logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/07/2015 lúc 06:37:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một nhật báo Việt ngữ rất uy tín ở Little Saigon trên số phát hành ngày 26 tháng Sáu, 2015 đã viết một tin mà người đọc nào vốn có trái tim nhạy cảm hay một tâm hồn nặng tình nhân ái... ắt phải rơi lệ cho dù cố gắng “thắng” lại dòng nước mắt. Đó là “sự cố” hiếm có trên cõi đời ô trọc này: Hai phụ nữ Mễ đã gây quỹ để an táng một người Việt tứ cố vô thân.
Tuy bài báo không ghi lý lịch của hai “nữ thánh” này nhưng dựa vào tên họ, tên gọi của hai “nàng” mà người viết dám xác quyết đó là những người Mễ: Andriana Castro và Rosa Quintero. Còn kẻ quá cố vô gia cư là Trần Văn Đức. Như vậy Andriana và Rosa hẳn nhiên là “nước lã” hay “người dưng” không những chỉ đối với ông Đức mà còn cả với toàn thể quí độc giả lẫn tác giả bài này. Cứ theo lời tổ tiên Việt Nam, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Thế có phải giữa chúng ta và ông Đức cùng “máu đào” không ạ? Cũng bởi nguyên nhân ấy, tất cả người Việt đều là “đồng bào” của nhau. Đã hơn một lần trong những dịp “Lai Rai Chuyện Đời” với quí bạn đọc, kẻ hèn này đã dám mạnh miệng quả quyết mà không sợ “bé cái lầm” rằng: Trong lịch sử nhân loại và từ cổ chí kim trên hành tinh này, chỉ duy nhất người Việt Nam được độc quyền hãnh diện mang danh “đồng bào.” Không có bất cứ dân tộc nào khác có thể hay có quyền gọi nhau là “đồng bào”. Đôi lần, một thông dịch viên nào đó đã chuyển ngữ câu chào của một vị nguyên thủ quốc gia: “My people!” hay “My dear Citizens!”... là “Kính thưa đồng bào!” hoặc “Đồng bào kính mến!” Quả thật là... không “chuẩn” lẫn không “chỉnh”! Ngược lại, nếu bảo phải dịch đúng nguyên nghĩa, sát nghĩa chữ “đồng bào” sang tiếng ngoại quốc, e cũng vô cùng “trần ai khoai củ” nếu không muốn nói “bất khả”!
Này nhé, “đồng” là cùng; “bào” là “cái bọc”; nghĩa đen tổng quát là “cùng chung một cái bọc.” Tại sao lại có từ này? Theo phần truyền thuyết của lịch sử nước ta, từ trước năm 2879 tiền Tây Lịch, tổ tiên của người Việt là ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Ông thuộc dòng dõi thần Rồng; bà dòng dõi tiên. Bà Âu Cơ khi “khai hoa nở nhụy” lần đầu tiên - và cũng là duy nhất - đã sinh ra một cái bọc, trong đó có tròn 100 cái trứng; sau, các trứng này nở thành 100 đứa con khôi ngô tuấn tú. Khi con cái đã lớn, một hôm ông Lạc Long Quân nói với vợ: “Ta dòng dõi Long quân, nhà ngươi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được, nay nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống biển Nam Hải.” Chẳng thế mà vào “thuở ban đầu... lưu luyến ấy,” quốc hiệu của đất nước ta là Bách Việt (“bách” là một trăm) và người Việt vẫn coi nhau là họ hàng nên mới có danh từ “trăm họ.” Mà những người đã là họ hàng với nhau, hẳn nhiên cùng dòng máu. Không lạ khi người Việt chính cống vẫn vỗ ngực tự xưng: Dân máu đỏ, da vàng!
Vậy thì, như trên đã nói, gọi nhau là “đồng bào”, người Việt muốn xác định nguồn gốc của mình: Cùng một cái bọc mà chào đời - nói cách khác, cùng cha mẹ! Thử hỏi, có dân tộc nào khác “được” như thế không mà đòi xưng danh là “đồng bào”? - hoặc nếu bị, kể cả khi được gọi là “đồng bào” hẳn cũng phần nào... mắc cỡ, mà nếu im lặng không cải chính lại bị mang tiếng “nhận vơ.” Dân tộc Hoa Kỳ, miễn nói, có tổ tiên “tạp pí lù” nghĩa là “hợp chủng”; dân Pháp là con cái của giống Gaulois; dân Bắc Âu của Vikings, tức Hải Tặc (Cướp Biển). Người Nhật tự nhận là con cháu của Thái Dương Thần Nữ... Nói tóm lại, dân tộc nào càng có lịch sử lâu dài, chẳng hạn Việt Nam có gần 5,000 năm văn hiến, thì nguồn gốc càng mang nặng đặc tính thần thoại. Ngược lại, điển hình như Hoa Kỳ, một quốc gia còn quá trẻ, mới chỉ “lên” hơn 300 “tuổi”, vì thế niên lịch lập quốc, quá trình xây dựng cũng rất rõ ràng, chính xác và cụ thể ...

