logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/07/2015 lúc 06:50:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giả thử nếu loài thú biết nói chuyện thì chúng sẽ nói gì với nhau? Chúng ta cũng biết là thú vật có “ngôn ngữ” riêng của

mỗi loài để chúng để giao thiệp với nhau: tiếng chim hót, tiếng chó sủa, tiếng huýt của loài cá heo v.v… Và khi chúng ta

nghe, cảm tưởng đầu tiên là những âm thanh đó rất vô tư, không có vẻ gì là gầm gừ, hờn giận, hay chua chát.

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy một vài giống thú như đười ươi, tinh tinh, voi, cá voi trắng beluga, két… có khả năng

bắt chước được tiếng người.

Những giống thú này dường như có khả năng vượt được bức tường ngôn ngữ là cái ngăn cách loài người với loài thú. Và

khi những giống thú này đang cố nói thứ tiếng của chúng ta thì điều này làm cho chúng có sức hấp dẫn lạ thường. Nhưng

có thật sự là chúng có thể “nói” được như chúng ta vẫn nói chuyện hằng ngày hay không? Và không chỉ ở khả năng tạo ra

những âm thanh như tiếng người, mà khi những con thú này nói, chúng có hiểu được ý nghĩa của những âm thanh phát ra

từ thanh quản thì đó mới là điều đáng kể.

Tại sở thú Cologne bên Đức có một chị khỉ tên Tilda, thuộc giống đười ươi, là giống thông minh và gần với giống người

nhất, rất giỏi bắt chước âm thanh tiếng nói của người. Tiếng kêu của chị này có nhịp độ gần giống với tiếng nói của

người. Hơn nữa, chị ta dường như có thể kết những âm thanh của nguyên âm và phụ âm lại với nhau. Nhờ sự kết hợp này

mà loài người có thể tạo thành những âm tiết, những chữ và những câu hẳn hoi trong ngôn ngữ thường ngày chúng ta

vẫn dùng.

Tuy nhiên, những tiếng kêu của chị dã nhân này chưa hẳn hoàn toàn giống tiếng người mà chỉ gần gần giống thôi.
Ngoài Tilda còn có chú két Alex của Đại học Harvard, chú voi Koshik ở Nam Hàn, chú cá voi trắng Noc ở khu thủy sinh

Vancouver Aquarium – cũng biết bắt chước tiếng người. Mặc dù cách chúng phát ra những âm thanh được cho là giống

tiếng người có khác nhau – như chú voi Koshik thọc cả đầu chiếc vòi vào miệng, chú cá voi Noc dùng ống thở trên đỉnh

đầu – nhưng những con thú này có một điểm giống nhau là chúng biết học cách để phát ra âm thanh. Nghĩa là, chúng

nghe những âm thanh đó trước, rồi học để bắt chước, và sau đó tự mình phát ra âm thanh giống như vậy.
Loài người là giống học cách phát âm giỏi nhất, chúng ta có thể học và tạo ra rất nhiều thứ âm thanh khác nhau. Giống cá

voi trắng và cá heo cũng là những loài tự nhiên học được hàng trăm thứ âm thanh khác nhau. Một số giống két và sơn ca

học rất giỏi, đôi khi thậm chí còn bắt chước được những âm thanh của những giống thú khác sống quanh chúng. Nổi

tiếng nhất là chim cầm điểu (lyrebird) bắt chước được cả những thứ âm thanh của cưa máy hay của cửa chợp của máy

hình.

Còn thì hầu hết những giống thú khác không học được cách phát âm. Chúng chỉ có thể phát ra được những âm thanh tự

nhiên mà chúng có được từ khi mới sinh ra: ví dụ, tiếng bò kêu, tiếng chó sủa, và tiếng rù của bồ câu. Những giống thú

này không có khả năng bắt chước những âm thanh mới.
Vậy thì, với những con thú hiếm hoi biết nói hoặc hiểu được tiếng người phải chăng là vì chúng được phú cho sức thông

minh vượt xa những đồng loại của chúng? Như loài người chúng ta lâu lâu lại sản sinh ra được một bộ óc vĩ đại thuộc loại

ngoại hạng mà sức thông minh vượt xa người bình thường, như Newton, Einstein, hay gần đây như Stephen Hawking.

