu của nàng do Trời sinh
ra nhưng không biết khi nào chết. Cả Frankenstein và Robot được tạo ra vì tình yêu của nhà phát minh cũng giống như trong
Thánh Kinh Genesis tạo hóa tạo ra con người cũng vì tình yêu.
Trong phim EX Machina, nàng Robot Ava có mặt người, diễn tả như người, tay chân bằng máy với dây cáp nối khớp xương
bằng chất titanium. Ava giống như quái vật Frankenstein biết dùng mánh khóe để quyến rũ người sáng tạo ra mình, biết làm
cách mạng. Nàng Ava mang tóc giả, che tay chân giả bằng da nhân tạo và mặc quần áo. Người máy trong phim A.I của đạo
diễn Steven Spielberg có đủ hai khả năng suy nghĩ và yêu thương, hai khả năng của con người.
Chương trình “khởi đầu người máy quốc gia” của Tổng Thống Obama nhằm tạo một thế hệ Robot mới có khả năng tiến bộ và
hữu ích cho cộng đồng dựa trên các ứng dụng thực tiễn. Người máy trong tương lai sẽ có những đặc tính của con người:
cảm xúc, khéo léo, tỉnh thức và khả năng yêu thương lẫn nhau, một xã hội người máy khác với xã hội Cộng Sản do chủ nghĩa
Marx Lenin tạo ra: Con người sống như cái máy chỉ biết vâng lời không suy nghĩ đưa đến cơ nguy mất nhân tính.
Ngày nay, máy móc và robot đã thay thế rất nhiều loại công việc
cho con người. (Hình: Getty Images)
Những tiến bộ kỹ thuật năm 2015 cũng giống như năm 2008 không giúp các nhà khí tượng dự đoán cơn bão Ike sẽ đến
Houston hay năm 2005 cơn bão Rita thay vì đến Houston lại đi ngược về hướng Louisiana.
Vào thời đại điện tử, bộ óc điện toán không đọc được những dấu hiệu thời tiết hay con người không đọc được những tín hiệu
từ bộ máy do con người làm ra? Máy có thay thế được người trong thời đại điện tử như con người vẫn thường lo nghĩ?
Năm 1936, Charlie Chaplin với phim “Thời đại mới” (Modern times) đã cho thấy mối lo của công nhân trong thời kỳ kỹ nghệ
sau nền kinh tế suy thoái trong đó công nhân làm việc như những người máy trong những xưởng máy, con người thành bộ
phận lắp ráp trong bộ máy lớn. Từ đó, trong thế kỷ 20, giấc mơ của con người là những con người máy (robot) sẽ thay thế
công nhân trong những công việc nhàm chán thường nhật, những công việc tay chân nô lệ trước thời kỹ nghệ. Khoa học tiến
bộ, qua đến thế kỷ 21, con người lại có mối lo mới.
Tháng 9 năm 2013, Nicholas Carr tác giả cuốn “Hộp kính” (Glass cage) đã tiên đoán trong vòng hai mươi năm một nửa số
công nhân ở Mỹ sẽ mất việc vì máy sẽ thay thế họ trong những công việc tay chân. Tiên đoán của Nicholas Carr đang xảy ra
với các máy điện toán, máy với những chương trình có thể tự viết, tự xóa bỏ những lỗi, những máy có thể học trong công việc
như công nhân tự học hỏi bằng kinh nghiệm. Máy không suy nghĩ được nhưng có thể nhận và phân tích các dữ kiện trong
những ứng dụng khoa học hay y khoa như các máy đo tim tâm động đồ, định hướng hàng hải hay dịch thuật.
Những con người máy tự sửa (self repairing robot) có khả năng thay người làm trong những môi trường nguy hiểm như trong
nhà máy hạch nhân phóng xạ, trong các hầm mỏ dưới đất có thể bị sập bất cứ lúc nào, các người máy này có khả năng tự sửa
mà không cần chuyên viên hiện diện lúc ấy.
Những người máy lại có khả năng thiết kế các người máy khác cho nên trong tương lai người máy này bị người máy khác thay
thế trái với mối lo con người sẽ bị thay thế bởi máy. Người Việt vẫn gọi “máy móc,” máy giúp người thì máy cũng “móc” người.