Mễ thương Việt!

Mạn phép trở lại chủ đề, hoàn cảnh vô gia cư của người đàn ông Việt tên Trần Văn Đức đã đánh động từ tâm của hai người đàn bà Mễ: Andriana Castro và Rosa Quintero. Ở bất cứ đâu, người Việt mình vẫn có... thói quen - một thói quen chẳng mấy “đẹp” - đặt tên riêng cho một giống dân khác mà mình “đánh giá” là nhẹ ký, có chút khinh khi hay coi thường. Thuở người Trung Hoa mới tìm cách đột nhập Việt Nam, đồng bào ta đã nhanh chóng gọi họ là bọn “tầu/ba tầu” hay “tầu phù,” là “chệt,” “khách.” Có câu đồng dao: “Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân phù lang thang trên con đường Việt Nam!” Tới thời Pháp thuộc, vừa thấy Tây, người mình liền đặt tên là quân ”bạch quỉ” (quỉ da trắng) hay bọn “mũi lõ.” Ở Pháp, cư dân Việt Nam đã từ khuya “gom” tất cả những chủng tộc nào thoạt nhìn thấy giông giống “Ả Rập” lại để gọi bằng một tên chung cho tiện và lợi: Rệp! Tại Hoa Kỳ này, danh từ “Mễ” tuy là tiếng tắt của “Mễ Tây Cơ,” tức Mexico, nhưng thiết nghĩ cũng không hẳn là một “nickname” có tính kính nể, bởi thế mới có tiếng gọi “thằng Mễ”, “con Mễ” vốn nghe... quen quen, chẳng khác gì “thằng đen” hoặc lên cấp khá hơn: “Mỹ đen”.
Vậy mà đã có tới hai “con Mễ” đã xót xa một người đàn ông Việt Nam cô đơn và lạc loài giữa cộng đồng người Việt ở tại Houston, tiểu bang Texas. Mà ông Việt Nam này có gì hơn những người khác đâu, trừ quần áo rách rưới hơn người, da dẻ đầy đất cát hơn người, bẩn thỉu và hôi hám hơn người, đặc biệt nữa hơn người ở hai đặc điểm: Không tiền và không người thân! Và trước kia chắc ông Đức cũng đã có gia đình và đông bạn hữu chứ, nhưng sau này thì thân bằng quyến thuộc chẳng còn ai. Ông chủ động bỏ người ta hay bị người ta bỏ? Không biết! Mà câu trả lời cũng chẳng quan trọng lắm. Điều đáng nói là trước khi tử nạn, ông Trần Văn Đức vẫn “định cư” dưới một hầm cầu vượt, và sau khi chết, ông đã không được một “đồng bào” nào nhắc đến. Dư luận có thể gán cho ông danh xưng “homeless” hay vô gia cư nhưng không thể gọi ông là “ăn mày, ăn xin,” bởi vì theo lời kể của hai “kiều nữ” Mễ Andriana và Rosa: “Ông Đức chẳng quấy rầy bất cứ ai, lại cũng chẳng bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ hoặc xin ông đi qua bà đi lại bố thí cho vài đồng bạc cắc...”. Có lẽ thái độ “quân tử” này của ông Đức đã chinh phục được cảm tình của những “người dưng nước lã” kia chăng?

Có hay chàng ở nơi đâu?

Ngày tháng “tứ cố vô thân” của ông Đức tiếp tục... êm đềm trôi như vậy nếu không xảy ra một “sự cố” kết thúc cuộc đời của ông trong... máu me. Số là một nữ tài xế mà cổ nhân ta nói là “tuổi đã toan về già” chẳng hiểu điều khiển chiếc xế bốn bánh thế nào mà để lạc tay lái, khiến xe bỏ xa lộ mà chui xuống hầm cầu rồi như thể cứ nhè đúng một ụ cao mà trèo lên. Lúc đó, chiếc xế mới chịu ngừng lại. Nữ tài xế không tin ở mắt mình khi thấy cái ụ cao đó động đậy thật mạnh trước khi nằm yên; từ trong ụ, nước chẩy ra xối xả như suối. Thì ra đó chính là máu của ông Trần Văn Đức. Nạn nhân đang nằm “say giấc điệp” bằng cách cuốn trọn thân mình trong mớ chăn mền vốn hơn chục năm chưa được một lần giặt qua hay giũ bụi, đồng thời ở bên trên còn ủ tất cả “chổi cùn, rế rách” để chống lại các cơn gió lồng lộng dưới hầm cầu. Người đứng nhìn từ xa hay nhìn gần đều như thấy trước mắt là một cái ụ cao, y chang cảnh mồ mả của Đạm Tiên mà Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều: “Sè sè nấm đất bên đàng. Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh.”