Ở Mỹ trước đây có bốn con thú rất nổi tiếng nhờ nói và hiểu được tiếng người.
Chú hải cẩu Hoover là nổi tiếng nhất: mồ côi từ khi vừa lọt lòng mẹ, được hai ông bà George và Alice Swallow tìm được

trên một bờ biển ở tiểu bang Maine và đem về nuôi trong bồn tắm ở nhà. Mấy ngày đầu còn sợ chưa quen, nhưng sau

quen rồi chú ăn rất khoẻ, bao nhiêu cá cũng không đủ nên được đặt cho cái tên lấy từ hiệu một loại máy hút bụi nổi tiếng.

Ít lâu sau, chú lớn như thổi và được đưa ra nuôi trong một cái ao sau nhà nhưng cũng chỉ được vài tháng. Hoover vừa ăn

khoẻ lại vừa to xác, ông bà chủ kham không nổi nên phải nhờ đến cơ quan thủy sinh New England Aquarium nuôi giùm.

Khi được mang tới, ông chủ George cho nhân viên thủy sinh biết là Hoover có thể nói tiếng người. Lúc đầu không ai tin

nhưng vài năm sau những nhà nghiên cứu ở khu thủy sinh nhận thấy Hoover có thể nói được một số từ và câu. Chú

thường bảo những người tới xem “Get outta here!” (Đi ra đi!) hay hỏi, “How are ya?” (Sao, khoẻ không?). Chú còn nói

được tên mình và một ít câu khác, tất cả mang âm hưởng đặc sệt giọng nói của dân Boston.
Hoover nổi tiếng đến nỗi từng được xuất hiện trên tờ Reader’s Digest, The New Yorker, trên đài National Public Radio, và

thậm chí được mời lên chương trình Good Morning America. Hoover chết già năm 1985 thọ… 14 tuổi và được đăng cáo

phó hẳn hoi trên tờ Boston Globe.

Chú mèo Blackie: có biệt danh “Talking Cat”, được ông chủ Carl Miles ở thành phố Augusta, Georgia luyện cho nói được

mấy câu như “I love you” và “I want my mama”, rồi đưa đi lưu diễn. Suốt thập niên 1980, Blackie được trả tiền để xuất

hiện trên những chương trình radio và tivi địa phương, và đỉnh điểm là khi Blackie xuất hiện trên chương trình That’s

Incredible đang rất ăn khách lúc đó.
Về sau Blackie không còn nổi tiếng nữa và thường theo ông chủ làm trò trên đuờng phố để kiếm tiền lẻ. Nhưng đời vẫn

chưa yên, người ta không cho chú được tiếp tục làm trò vì không có giấy phép hành nghề. Ông chủ Carl phải trả $50 để

mua giấy phép nhưng kiện thành phố ra toà vì đã vi phạm quyền tự do phát biểu của Blackie. Tuy nhiên, quan toà sau đó

đã ra phán quyết: luật không áp dụng trong trường hợp này vì Blackie không phải là người.
Chú két Alex: thuộc giống két lông xám Phi châu, được mua từ một cửa tiệm bán thú kiểng tại Chicago năm 1977 và giao

cho giáo sư khoa tâm lý Irene Pepperberg nuôi dạy để nghiên cứu. Theo Pepperberg, Alex có thể nhận diện được 50

món đồ vật khác nhau, biết bảy thứ màu sắc và hình dạng, cùng nhiều thứ vật liệu khác như vải len, giấy và gỗ. Ví dụ, đưa

một khúc gỗ màu xanh lên, Alex có thể nói cho biết hình dạng, màu sắc, và thậm chí làm bằng vật liệu gì.

