Bạn có lẽ đã từng nghe câu ‘tiền bạc không mua được hạnh phúc’.
Thế nhưng nếu một số tiền nào đó có thể khiến cho bạn hạnh phúc hơn thì sao? Và bạn có chắc sẽ không cảm thấy bất
mãn khi một người đồng nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn, trong khi chỉ làm cùng một khối lượng công việc?
Nói cho cùng thì việc có tiền hay không sẽ mang lại cho bạn niềm vui hoặc nỗi buồn.
Một số người có tầm ảnh hưởng trên mạng LinkedIn đã thảo luận vì sao không nên giữ bí mật về mưc lương, và bao
nhiêu tiền thì đủ mang lại hạnh phúc.
Đây là ý kiến của hai người trong số họ.
Felix Salmon, biên tập viên cao cấp tại Fusion“Rất ít người muốn tiết lộ họ kiếm được bao nhiêu tiền - nhất là những người không kiếm được nhiều tiền,” Salmon viết
trong bài ‘Vì sao mức lương không nên là điều bí mật’.
Bài viết được đưa ra giữa lúc cựu biên tập viên New York Times Jill Abramson đặt nghi vấn về chênh lệch trong mức
lương của bà với người tiền nhiệm.
“Các công ty thường được điều hành bởi những người được trả hậu hĩnh, điều này làm nên văn hoá im lặng và bí mật khi
đề cập đến vấn đề lương hướng”.
Các tổ chức không nên giữ bí mật về lương vì nhiều nguyên nhân, Salmon viết.
“Trước hết, việc giữ bí mật về mức lương là điều gây bất lợi đối với phụ nữ, vì họ thường ngại đề nghị tăng lương hơn
đàn ông.”
“Nếu như đàn ông bí mật yêu cầu tăng lương và được chấp thuận, trong khi phụ nữ không làm vậy, thì điều đó giúp giải
thích vì sao một số nam giới hưởng lương cao hơn phụ nữ,” Salmon viết.
“Việc giữ bí mật về mức lương cũng cho phép các quản lý vô tình hoặc cố tình thiên vị các nhân viên của mình”.
“Tất cả chúng ta đều từng làm việc tại các công ty. Tôi chắc chắn rằng cách duy nhất để được thực sự tăng lương là nói
với quản lý rằng bạn đã được mời làm việc ở nơi khác,” ông nói.
“Đó không phải là một cách tốt để vận hành một công ty, vì nó khuyến khích tất cả các nhân viên dành thời gian đi tìm việc
ở nơi khác, dù họ rất thích môi trường làm việc hiện tại”.
“Nếu bạn làm việc tại một công ty mà ai cũng biết mức lương của nhau, sẽ rất dễ để quan sát những gì xảy ra quanh
mình. Bạn sẽ biết được ai là người giỏi nhất và công ty sẽ trọng thưởng những kỹ năng gì”, ông viết.
“Bạn cũng sẽ biết liệu đàn ông có được trả cao hơn phụ nữ hay không, các quản lý có được trả lương quá cao hay
không, hoặc liệu việc đe doạ nghỉ việc có khiến lương được tăng lên đáng kể hay không.”
“Bên cạnh đó, cũng vì những người quản lý biết ai cũng nhìn thấy những điều này nên họ sẽ khó có khả năng có những
vụ thương lượng ngầm, vốn thường xuyên xảy ra ở hầu hết các công ty ngày nay”.
Bruce Kasanoff, diễn giảCó thể là tiền mua được hạnh phúc. Nhưng chỉ một số tiền nào đó.
Ít nhất đó là điều mà một kết quả thăm dò từ Princeton dựa trên 450.000 người cho thấy.
Nghiên cứu này cho thấy con người ta có sức khoẻ tinh thần tốt khi thu nhập ở mức 75.000 đôla, không cao hơn.
“Nói cách khác, tiền có một giới hạn nhất định trong khả năng mang lại hạnh phúc,” Kasanoff viết trong bài ’75.000 đôla
mua được hạnh phúc, nhiều tiền hơn thì không’.
“Điều này hoàn toàn hợp lý: Nếu bạn không đủ tiền để sống ở một nơi đàng hoàng, hoặc mua thức ăn để nuôi gia đình
mình, tiền bạc sẽ giúp bạn cải thiện hoàn cảnh của mình.”
“Nhưng ít người đồng ý rằng thời khắc hạnh phúc nhất cuộc đời họ là khi họ có nhiều tiền nhất”.
“Sức khoẻ tình thần cũng tương ứng với hạnh phúc. Nó bao gồm những trải nghiệm về mặt cảm xúc mà bạn trải qua
hàng ngày - cảm xúc vui, buồn, bực bội, phấn khởi, cô đơn,” ông viết.
Vậy tất cả những điều này có nghĩa gì?
“Nếu lương bạn tăng gấp đôi, ví dụ như lên 150.000 đôla, bạn có thể sẽ đánh giá cao cuộc sống của mình hơn,”
Kasanoff viết.
“Thế nhưng lương tăng gấp đôi không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày. Nó sẽ không khiến bạn yêu
thích công việc của mình hơn hay gần gũi với bạn bè và gia đình hơn”.
Theo BBC