logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 04/06/2015 lúc 10:30:45(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Thưa quý bạn, vào lúc 9 giờ sáng ngày 7/5 vừa qua, tại cầu Ba Si (trên Quốc lộ 53, thuộc địa bàn xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông rất tội nghiệp.
Xe khách Tân Thanh Thủy mang bảng số 84B-001.27 chạy theo hướng Trà Vinh đi Sài Gòn, vượt bên trái xe khách Kim Hoàng mang bảng số 84B-002.53 chạy cùng chiều cũng từ Trà Vinh đi Sài Gòn.

Đường hẹp, cả hai xe đều là xe giường nằm hai tầng, cao và to kềnh càng, đua nhau phóng nhanh như thác lũ. Xe Tân Thanh Thủy vượt bên trái sang lề đường bên kia nên đâm vào 3 xe máy chạy ngược chiều, làm 4 người chết tại chỗ, 1 người lớn và 1 trẻ em bị thương nặng.

Các nạn nhân tử vong tại chỗ gồm: ông Võ Quốc Phong (55 tuổi, chạy xe ôm) chở hai mẹ con chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng. Chị Hằng chết còn cháu Trần Hữu Luân (4 tuổi, con của chị) bị thương nặng. Người thứ ba là ông Kim Thanh Long (60 tuổi), cha ruột của chị Kim Thị Thanh Xuân, chở hai mẹ con chị Xuân đi khám bệnh. Ông Kim Thanh Long và cháu bé (3 tháng tuổi, con của chị Xuân) chết ngay tại chỗ, còn chị Xuân bị thương nên được chở tới Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh cứu cấp cùng với cháu Trần Hữu Luân con của chị Hằng. Sau đó vì tình trạng chị Xuân quá ngặt nghèo nên Bệnh viện Trà Vinh cho xe chuyển chị lên Bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn điều trị.

Mặc dầu đã được giải phẫu nhưng vì gan, ruột, lá lách… của chị Thanh Xuân đều bị vỡ cả, nên ba hôm sau chị qua đời. Như vậy, riêng gia đình chị Thanh Xuân có 3 người thiệt mạng: chị Thanh Xuân, ông Kim Thanh Long và đứa con trai 3 tháng tuổi. Còn về phía chị Mỹ Hằng, thì ông xe ôm Võ Quốc Phong và chị thiệt mạng, đứa con trai của chị Mỹ Hằng là cháu Luân (4 tuổi), hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Trà Vinh.

Ở Việt Nam, những tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra không phải là ít. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra tại cầu Ba Si khiến mọi người hết sức bất mãn, bởi vì tai nạn này là do hai gã tài xế tương đối đã lớn tuổi (một gã 38, một gã 42), tham lam, phóng ẩu để tranh giành khách ở phía dốc cầu Ba Si. Sau đây xin mời quý bạn xem xét sự việc.

Chạy như làm xiếc trên đường

Anh Nguyễn Minh Hoàng (ngụ ở phường 2, Trà Vinh) cho biết tài xế của hai hãng xe Kim Hoàng và Tân Thanh Thủy thường xuyên tranh giành khách từ Trà Vinh đi Tiền Giang hoặc đi Sài Gòn. Anh nói: “Nếu ai đã từng đi, từng sống dọc Quốc lộ 53 thì sẽ thấy rõ hành vi coi thường tính mạng người khác của tài xế hai hãng xe này”.

Và anh Minh (sống ở huyện Châu Thành, Trà Vinh) đã từng đi hai xe giường nằm này lên Sài Gòn thì nói rằng: “Nằm trên xe mà tôi cứ nơm nớp lo tai nạn vì tài xế chạy cứ như đang làm xiếc trên đường”.
(Riêng Đoàn Dự tôi thì rất ngán xe giường nằm vì nó cao lêu khêu, trời mưa rất dễ bị lật, ngay cả cẩn thận và uy tín như xe Phương Trang cũng đã bị lật, bị thương và chết vô số. Nhưng đi đường xa như Pleiku, Ban Mê Thuột, Sóc Trăng, Cà Mau, Long Xuyên, Rạch Giá v.v… thì chỉ có xe giường nằm mà thôi. Nhà nước đang bàn tính cấm đoán nhưng… tính xong thì cũng hơi lâu!).