Thế rồi, “một ngày như mọi ngày”. Dân chúng vẫn qua lại nhưng không ai nhận ra tình cảnh thiêu thiếu... cái gì đó ở hầm cầu vượt. Mãi mấy ngày sau hai nàng Mễ duyên dáng tiện đường đi shopping mới ghé lại hầm cầu vượt với ý định hỏi thăm sức khỏe của chàng trai Việt Nam này mà họ không đoán nổi tuổi tác, bởi tóc râu của chàng rậm rạp quá... “cỡ thợ mộc” lại lâu ngày không được gội, chải nên nhìn càng giống cái bàn chải sắt chà sàn tàu. Đó là da mặt không còn nguyên si nữa nhưng đã “được” phủ bên trên tối thiểu cũng hai ba lớp đất và cáu ghét. Răng thì tất cả đã “chiếc rụng chiếc lung lay.” Thế nhưng khi xuống tới hầm cầu, cả hai bà Mễ đều giật bắn mình, rung rinh tấm thân vốn phì nhiêu hơn cả đồng bằng sông Cửu Long. Mễ mà! Họ không thấy ông Trần Văn Đức đâu cả; trái lại chỗ ông vẫn “tử thủ” đêm ngày nay đã được ai đó quét dọn sạch sẽ. Họ không tin là đã có phép lạ biến ông thành một nam nhi chi khí hầu quay lại với tập thể đồng hương hoặc với cuộc sống bình thường. Họ cũng không tin có một phụ nữ từ tâm nào đó đã rước ông về dinh để chăm sóc? Họ càng không tin ông Đức đã “không cánh mà bay.” Họ bèn lên tiếng gọi: “D... u... c... Where are you?” Chỉ có tiếng gió đáp lại. Sau cùng, họ đành gọi cho cảnh sát để cầu may. Quả may thật, cảnh sát cho họ biết kẻ vô gia cư tên là Trần Văn Đức đã thành người thiên cổ “nhờ” một thiếu nữ ở tuổi “nửa chừng xuân” lái xe hơi xuống tận hầm cầu... cán qua đầu ông. Nhưng vì không có thân nhân đến nhận xác nên tử thi của ông vẫn được ướp trong tủ đá.
Sau khi chiêm ngưỡng người quá cố, hai bà Mễ đã động lòng trắc ẩn, bèn hỏi cảnh sát rằng họ là “người dưng nước lã” nhưng có thể lo việc chôn cất được không. Cảnh sát (mừng như mở cờ trong bụng) trả lời: “Cứ vô tư!” nhưng họ vì lương tâm chức nghiệp nên báo động ngay: “Tốn kém... can không nổi đấy!”
Khi đọc tới chi tiết trên đây trong bản tin, cá nhân tôi cũng vừa cảm thấy tội nghiệp đồng hương Trần Văn Đức lại vừa tiếc cho ông; tiếc là bởi nếu chết ở Na Uy, ông sẽ... sướng lắm. Na Uy cũng như các nước Bắc Âu, vẫn thực thi “ngon lành” Chủ Nghĩa Xã Hội chứ không “vẹm” như bọn Việt Cộng mà nay họ đang đi theo đường lối và chính sách: “Không gì quí bằng Hèn với giặc - Ác với dân”! Người chết ở Na Uy dù là ông vua, một vị Thủ Tướng hay một “homeless,” một kẻ ăn xin hay một phạm nhân... đều được hưởng - dĩ nhiên “free”! - các quyền lợi ngang nhau khi lìa đời: Quan tài cùng một thứ gỗ, cùng một màu sơn (trắng), cùng một kiểu! Tổng quát, chung quanh quan tài có bốn cây nến (cao) và trên nắp quan tài được đặt một vòng hoa.
