logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/06/2015 lúc 07:29:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời thơ ấu, ở trong một thành phố nhỏ, có hai thứ âm thanh luôn luôn ám ảnh tôi, đó là tiếng chuông chùa và tiếng còi

tàu. Trong khi tiếng chuông chùa mang lại sự thanh thản, an nhiên cho những cuộc đời thầm lặng thì tiếng còi tàu luôn

luôn thúc giục, kêu gọi thoát ra khỏi những cảnh đời trói buộc, như lời vẫy gọi cho những chuyến đi xa.
UserPostedImage
Một cột đèn tiêu biểu ở Hà Nội, Việt Nam. Những chiếc loa được gắn trên cột đèn là một thói quen phát xuất từ thập niên 1960, vì nhu cầu tuyên truyền của cuộc chiến thời đó. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Chẳng bao giờ “tôi thấy tôi thương những chuyến tàu,” trái lại từ sân ga, tôi thấy con tàu luôn luôn hăm hở như muốn bứt

xiềng lao về phía trước. Tiếng máy phì phò, rít lên từng chặp như chính nó không chịu nỗi kìm hãm ngột ngạt, muốn bung

ra, chạy về phía chân trời xa lạ, nhưng hẳn là mênh mông, đầy hy vọng.

Con tàu sẽ đi qua những cánh đồng bát ngát, hít thở lấy mùi vị của cỏ cây, đồng nội; con tàu sẽ chạy qua những nhịp cầu

với dòng sông còn ngái ngủ, phủ đầy màn sương buổi sáng; con tàu sẽ chạy đến những thành phố xa lạ, mái ngói lô nhô

đầy ánh nắng, gửi những tiếng còi dội vào vách núi, tỏa ra trên bờ cát trắng đang được vỗ về bởi những đợt sóng biển

nhẹ nhàng.

Tôi có những người bạn đã may mắn, một ngày lên những con tàu ấy để ra đi. Khi trở lại, họ đã là một con người khác,

những thay đổi dưới mắt tôi, là sự tươi tắn, tự tin và cả cuộc sống mới đã làm tôi thèm thuồng, mơ ước.

Còn tôi, trong tuổi ấu thơ, tôi trở về dưới mái nhà tù mù ánh điện vàng, ngạt thở với cái gia đình, nơi đó, tôi đã sinh ra và

lớn lên. Mái ấm gia đình nào cũng thân quen, hiền hậu, quyến luyến, không ai muốn bỏ đi, nhưng với tôi là một khung cảnh

buồn thảm, phiền muộn.

Những đứa trẻ vừa mới lên quá tuổi mười lăm vẫn thường ghét gia đình cũng như tâm trạng một người vừa đến tuổi

trưởng thành muốn rời bỏ thành phố mình đang ở để đi đến một nơi khác. Cho đến một ngày kia, tôi đã được lên con tàu

ấy, khởi đầu cho một chuyến đi xa. Rồi con tàu bỏ nhà ga, để lại tất cả ngôi nhà, con sông, chiếc cầu, những khuôn mặt

thân quen, bạn bè, cùng những kỷ niệm của thời học trò. Tất cả hình ảnh hai bên con tàu đều chạy giật lùi về phía sau, xa

dần, rồi khuất trong tầm mắt. Tôi không hề tiếc nuối, lưu luyến những gì giờ đây đã ở lại sau làn khói đen. Con tàu chạy

mãi về phía trước, đi xa và xa mãi.

Không những chỉ đến Sài Gòn, từ Sài Gòn tôi đã vượt qua đại dương, đi hết nửa vòng trái đất, để đến những phương trời

xa lạ, được tự do thở hơi mặn nồng của gió biển đại dương, hay may mắn nghe hương thơm của những cánh rừng lục

địa.

Tôi có nhiều người bạn thời thơ ấu, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà của cha mẹ, khi cha mẹ qua đời ở lại trong ngôi nhà

ấy. Người bạn này trở thành thầy giáo và trở lại dạy ở ngôi trường cũ mình học, kết hôn với một cô giáo cùng trường và

nuôi con cũng lớn lên trong ngôi nhà cũ, mái ngói đã rêu phong ấy. Ngôi nhà mà hai mươi năm về trước tôi đã đứng ở

ngoài cổng gọi tên anh cùng đi học, hai mươi năm sau, trở về thành phố cũ, tìm thăm lại bạn ngày xưa, cũng đã gặp lại

anh trong ngôi nhà ấy, có thể cũng được ngồi lại trên bộ “trường kỷ” ngày xửa ngày xưa ấy. Có khác chăng là chúng tôi

đã lớn lên, trưởng thành mỗi người mỗi cách, và gần như định mệnh đã trói buộc anh, gần nửa cuộc đời, gắn bó với

những gì, mà có lẽ đối với tôi, đã trở thành dĩ vãng. Trong câu chuyện, người bạn cũ của tôi đã thổ lộ ý nghĩ của anh, là

được như tôi, không phải vì cái địa vị hay công việc tầm thường của tôi, mà chuyện được đi xa và sống xa cái thành phố

này.