Chứng kiến tai nạn khi đang chạy ở dốc cầu Ba Si, một người dân Trà Vinh khác là ông Đinh Công Hùng cho biết cả hai xe khách Tân Thanh Thủy và Kim Hoàng đều chạy với tốc độ kinh hoàng, “Xe Tân Thanh Thủy chạy sát phía sau, liên tục phát ra tín hiệu xin vượt, nhưng xe Kim Hoàng chạy phía trước không nhường. Đến giữa cầu, xe Tân Thanh Thủy vượt lên, sang hẳn phía bên kia, tông vào 3 xe máy rồi va vào lan can cầu. Sau khi gây tai nạn, hai tài xế còn cự cãi nhau, không lo cứu người”.

Gây tai nạn vì lòng tham
Qua kiểm tra phương tiện giám sát hành trình cho thấy tài xế xe Tân Thanh Thủy đã chạy với tốc độ 121km/giờ để vượt bên trái xe Kim Hoàng (chạy với tốc độ khoảng 110km/giờ), và xe Tân Thanh Thủy chỉ còn cách lề trái khoảng 4 tấc nên đã tông thẳng vào 3 xe gắn máy.

Trước đó khoảng 2 cây số, khi xe Kim Hoàng chạy trước thì xe Tân Thanh Thủy liên tục bóp còi và ra tín hiệu xin đường, nhưng tài xế xe Kim Hoàng không cho vượt mặt. Cả hai xe so kè nhau, đến giữa cầu Ba Si thì tài xế xe Tân Thanh Thủy bất ngờ tăng tốc vượt lên khiến xảy ra tai nạn.

Ông Trương Công Sết, Phó giám đốc Sở Gao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh, nói, “Nếu nói về pháp luật thì tài xế xe Tân Thanh Thủy tên Phạm Văn Phương 38 tuổi là người chịu trách nhiệm chính vì tông trực tiếp vào các nạn nhân. Còn nói về đạo đức nghề nghiệp thì tài xế xe Kim Hoàng tên Trần Bình Thiện 42 tuổi đã vi phạm nghiêm trọng. Bởi lẽ, nếu người ta xin vượt lên mà anh không cho thì anh cứ việc chạy đúng phần đường của anh. Đằng này, tài xế xe Kim Hoàng đã cố tình chạy giữa đường để không cho xe Tân Thanh Thủy vượt lên.”

Sáng 9/5, trao đổi với các phóng viên, ông Sết xác định nguyên nhân dẫn đến việc tài xế hai xe Tân Thanh Thủy và Kim Hoàng đua nhau là phía bên kia dốc cầu Ba Si có một điểm hành khách thường xuyên tập hợp đi Sài Gòn. Theo ông Sết, chủ xe quy định mỗi chuyến xe tài xế phải nộp một khoản tiền cố định, phần dư ra thì hưởng trọn. Đây là lý do khiến tài xế của hai hãng này tranh nhau rước khách để càng kiếm được nhiều tiền càng tốt.

Trả lời với báo chí về việc này, bà Lữ Phượng Vũ, đại diện hãng xe Tân Thanh Thủy, lý giải: “Khi xe xuất bến, nếu tất cả các ghế ngồi đã được bán hết vé thì tài xế không phải nộp khoản tiền nào cho nhà xe dù có rước khách dọc đường. Còn nếu trống 5-10 ghế thì tài xế phải nộp 500.000 đồng cho mỗi lượt đi và về”.

Một tài xế xe Tân Thanh Thủy tiết lộ, để có tiền nộp cho chủ xe, họ buộc lòng phải đua với xe Kim Hoàng để giành khách dọc đường, thậm chí phải nhồi nhét khách mới mong dư ra được tiền cho mình.

Cảnh đau thương tại gia đình chị Thanh Xuân
Ôm di ảnh đứa em 3 tháng tuổi, đứng cạnh quan tài mẹ, cháu Thạch Thị Ngọc Giàu (7 tuổi) khóc lóc thảm thiết: “Mẹ chết rồi ai đưa con đi học, con muốn mẹ, muốn em…”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn cháu đã mất 3 người thân yêu: ông ngoại, mẹ, và đứa em trai duy nhất…
Ngày 8/5, cháu Ngọc Giàu được bà nội chở bằng xe đạp từ xã Phước Hảo sang xã Mỹ Chánh (huyện Châu Thành, Trà Vinh) gần đấy để đưa đám tang ông ngoại và đứa em mới 3 tháng tuổi tử vong trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại cầu Ba Si. Hai bà cháu vừa đến nơi, bé Ngọc Giàu chạy lại quan tài ông ngoại và quan tài đứa em mình, khóc lóc thảm thiết. Khi đó, mẹ cháu là chị Kim Thị Thanh Xuân vẫn còn đang nguy kịch tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn.