Còn như ông vua hay các VIP hoặc người có thân nhân muốn tang lễ “hoàng tráng” hơn, “ấn tượng” hơn thì cứ việc bỏ tiền túi ra mua thêm hoa, sắm thêm đèn nến... “Nhà mình” ở gần nghĩa trang nào, mình sẽ “an nghỉ đời đời” ở “đất thánh” đó, tuy nhiên vẫn có quyền bày tỏ nguyện vọng nằm ở nghĩa địa khác. “No problem!” Huyệt đã có nhân viên “city” đào sẵn rồi; sau khi hạ linh cữu xuống, người sống cứ việc “thơ thới hân hoan” ra về, họ sẽ lấp đất và trang hoàng mồ mả xanh um ngay. Người nhà không mất một xu, miễn là đừng dại dột theo kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa.” Một điều hay nữa, ấy là nhân viên tang lễ, chôn cất... đều là công chức nên ở Na Uy “đám ma” chỉ diễn ra trong những ngày làm việc, chứ đừng có “mơ” dành vào cuối tuần hầu mong có... đông người tham dự!
Trở lại với hai “ao nước lã” xót xa cho “giọt máu đào.” Hai nàng Andriana Castro và Rosa Quintero vốn không phải dân triệu hay tỉ phú, trái lại chỉ thuộc giới “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nên không dư dả để có thể “bố thí” việc chôn cất cho Trần Văn Đức. Tuy nhiên hai bà vốn thông minh có thừa lại biết ứng dụng các phương tiện hiện đại: Hai bà liền viết thông điệp cầu cứu trên mạng GoFundMe với tựa đề “A Proper Farewell-Duc Van Tran”. Trong đó hai “tác giả” viết rất hay, đại để là “việc nhận (để mai táng) một thi thể hoàn toàn xa lạ quả là một điều kỳ lạ; thế nhưng ông Trần Văn Đức khi còn sống đã hiện diện nơi đây, thì đương nhiên ông đã là một phần của cộng đồng,” và một câu tuyệt vời khả dĩ trở thành một danh ngôn: “Gia đình không nhất thiết phải là máu mủ, miễn là họ nâng đỡ và yêu thương bạn như bạn đang là.” Câu ca “con cá nó sống vì nước” sau đây của hai bà Mễ nhắm thẳng đến sự góp phần vào việc chôn cất cho ông Đức: “Đây là thực tế để bù lại những cơ hội trong cuộc sống, chúng ta đã không giúp đỡ được ông Đức.” Vậy thì: “Nay chúng ta có cơ hội để làm điều đúng cho ông ấy, và công nhận ông là một thành viên của gia đình chúng ta.”

Đáp lời... yêu thương!

Trong văn chương truyền khẩu Việt Nam (còn gọi là văn chương bình dân hay văn chương dân gian) có nhiều câu khuyên bảo về lòng yêu thương lẫn nhau, nào “máu chảy ruột mềm,” nào “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”... Bởi thế, chỉ sau hai hôm thông điệp của hai nàng Mễ xuất hiện trên mạng GoFundMe, đã có 160 người đóng góp tới gần 5,000 Mỹ Kim. Không biết trong số này có bao nhiêu người Việt ở cộng đồng Houston vốn thấu hiểu câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”!
Thông Điệp Từ Ái nói trên đã vang vọng tới nhiều nơi có đông đảo người Việt và nhiều tổ chức thiện nguyện của đồng bào mình. Khi tôi viết bài này, tang lễ của ông “homeless” Trần Văn Đức chưa diễn ra, tuy nhiên vấn đề chỉ còn là thời gian thôi. Ngày mai táng ông, đương nhiên ông sẽ được an ngọa trong một quan tài hạng “xịn”, nhiều vòng hoa “thành kính phân ưu” và sẽ có đông người tiễn đưa, trong đó sẽ có nhiều sắc dân khác nhau. Nơi an nghỉ của ông sẽ là một ngôi mộ tươm tất trong nghĩa trang như bất cứ người quá cố nào cộng với một tấm bia có ghi hàng chữ Trần Văn Đức và tên người lập bia: Andriana Castro và Rosa Quintero. Trong trường hợp này, thể nào cũng có người hát lẩm bẩm: “Ai bảo vô gia cư là... khổ!”
Một lần nữa, xin “muchas gratias” hai bà Mễ đáng kính, đáng phục: Andriana Castro và Rosa Quintero! Tôi tin chắc linh hồn ông Trần Văn Đức dù ở đâu, Thiên Đàng hay miền Cực Lạc cũng sẽ phù hộ cho hai bà và bảo đảm không bao giờ để hai vị ân nhân bị thất vọng trong bất cứ trường hợp nào!
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.