logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2015 lúc 08:59:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trong đời sống của một con người, có 2 loại tình cảm cao quí nhất, không có gì sánh bằng, đó là tình thương đối với mẹ và tình thương đối với cha.

Có rất nhiều tác phẩm thơ, văn, bài hát ngợi ca ơn nghĩa sinh thành của cha và mẹ; nhưng chủ đề về tình phụ tử vẫn ít hơn về tình mẫu tử.

Nói về tình cha có câu chuyện lịch sử nổi tiếng về danh nhân Nguyễn Trãi lúc còn trẻ đã theo tiễn cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải đem về Tàu khi họ xua quân đánh chiếm nước ta. Ông theo tới tận ải Nam Quan, biên giới Trung Quốc và Việt Nam và trước khi chia tay vĩnh viễn, người cha đã nhắn nhủ người con đừng khóc lóc yếu hèn mà hãy trở về lo chuyện phục quốc để báo thù và cũng là cách duy nhất an ủi lòng cha trong chuỗi ngày tàn nơi ngục tù xứ lạ.Và sau này anh hùng Nguyễn Trải đã giải toả được nỗi buồn sâu sắc đó khi ông làm quân sư cho minh chủ Lê Lợi mười năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi dành độc lập cho nước nhà.

Câu chuyện đó đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn nghệ ra đời; thi sĩ Hòang Cầm viết vở kịch thơ Hận Nam Quan có mấy câu:

“ Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng. Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê. Quì lạy cha, cha lên đường ảm đạm. Rời Nam Quan theo gió con bay về. Ôi sung sướng trời cao chưa nỡ tắt. Về ngay đi ghi nhớ Hận Nam Quan. Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt. Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.”

Trong câu chuyện huyền sử của dân tộc Việt Nam, Lạc Long Quân giống Rồng lấy bà Âu Cơ dòng Tiên đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con . Năm chục con theo mẹ lên núi thành dân sơn cước, năm chục con theo cha xuống biển thành dân miền duyên hải chúng ta hôm nay. Nếu khởi đầu làm lại huyền sử, bây giờ thăm dò ý kiến mọi người, không biết có bao nhiêu phần trăm theo cha hoặc theo mẹ.

Có vở tuồng cải lương Tiếng Hạc Trong Trăng rất hay đoạt giải thưởng Thanh Tâm của nền sân khấu miền Nam trước năm 1975, trong đó vai tướng cướp Thy Ðằng (Thành Ðược đóng) đã tặng cặp mắt để chữa sáng cho đứa con gái mù (Thanh Nga đóng) tìm lại được sau khi bị thất lạc từ nhỏ. Nỗi sung sướng của một tên tướng cướp khi làm được một việc tốt cho con mình rồi âm thầm bỏ đi không cho đứa con biết người tặng là cha ruột để lại trong lòng khán giả một cảm xúc đặc biệt. Ðó là cái hay nhất của vở cải lương và suốt trong một đời ca diễn của nghệ sĩ Thành Ðược, vai đó ông đóng xuất sắc nhất.

Trong nền tân nhạc VN có ít những bài hát nói về cha, trong khi đó về mẹ thì rất nhiều. Có lẽ tình mẫu tử dịu dàng hơn chăng, hay hình ảnh người mẹ vẫn thường gần gũi với con,đặc biệt là những đứa con trai mà sau này lớn lên trở thành nhạc sĩ viết thành những ca khúc xưng tụng tình mẹ.

Nếu có nhiều nữ nhạc sĩ sáng tác thì có lẽ nhiều ca khúc ngợi ca ơn cha đã xuất hiện trong làng ca nhạc, câu nói dân gian con trai thương mẹ, con gái thương cha có phần nào đúng.

Nhạc sĩ Y Vân tác giả bản Lòng Mẹ nổi tiếng và ông cũng viết bản Tình Cha lời ca như sau :

“Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng

Ngoài tuy cương quyết, mà lòng thương mến

Ơn cha như đuốc cao soi trên đường

Đuốc soi tâm hồn, dắt con tìm hướng



Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn

Tình cha tha thiết, lòng cha âu yếm

Ơn cha như mái hiên che nông trường

Gió mưa xa gần, nắng mưa không sờn



Nào những khi con buồn, Người đến bên vỗ về

Bàn tay xoa trên mái tóc mến thương

Đôi lúc cha khuyên con, trong những khi sai lầm

Thì còn bàn tay cương quyết nào hơn



Ơn cha như nắng soi trên cuộc đời

Người cho ánh sáng, Người cho lẽ sống

Ơn cha hai tiếng yêu thương vô vàn

Sẽ không phai tàn với bao năm trường.”