Đến ngày 13/5, đám tang chị Thanh Xuân lại càng buồn hơn, hai cha con anh Thạch Mới ôm nhau khóc khiến những người đến chia buồn không cầm được nước mắt. Mấy ngày qua, ai hỏi gì bé Ngọc Giàu cũng khóc, cũng đòi mẹ và nói nhớ em.

Căn nhà nhỏ của anh Thạch Mới ở ấp Ô Kà Đa (huyện Châu Thành, Trà Vinh) mấy ngày qua có rất nhiều bà con, hàng xóm láng giềng đến chia buồn. Giọng anh Mới luôn luôn đứt quãng trong cơn tức tưởi: “Bữa hôm đó đứa con trai tui mới 3 tháng tuổi bị bịnh nên vợ tui phải nhờ cha vợ chở đi khám, lấy thuốc uống. Tui đang làm thuê ngoài đồng thì người nhà chạy tới báo tin tai nạn. Tui hoảng hồn chạy đến hiện trường thì cha vợ và đứa con trai của tui đã chết tại chỗ, vợ được người ta đưa vô bệnh viện cấp cứu. Suốt 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, cuối cùng rồi vợ tui cũng không qua khỏi”.

Cả hai vợ chồng anh Thạch Mới đều là người gốc Khmer, do nghèo nên suốt ngày đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Anh nói: “Tui lấy vợ được gần 10 năm, sanh bé gái năm nay 7 tuổi và bé trai mới 3 tháng tuổi. Do cha mẹ nghèo, nên khi ra riêng chỉ có một mảnh đất nhỏ cất căn nhà. Hằng ngày ai thuê gì tui mần nấy, còn vợ tui ở nhà chăm lo cho hai đứa con”.

*Địa chỉ liên lạc: Anh Thạch Mới, ấp Ô Kà Đa, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Cảnh đau thương tại gia đình chị Mỹ Hằng
Sáng 10/5, anh Nguyễn Quốc Hiếu (cậu của bé Trần Hữu Luân và là em ruột của chị Mỹ Hằng), cho biết sức khỏe của bé Luân đang dần hồi phục sau 3 ngày được điều trị. Nhưng anh kể rằng từ nửa đêm đến gần sáng 10/5, Luân thức giấc không chịu ngủ và bảo chờ cha mẹ lên đón về, khiến những người đang nằm điều trị chung phòng ai cũng rơi nước mắt, bởi lẽ cũng hôm 10/5, quan tài chị Hằng đang được chồng chị là anh Trần Quốc Thanh và người thân mang đi hỏa táng.

Anh Hiếu nghẹn ngào nói: “Từ lúc tỉnh lại tới giờ, thằng bé cứ hỏi mẹ đâu và đòi về nhà đi bán cháo với mẹ để kiếm tiền mua sữa cho đứa em gái mới 13 tháng tuổi”.

Những ngày trước khi tai nạn xảy ra, chị Hằng thường dắt bé Luân đi bộ sang cầu Ba Si để vào chợ Phương Thạnh mua thịt về nấu cháo bán. Tuy nhiên, sáng 7/5, do thấy trong người không được khỏe nên chị gọi ông Võ Quốc Phong nhờ chở hai mẹ con đi. Khi vừa từ chợ trở về, lên dốc cầu Ba Si thì gặp nạn.
*Địa chỉ liên lạc: Anh Trần Quốc Thanh, ấp Ô Chín, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Những hoàn cảnh khác
1- Mẹ chở đi vay tiền chữa bệnh cho bố, bé 3 tuổi bị tai nạn thảm khốc.

Nghe bác sĩ thông báo về tình hình của con, chị Ngô Thị Huyền ngất xỉu ngay trên hành lang phòng cứu cấp. Khi tỉnh lại, mặt giàn giụa nước mắt, chị liên tục lạy van: “Xin bác sĩ cứu con tôi! Đừng bỏ mẹ mà đi con ơi. Mẹ hại con ra nông nỗi này, mẹ còn đáng sống nữa hay không con ơi…”.
Bé Nguyễn Phương Anh hiện đang được chữa trị tại khoa Cấp cứu – Hồi sức Bệnh viện Việt Đức. Cháu nằm bất động với những ống nhựa nối liền với các máy móc hỗ trợ, mặt chằng chịt những vết thương đã được khâu, cánh tay trái bị gãy, toàn thân bị đa chấn thương.
UserPostedImage

“Tới thời điểm này tình hình của cháu chưa được khả quan cho lắm. Cháu bị chấn thương sọ não, vỡ xương lồng ngực, lại bị gãy tay và vỡ xương hàm rất nặng. Cháu đã được giải phẫu nhưng có lẽ còn phải vài lần nữa mới có hy vọng…,” bác sĩ Vũ Hoàng Phương nói với các phóng viên, “Cháu còn phải điều trị lâu dài và rất tốn kém”.