Đối với cư dân Huế, được sống ở Sài Gòn đã là một điều mơ ước. Đối với người Sài Gòn, những người vượt qua đại

dương, đi đến những phương trời xa lạ, hẳn cuộc sống phải tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Trong cảnh đời thay đổi, nay sống, mai chết, cơn lốc của chiến tranh đã chia lìa, xô đẩy người ta đi xa, từ một ngọn

nguồn, chia ra làm trăm hướng. Có những sự thay đổi khốc liệt đến ngỡ ngàng, đau xót, cảnh “thương hải, tang điền,”

chuyện “sông kia rày đã nên đồng,”để một đêm trở mình xót xa thế sự, “giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!”

Thế nhưng vẫn có những người ở một chỗ, đứng một nơi, vẫn có những cuộc đời bất di bất dịch như một cái nhà ga nhỏ,

ở một quận lỵ xa xôi nào đó, chứng kiến biết bao những chuyến tàu đi qua, hối hả với những tiếng máy hào hển, nhả

những tàng khói đen trở lại, trong khi nhà ga vẫn đứng đó nhìn theo, và vì nhà ga không có đôi mắt nên không cảm thấy

hơi cay mà nhỏ lệ.

Câu chuyện này làm tôi liên tưởng người cô già, trong khi anh em, con cháu đã tản mác hay lưu lạc bốn phương trời, cô

vẫn còn ở đó, dưới mái từ đường cũ nát, nơi cô đã sinh ra và lớn lên, chịu cảnh thiệt thòi góa bụa, để lo hương khói và

mồ mả cho ông bà, cha mẹ. Không có cô, ai còn lo được chuyện này!

Tôi còn nhớ rõ người đàn bà ngồi bán vé sau “guichet” của rạp chiếu bóng thường trực Vĩnh Lợi trên đường Bonard

ngày nào, sau ngày gần một triệu người bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Tôi nhớ rõ khuôn mặt và hình ảnh của bà, trong

những ngày bỏ học cùng bạn bè chui vào rạp giữa một ngày Sài Gòn nóng bức. Lúc nào cũng thấy bà mặc một bộ y

phục màu đen, không hề nghe bà nói, cũng chẳng bao giờ thấy bà cười. Hơn mười năm sau, sau khi lập gia đình, sinh

con đẻ cái, vào quân đội, đi nhiều nơi, một ngày trở về thành phố, ngang qua rạp Vĩnh Lợi ngày xưa, tôi vẫn thấy bà lặng

lẽ ngồi đó, như tôi đã thấy bà nhiều năm về trước. Hình như mọi sự thay đổi, xáo trộn ở ngoài kia, bà không có can dự

hay bà không cần biết tới.

Tôi nghĩ đến những cái cột đèn cùng những số phận của nó.

Ngày xưa ở cái thành phố nhỏ, nhà chật, trời nóng, nhiều muỗi, lũ trẻ vẫn thường đem sách ra ngồi dưới vùng ánh sáng

của ngọn đèn đường để học bài. Rồi lũ trẻ lớn lên, đỗ đạt, ra đời, mỗi người đi mỗi hướng, già đi hay thay đổi cùng thời

gian. Chúng đã trở lại cái xóm cũ ấy đã bao lần, nhưng vô tâm, thờ ơ, có bao giờ nhớ tới hay nghĩ tới cái cột đèn ngày xưa

đã cho bọn trẻ một vùng ánh sáng của chữ nghĩa trong thời thơ ấu.

Bây giờ những chiếc cột đèn không còn mang nguồn ánh sáng vàng vọt nữa, mà tràn đầy một vùng ánh sáng của ngọn

đèn huỳnh quang, nhưng vẫn chôn chân nơi ấy, như mỗi số phận đã được an bài cho mỗi người.

Cũng những cái cột đèn đó, trên mình đã mang bao nhiêu khẩu hiệu, qua thời gian và thời đại, được cột trên mình với bao

nhiêu sợi thép cứng, da thịt là vôi vữa trên thân thể đôi khi đã vỡ nát, có nơi lòi cả bộ xương sắt thép đã hoen rỉ.

Có những cái cột đèn mà số kiếp đọa đày, bỗng dưng một ngày nọ chịu mang trên mình bao nhiêu chiếc loa nặng nề, để

từ đó nhận bao nhiêu lời nguyền rủa. Có thể ngày xưa, những chiếc cột đèn đó đã mang lại ánh sáng cho những vùng

tăm tối, nhưng ngày nay chúng mang lại tai họa cho mọi người trong thành phố, với những âm thanh cuồng nộ, chát chúa,

như giọng sủa hỗn xược của những con chó muốn chồm đầu vào khung cửa nhà người khác.

Có những chiếc cột đèn mà số phận hẩm hiu sinh ra và nằm cạnh chiếc cửa sổ nhà ai, có thể ngày xưa đã có lần hãnh

diện, dù đêm đã khuya, còn rọi ánh sáng vào căn phòng của cô tiểu thơ nhà nọ, nhưng hôm nay lại mang đại họa lại cho

cả gia đình này, khi mà người ta không thể bỏ đi, chạy trốn số phận cay nghiệt của định mệnh, đành phải ở lại với tai ương

suốt cuộc đời còn lại.

Những cái cột đèn đã bị chôn chân, bị trói tay, không đường vùng vẫy, cựa quậy.

Những cái cột đèn chờ một trận động đất, một cơn bão lửa, hay một trận cuồng phong.

Tôi thấy tôi thương cho những cái cột đèn!

Những cái cột đèn chôn mình suốt đời theo cùng số phận.


Huy Phương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.