Kinh tế gia John Maynard Keynes năm 1930 đã nhìn thấy “kỹ thuật tiến bộ sẽ đưa đến thất nghiệp,” trong thời kỳ xe hỏa máy
hơi nước thay thế cho sức mạnh của người và ngựa, máy cày thay thế cho công nhân. Không đợi đến thế kỷ thứ 21, các tổng
thống các nước kỹ nghệ lo nạn thất nghiệp xảy ra vì máy thay người, năm 2015, các kinh tế gia đổ lỗi thất nghiệp vì các máy
điện toán thay cho người.
Năm 1935, Tổng Thống Roosevelt đứng trước con số thất nghiệp 24% đã đổ tội cho máy cày, máy hơi nước, xe hỏa, xe hơi
v.v... nhưng không ai giải thích được chu kỳ kinh tế. Mười năm sau máy thay cho công nhân nhưng số thất nghiệp lại thấp ở
mức 5%, cái lo máy hại người không còn được đặt thành vấn đề.
Từ năm 1950 đến 1961, chu kỳ kinh tế đi xuống, Tổng Thống John F. Kennedy năm 1962 đổ tội cho máy. Năm 1964, Tổng
Thống Lyndon Johnson sau một năm nhậm chức, trước nạn thất nghiệp gia tăng, lại đổ tội cho máy nhưng hai năm sau con
số thất nghiệp lại về số 0%, kinh tế mạnh. Năm 1980, nước Mỹ bước vào thời kỳ cách mạng người máy, kinh tế gia trường đại
học M.I.T., Giáo Sư Shaiken tiên đoán các công nhân thất nghiệp sẽ không bao giờ tìm được việc làm, năm 1980 số thất
nghiệp của nước Mỹ là 10% qua đến 1989 con số thất nghiệp xuống 5%! Năm 2008, kinh tế suy thoái toàn thế giới, ở Mỹ hàng
triệu người mất việc.
Báo chí Hoa Kỳ tiên đoán công việc đã mất sẽ không trở lại vì máy như các phần mềm của máy điện toán rất tế nhị và khả
năng làm đủ mọi việc thay người. Các máy điện toán đã giữ vai trò quan trọng trong ngân hàng, giúp các nhà giải phẫu trong
phòng mổ, giữ hồ sơ y khoa trong các bệnh viện. Máy chiếm 10% trong các công việc sản xuất. Bảy năm sau, 2015, kinh tế
hồi phục con số thất nghiệp hiện nay là 6% (mặc dù con số có thể sai lạc vì một số người thất nghiệp mệt mỏi không đi tìm
việc làm hay con số không phản ảnh công việc nào, công việc gì).
Con số thất nghiệp theo chu kỳ nhưng con số thất nghiệp cũng cho thấy xã hội thay đổi với con người thay đổi thích ứng với
hoàn cảnh sống như thuyết tiến hóa Darwin. Ở thế kỷ thứ 21, máy mạnh hơn các thế kỷ trước với những người máy thể lực
(physical robots) Jibo ráp lắp xe hơi, những người máy ảo (virtual robots) lái xe, tìm kiếm google, làm dịch vụ ngân hàng trên
mạng hay làm các bản báo cáo kinh tế.
Các máy điện toán càng ngày càng nhanh theo Định Luật Vật Lý Moore: Mỗi 18 tháng khả năng điện toán tăng gấp đôi. Các
chương trình phần mềm giúp làm bản phân tích báo cáo với nhiều ngôn ngữ khác nhau, hàng ngàn trang điện tử hoá trong
vòng vài giây. Khả năng điện toán càng ngày càng tang, ngoài xe hơi Google không người lái, hãng xe Volvo còn tiên đoán
vào năm 2020 xe hơi có thể tự đậu không cần người và không còn tai nạn lưu thông!
Các kinh tế gia đứng truớc sức mạnh kỹ thuật điện toán lại đưa ra dự đoán, Paul Krugman trên tờ New York Times bình luận,
“Máy điện toán giúp tổng sản lượng quốc gia tăng nhưng giảm nhu cầu cần người, xã hội giàu có hơn nhưng tài sản tập trung
vào tay những ông chủ của người máy Robots.” Ông tính ra 1/3 số người thất nghiệp năm ngoái là vì kỹ thuật điện toán.