Nhạc sĩ DươngThiệu Tước có ca khúc Ơn Nghĩa Sinh Thành ca ngợi cả tình mẹ cùng tình cha, lấy ý câu ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lời bài hát như sau:

“Uống nước nhớ nguồn. Làm con phải hiếu. Em ơi hãy nhớ năm xưa, những ngày còn thơ, công ai nuôi dưỡng. Công đức sinh thành, người hỡi đừng quên. Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Người ơi làm người ở trên đời, nhớ công người nuôi dưỡng đó mới là hiền nhân. Vì đâu anh nên người tài ba. Hãy nhớ công sinh thành, vì ai mà có ta. Uống nước nhớ nguồn Làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Ca sĩ Ngọc Sơn hát ca khúc Tình Cha do anh sáng tác, khá phổ biến:

“Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn.Suốt đời vì con gian nan, ân tình đậm sâu bao nhiêu, Cha hỡi, cha già dấu yêu.

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua.Kỷ niệm nào khó phai trong lòng. Nhớ hòai tuổi thơ bên cha, gian khổ ngày đêm chăm lo, mong muốn con được lớn khôn.

Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh. Và cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài. Nhẹ nhàng ôm con và cha khẽ nói : Này con yêu ơi, con hãy nhớ, hãy nhớ lời cha sống cho nên người và con ơi chớ bao giờ dối gian.

Nghèo thì cho sạch rách cho thơm. Những lời của cha năm xưa, con nguyện ghi sâu trong tim, cha hỡi, cha già dấu yêu.”



Trong gia đình Việt Nam ngày xưa, thường người cha lo kiếm tiền bên ngoài nuôi cả nhà, nghiêm khắc và có khi dùng roi vọt để dạy dỗ con cái nên có thể sau này khi nhắc tới cha một số người vẫn dành cho mẹ nhiều cảm xúc dịu dàng hơn.

Hồi còn trung tiểu học, thầy giáo bảo tìm những câu ca dao, danh ngôn nói về công ơn cha và hình như theo năm tháng tuổi đời chồng chất tôi cũng chỉ có vốn liếng mấy câu như “Còn cha gót đỏ như son , đến khi cha chết gót con đen xì ”, hay “Con không cha như nhà không nóc”, “ Công cha như núi Thái Sơn” , chỉ khác có một điều là cảm nhận về mối tình đó đậm đà hơn.

Luật pháp Hoa Kỳ bây giờ gắt gao đòi tiền cấp dưỡng con từ người đàn ông khi hai vợ chồng ly dị, điều này rất đúng. Ngoài bổn phận chia xẻ trách nhiệm với người mẹ trên phương diện vật chất thì về mặt tinh thần cũng tạo nên một ít tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Trong tương lai cứ đến “ Ngày Cha”, những đứa con thế hệ cũng phải nghĩ tới người đã đóng góp tài chánh để nuôi nó và điều luật này cũng giúp người cha làm tròn bổn phận, để rồi một lúc nào đó khi già đi bỗng thấy truyền nhân của mình lớn lên trong xã hội mà cảm thấy vui vui.

Năm 1989, nghe tin thân phụ qua đời tại quê nhà, lòng cảm xúc viết nên bản Tình Yêu Cha : “ Nếu Tình Mẹ là đại dương bát ngát, là dòng sông tắm mát hồn con, thì Tình Cha cao như ngọn núi, là rừng xanh bóng lớn bao che đời con khi yếu lòng.

Tình Cha thắm thiết nào quên, cho dù khôn lớn vẫn là như đứa bé thơ dại khờ ngày nào. Ngày mai thôi hết cách ngăn, con về thăm quê người xưa thấy đâu, khói hương tỏa mờ.

Nhưng còn lại nghìn yêu thương to tát, và lời khuyên như mới vừa đây,tạo niềm tin yêu cho cuộc sống. Dù thời gian bao thứ phôi pha Tình Yêu Cha vẫn bất diệt.”

Ca sĩ Mỹ Huyền đã thu âm bài hát này cũng để tặng cho ba của cô là nhạc sĩ Thu Hồ.

Ngày Lễ Cha- Father’s Day 14/6/2015 đang đến. Xin chúc những đứa con đang còn cha được hạnh phúc và những người cha có con hiếu thảo được vui vẻ. Xin cùng tất cả những người con dâng lên thân phụ của mình tình yêu cha bất diệt.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.