Biết tình trạng của con, chị Ngô Thị Huyền đã ngã gục ngay trước hành lang, khi tỉnh lại chị chắp tay lạy như tế sao: “Xin bác sĩ cứu con tôi. Tôi có lỗi với cháu. Mẹ có tội với con nhiều lắm con ơi…”.
Có mặt tại bệnh viện để biết tin tức của con, anh Nguyễn Mạnh Hùng – cha của bé Phương Anh – ngậm ngùi cho biết: “Lỗi cũng là do tôi. Tuần trước tôi bị cái càng xe đâm vào mạn sườn phải nhập viện. Vợ tôi không có tiền lo cho chồng nên về bên quê ngoại ở Bắc Giang để vay mượn. Trên đường từ quê về Hà Nội, đến đoạn qua cầu Thanh Trì thì vợ tôi nói tự nhiên thấy mắt hoa lên, mặt mũi tối sầm rồi tự ngã vật xuống mặt đường nhựa chứ không phải do ai đụng vào mình cả. Vợ tôi với con bé lớn cũng bị thương nhưng nhẹ. Còn cháu Phương Anh thì bị văng ra, ngã sấp vào dải phân cách bằng bê tông, lại bị chiếc xe phía sau trờ tới đè lên nên bị rất nặng. Họ có chở giùm tới bệnh viện cứu cấp và giúp vài chục nghìn nhưng lỗi tại mình chứ đâu phải tại người ta…”.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn trong khi bản thân anh Hùng chỉ kiếm ăn bằng nghề chạy xe ôm, chị Huyền là công nhân quét đường với thu nhập ít ỏi. Hiện cả gia đình đang sống trong căn phòng chật chội chung với bố mẹ tại địa chỉ: nhà số 20, ngõ 109/30, phường Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội. Số tiền mười mấy triệu tạm đóng viện phí từ ngày 17/5, anh Hùng cho biết do bà con họ hàng vay mượn hộ, một phần là do các nhà hảo tâm giúp đỡ khi biết tin cháu bé bị tai nạn nghiêm trọng.
Ở Việt Nam là như vậy, chữa bệnh phải có tiền, không biết anh chị Hùng và Huyền, người chạy xe ôm, người làm công nhân vệ sinh, sẽ kiếm đâu ra.

*Địa chỉ liên lạc: Anh Nguyễn Mạnh Hùng và chị Ngô Thị Huyền (số nhà 20, ngõ 109/30, phường Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội). ĐT: 0978.536.804.

2- Cảnh sống khó khăn của 3 đứa trẻ sớm mồ côi cha.
Ngày chị sinh đứa con thứ 3 và từ bệnh viện trở về cũng là lúc nhận được hung tin người chồng khi đi đánh cá mưu sinh đã bị nước cuốn tử vong. Ôm đứa con còn đỏ hỏn vào lòng, chị chỉ biết khóc ngất trong nỗi đau quá lớn…

Các phóng viên tìm đến gia đình chị Võ Thị Nhung (29 tuổi, ngụ ở thôn Hà Trai, xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh) qua tin tức của một người quen cho biết.

Hỏi về chị Nhung, một bà lớn tuổi tại đây cho biết: “Cô ấy vất vả lắm, chồng mất sớm khi mới sinh đứa con thứ 3. Đã vậy cô ấy lại hay đau ốm nên có làm ăn gì được đâu. Bốn mẹ con sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của bà con hàng xóm láng giềng, người cho cân gạo, người cho mớ rau. Đây là vùng chân núi, kiếm ăn khó lắm, đa số sống về nghề cá trên sông nhưng mỗi khi nước lũ tràn về là rất nguy hiểm…”.