Máy giúp người làm thay đổi cách làm việc, làm thay đổi xã hội và máy cũng như người có hai mặt tốt và xấu. Trong y khoa,
máy đã giúp bác sĩ định bệnh, quang tuyến, tâm động đồ, CT Scan giúp định bịnh nhưng đồng thời đã làm một số bác sĩ dựa
vào máy nhiều hơn là định bệnh lâm sàng. Liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng khác. Trong thập niên trước bác sĩ nói
chuyện với bệnh nhân, năm nay iPad được dùng nhiều hơn, bệnh nhân “Google” trước khi gặp bác sĩ họ cảm thấy sự hiểu biết
tăng hơn nhưng bác sĩ ít nói với bệnh nhân hơn.
Máy làm xã hội thay đổi, tăng năng xuất nhưng ông Michael Doherty làm cuộc thăm dò trên các công nhân Ái Nhĩ Lan cho thấy
“công việc đóng vai trò quan trọng trong nhân cách của con người trong xã hội.” Số tử vong tăng từ 50 đến 100% trong vòng
vài năm sau khi công nhân thất nghiệp. Con người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, khi được cảm thấy còn đóng một
vai trò hữu ích hơn là bỏ hết thì giờ vào việc giải trí.
Máy làm hại đến sự suy nghĩ của bộ óc. Nicholas Carr chứng minh trong sách là Google trên mạng đã giúp chúng ta tìm kiếm
tài liệu nhanh chóng nhưng đồng thời lại làm cho con người lười biếng không suy nghĩ và không còn chịu nhớ, google đã có
cái hại là làm mọi người cảm thấy thông thái.
Năm 2013, cơ quan FAA báo cáo 50% tai nạn phi cơ đã xảy ra vì phi hành tự động. Các phi công dựa vào máy nên khả năng
kém dần vì không thực hành tài bay.
Công nhân trong các hãng xưởng dựa vào máy móc nhiều cũng bị ảnh hưởng, kỹ năng kém, sự khéo tay cũng kém đi, con
đường của công nhân đi xuống trong khi con đường của máy đi lên. Tai hại nhất của máy điện toán là tăng năng xuất kinh tế
của sự thông minh nhân tạo (Artificial Intelligent, A.I.) tối đa sẽ đặt đồng tiền trước con người.
Cuốn sách của Nicholas Carr đã làm những người có trách nhiệm suy nghĩ. Nhóm kỹ thuật gia thung lũng Silicon (ở San Jose)
cầm đầu bởi Elon Musk (phát minh xe Tesla) và nhà toán học nổi tiếng Stephen Hawking, đại học Cambridge, đã kêu gọi
lương tâm những người làm việc trên máy điện toán và sự thông minh nhân tạo A.I. Ông Stephen Hawking nói, “A.I. dẫn đến
sự chấm dứt của nhân loại, mời mọc sự qủy quái đến.” Quan điểm của các nhà bác học thế kỷ 21 trở lại căn bản của người và
máy. Khả năng của máy lớn nhưng quan trọng là máy phải làm những điều con người muốn chứ không để máy thay người hay
điều khiển con người.
Đối với Michio Kaku, máy điện toán không còn có sự thông minh nhân tạo mà máy là bộ điện não. Trong sách “Tương lai của
Trí” (Future of the mind) ông đã đưa ra những cuộc nghiên cứu dựa trên căn bản tiến bộ của khoa học thần kinh và vật lý kể cả
thí nghiệm về thần giao cách cảm, kiểm soát trí, ghi nhận giấc mơ và ký ức, cho thấy trong tương lai não bộ con người được
chuyển và chứa trong máy điện toán từng tế bào thần kinh, cảm xúc, nhận thức và sự tỉnh thức. Máy đã ghi nhận được tư
tưởng và hình ảnh của những suy nghĩ và tiềm thức của con người cho nên cuối thế kỷ thứ hai mươi các nhà khoa học đã mâu
thuẫn với các nhà văn khoa học giả tưởng.
