Một ông bị mộng du. (Getty Image)
Trẻ em có xác suất bị mộng du cao gấp bảy lần, nếu cả hai cha mẹ đều có một lịch sử mộng du. Một nghiên cứu của
Canada đã khám phá ra như vậy, cho thấy rằng thói quen ấy xảy ra trong các gia đình.
Tác giả cầm đầu cuộc nghiên cứu là Dominique Petit, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng Trong Y Khoa Giấc Ngủ,
tại bệnh viện Sacred Heart Hospital ở Montreal. Ông Petit nói, “Những điều tìm thấy này cho thấy một ảnh hưởng di truyền
mạnh mẽ trên thói mộng du, và ở một mức độ thấp hơn, trên những nỗi kinh sợ trong giấc ngủ. Chúng tôi có xu hướng tin
rằng nó là một trong những di truyền thể có liên quan đến giấc ngủ sâu, tức giấc ngủ sóng chậm, nhưng nó chưa được
biểu lộ nơi con người."
Ông Petit và các đồng nghiệp đã xem xét hơn một thập niên dữ liệu về 1,940 trẻ em sinh ra tại Quebec, trong hai năm
1997 và 1998, để đánh giá chuyện các em có những nỗi sợ hãi trong giấc ngủ khi còn nhỏ, hoặc có mộng du khi lớn tuổi
hơn hay không.
Các nhà nghiên cứu hỏi những người mẹ của các em về những nỗi kinh sợ trong giấc ngủ (những giai đoạn có cường độ
cao của la hét, giãy giụa). Họ khám phá rằng khoảng một phần ba trong số các em ấy đều đã trải qua những nỗi sợ như
vậy vào khoảng 1.5 tuổi. Đến 5 tuổi, chỉ có chừng 13 phần trăm trẻ em có những nỗi sợ hãi trong giấc ngủ, và ở 13 tuổi
chỉ có khoảng 5 phần trăm đã có như thế.
Tuy nhiên, mộng du ít thông thường ở trẻ em và đã trở thành phổ biến hơn với tuổi tác, theo các nhà nghiên cứu phát
giác. Khoảng 13 phần trăm trẻ em trong độ tuổi từ 10-13 là những người mộng du.
Những em nào có những nỗi sợ hãi trong giấc ngủ, xảy ra sớm trong cuộc sống, đều có xác suất cao hơn bị mộng du
sau này trong đời. Khoảng 34 phần trăm trong số những đứa trẻ có nỗi kinh hoàng trong giấc ngủ cũng đều trở thành
những người bị mộng du, so với khoảng 22 phần trăm trong số những trẻ em không bao giờ có nỗi sợ hãi trong giấc ngủ.
Những nỗi kinh hãi trong giấc ngủ là thông thường hơn khi các em có cha mẹ có lịch sử mộng du, theo cuộc nghiên cứu
cho thấy.
Tuy nhiên, chứng mộng du của cha mẹ đã được liên kết chặt chẽ hơn với chứng mộng du ở trẻ em.
Những trẻ em nào có cha hoặc mẹ bị mộng du đều có xác suất mộng du cao gấp ba lần, so với những đứa trẻ không có
một lịch sử của cha mẹ mộng du.
Tính chung, khoảng 25 phần trăm trong số những trẻ em không có một lịch sử cha mẹ mộng du đều phát triển chứng
này, so với khoảng 47 phần trăm trong số những em có cha mẹ mộng du, và chừng 62 phần trăm trong số những em có
cả hai cha mẹ mộng du.
Một nhược điểm của cuộc nghiên cứu là sự phụ thuộc vào việc các cha mẹ báo cáo những nỗi kinh hãi trong giấc ngủ và
mộng du, hơn là cậy dựa vào những đánh giá của bác sỹ hoặc các cuộc nghiên cứu về giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu
viết như vậy trong tạp chí nhi khoa JAMA Pediatrics. Các cha mẹ có thể không phân biệt được những cơn ác mộng với
những cơn kinh hãi trong giấc ngủ.
Tuy nhiên, những điều khám phá cho thấy rằng những cha mẹ nào có lịch sử mộng du đều có thể muốn có thêm những
biện pháp đề phòng, để bảo đảm rằng con cái của họ ngủ trong một không gian đủ an toàn để ngăn ngừa các chấn
thương, nếu con mình bước đi quanh vào lúc nửa đêm, theo ông Petit nói.
Theo báo Viễn Đông