Trong căn nhà tạm bên sườn núi, 3 đứa trẻ đang ngồi quanh một tô cơm nguội, thi nhau xúc ăn một cách ngon lành. Cháu lớn nhất khoảng 7-8 tuổi. Cháu nhỡ chừng 4-5 tuổi. Cháu nhỏ nhất mới khoảng vài tháng. Thấy khách lạ, bọn trẻ nhìn chăm chăm có vẻ sợ hãi. Hỏi, cháu lớn nhất nói mẹ ra sông kiếm cá, kiếm ốc để bán lấy tiền mua gạo. Như vậy cháu mới 7-8 tuổi đã phải ở nhà trông nom hai em thay mẹ, và có lẽ cháu cũng chẳng có điều kiện đi học.
Một lúc lâu sau người mẹ trở về, quần áo cũ ướt nhèm. Hôm nay chị may mắn bắt được mớ cá từ con sông gần nhà nên bữa trưa có món cá để ăn. Nhìn thấy mẹ, ánh mắt bọn trẻ vui mừng thấy rõ.

Chồng chị Nhung tên Trần Văn Bảng, nếu bây giờ còn thì 34 tuổi tức lớn hơn chị 5 tuổi. Anh chị gặp nhau trong cảnh nghèo khó. Ngày chị sinh đứa con trai đầu lòng đặt tên Trần Thế Anh (năm 2007) thì chẳng may anh Bảng gặp tai nạn giao thông phải điều trị hơn một tháng trời. Năm năm sau, tức năm 2012, chị Nhung tiếp tục sinh đứa con thứ 2, con gái, tên Trần Băng Di, anh Bảng lại một lần nữa gặp tai nạn giao thông. Lần này anh bị thương nặng hơn, một chân bị gãy, vỡ xương bả vai. Lúc này người mẹ già của anh cũng lâm trọng bệnh và mất sau đó ít ngày.

“Lúc đó cháu lớn chưa đầy 5 tuổi, cháu thứ hai mới sinh. Anh Bảng gẫy chân nằm một chỗ, mẹ chồng bệnh nặng, một mình em phải vừa lo bế con vừa lo chăm sóc mẹ chồng và cho chồng. Nhiều lúc nghĩ lại thấy mình cực quá. Ít lâu sau thì bà nội các cháu mất, em lại phải lo ma chay”. Chị gạt nước mắt: “Năm xung tháng hạn cứ liên tục như thế nên vợ chồng em không có tiền mua cho con được manh áo tốt, toàn là quần áo đi xin của con người ta…”

Dần dần anh Bảng đã đi lại được nhưng sức khỏe không còn như trước. “Lần thứ ba biết mình mang thai em lo sợ lắm, vì em nghiệm ra không hiểu sao cứ mỗi lần em sinh nở là gia đình lại gặp chuyện chẳng lành, nên dù không nói ra nhưng em cũng không an tâm. Lần này do bị vỡ tử cung mất máu nên em được trạm y tế chuyển xuống bệnh viện đa khoa huyện Hương Sơn để sinh. May mắn là sau đó mẹ tròn con vuông nên anh Bảng đặt tên con bé là Trần Linh Chi.

Mới đặt tên cho con để làm giấy chứng sinh xong thì anh ấy xin cho mẹ con em về nhà vì ở lại bệnh viện ngày nào là tốn tiền ngày đó trong khi gia đình chẳng còn đồng nào. Ngày hôm sau, anh ấy ra con sông gần nhà để thả lưới bắt cá (sông Ngân Phố chảy qua khu vực huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh). Lần này, chẳng may mưa to gió lớn, nước lũ tràn về, anh Bảng lại đang yếu sẵn nên đã bị nước cuốn trôi, đến lúc người ta tìm thấy thì anh ấy đã chết…”, chị Nhung vừa khóc vừa kể lại chuyện cũ chỉ mới cách đây mấy tháng. “Lúc nghe hàng xóm báo tin anh ấy mất, em chết lịm. Mọi việc đều trông mong vào chồng, bây giờ một nách ba đứa con dại, em không biết sống ra sao…”.

Vâng, đời sống của chị Nhung thật khó khăn, gian khổ, gần như không một niềm vui, không chút hy vọng. Và các phóng viên đi nhiều cũng thường gặp những tình cảnh đáng thương như vậy. Biết sao bây giờ, sinh ra chẳng may làm kiếp con người nghèo khổ Việt Nam chứ có phải ai cũng là “đại gia” cả đâu…
*Địa chỉ liên lạc: Chị Võ Thị Nhung, thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, ĐT: 01672.398.135. (Hoặc chị Mầu dì của các cháu, em ruột chị Nhung, ĐT: 0989.532.373).

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.154 giây.