Trong khi khoa học gia mơ một ngày người máy sẽ giải phóng con người khỏi những công việc lao động, buồn chán, đều đặn
hàng ngày, những công việc của những người nô lệ thì các nhà văn khoa học giả tưởng lại nghĩ đến cơn ác mộng trong tương
lai, cơ khí hoá với người máy sẽ tạo ra một giai cấp phục vụ mới, giống như giai cấp công nhân giai cấp người máy một ngày
sẽ nổi loạn.
Năm 2004, Will Smith trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Tôi, người máy (I, Robot), Sonny có khả năng suy tưởng ngoài
khả năng phục vụ (Robot từ Roboti có nghĩa là phục vụ. Tiếng Tiệp Khắc Rab có nghĩa là nô lệ, Will Smith chơi chữ Robot
vừa phục vụ vừa làm việc nô lệ.)
Cách mạng kỹ nghệ từ hồi thế kỷ thứ 18 đã gây nguồn cảm hứng cho nhà văn Mary Shelley viết cuốn tiểu thuyết Frankenstein
trong đó chàng sinh viên khoa học trẻ tuổi Victor Frankenstein tạo ra quái vật (trong truyện quái vật không tên). Lúc đầu quái
vật không biết suy nghĩ nhưng từ từ có tâm hồn và làm loạn khi cô đơn vì thiếu một người bạn. Cách mạng điện toán thời nay
tạo những bộ máy có khả năng suy nghĩ, có thể nói (như điện thoại iphone) nên máy đã gây cảm hứng cho phim và truyện
khoa học giả tưởng trong đó lo âu vì biên giới giữa người và máy không rõ ràng. Liên hệ giữa máy và các chương trình đã tạo
ra máy điện toán, điện thoại khôn, chương trình xã hội, chương trình hò hẹn, là nguồn cảm hứng cho các nhà văn trái với suy
nghĩ của người bình thường cho rằng máy khô khan không tình cảm.
Cuốn phim mới nhất EX Machina đang chiếu với nhân vật chính là chàng trai trẻ bị Ava một nàng Robot quyến rũ. Cuốn phim
cũng giống như Blade Runner năm 1982 với anh chàng cảnh sát săn đuổi nghi phạm người máy cuối cùng yêu cô người máy
duyên dáng nhan sắc Rachael, rồi bỏ trốn với người yêu Robot gái. Nàng Robot khi có bộ óc không còn biết mình là người
máy, chạy theo người yêu nàng không biết chừng nào sẽ ngưng hoạt động cũng giống như người yêu của nàng do Trời sinh
ra nhưng không biết khi nào chết. Cả Frankenstein và Robot được tạo ra vì tình yêu của nhà phát minh cũng giống như trong
Thánh Kinh Genesis tạo hóa tạo ra con người cũng vì tình yêu.
Trong phim EX Machina, nàng Robot Ava có mặt người, diễn tả như người, tay chân bằng máy với dây cáp nối khớp xương
bằng chất titanium. Ava giống như quái vật Frankenstein biết dùng mánh khóe để quyến rũ người sáng tạo ra mình, biết làm
cách mạng. Nàng Ava mang tóc giả, che tay chân giả bằng da nhân tạo và mặc quần áo. Người máy trong phim A.I của đạo
diễn Steven Spielberg có đủ hai khả năng suy nghĩ và yêu thương, hai khả năng của con người.
Chương trình “khởi đầu người máy quốc gia” của Tổng Thống Obama nhằm tạo một thế hệ Robot mới có khả năng tiến bộ và
hữu ích cho cộng đồng dựa trên các ứng dụng thực tiễn. Người máy trong tương lai sẽ có những đặc tính của con người:
cảm xúc, khéo léo, tỉnh thức và khả năng yêu thương lẫn nhau, một xã hội người máy khác với xã hội Cộng Sản do chủ nghĩa
Marx Lenin tạo ra: Con người sống như cái máy chỉ biết vâng lời không suy nghĩ đưa đến cơ nguy mất nhân tính.
Việt Nguyên/Người Việt