Nàng tinh tinh Lucy: mới sinh được hai ngày thì được Đại học Oklahoma mua về và cho tới sống chung với gia đình bác

sĩ tâm lý Maurice Temerlin, và cùng với vợ, họ nuôi dạy Lucy như đứa con ruột trong nhà. Cô bé Lucy được dạy cho cách

thức ăn uống như người bình thường, biết sử dụng muỗng nĩa. Cô biết tự thay quần áo, thích mặc váy, và biết pha trà

cho khách. Cô được học ngôn ngữ ký hiệu và biết khoảng 250 ký hiệu. Lucy không chỉ biết mô tả những đồ vật như máy

bay, trái banh, và thức ăn, mà cô còn biết diễn tả cảm xúc với đôi tay của cô những khi đói, lúc vui hoặc buồn.

Lucy trở nên gần gũi với loài người đến nỗi khi tới tuổi trưởng thành cô chỉ thích đàn ông chứ không thích những chú tinh

tinh đực.

Năm 1977, khi được 12 tuổi, ông bà Temerlin thấy đã đến lúc cần tìm cho Lucy một nơi ở mới. Cùng với một cộng sự

viên là Janis Carter, họ đưa Lucy tới khu bảo tồn thiên nhiên ở Gambia, Phi châu. Lúc đầu, Lucy không thích ứng được

với cuộc sống mới, cô thường ra dấu cho biết cô rất “đau buồn” và cơ thể bị rụng nhiều lông vì tinh thần căng thẳng. Janis

phải ở lại sống với cô một thời gian dài để cô làm quen với môi trường mới rồi sau đó mới trở lại Mỹ. Sau này, cứ mỗi khi

có người quen đến thăm, Lucy đều tỏ ra rất vui mừng.

Năm 1987, người ta tìm thấy xác của Lucy lúc ấy đã bị tan rữa, lúc đầu cho rằng cô đã bị những tay săn trộm bắn chết.

Nhưng cũng có người nói rằng rất có thể cô đã bị một con đực khác tấn công hay bị chết vì bệnh.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là những người đã từng sống kề cận bên cô đều cho rằng Lucy luôn tin tưởng chính cô

thuộc về giống người chứ không phải một giống nào khác.

Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay chúng ta biết được chỉ một vài giống thú là có thể bắt chước tiếng người, còn thì

hầu hết không có khả năng đó. Một điều lạ hơn nữa là giống khỉ cũng rất dở, mặc dù là loài có nhiều điểm gần với người

nhất và có bộ não gần giống như chúng ta. Ngoài nàng đười ươi Tilda và nàng tinh tinh Lucy, hầu như tất cả giống khỉ

không thấy có khả năng bắt chước được tiếng người.

Nhà báo Joe Queenan kể câu chuyện cách đây mấy năm, có lần ông đi dự một buổi độc tấu dương cầm ngoài trời.

Trong khu vườn hôm đó có hai con chim đậu trên cao và dường như chúng bắt chước hót theo tiếng đàn. Mới đầu người

ta thấy lạ và thấy có vẻ dễ thương. Nhưng sau một hồi hai con chim vẫn không chịu ngưng. Sau cùng, những người có

mặt hôm đó mới vỡ lẽ ra rằng hai con chim đó không chỉ bắt chước theo tiếng đàn mà chúng còn đang cố tình nhại lại và

chọc quê người nhạc sĩ. Câu chuyện này xác định một giả thuyết cho rằng chim là loài thú rất láu cá, chúng biết chọc quê

những loài khác, kể cả loài người.

Cũng may mà đến nay chỉ có vỏn vẹn vài con thú là biết bắt chước tiếng người chứ nếu không loài người chúng ta biết

phải đối phó sao đây. Mỗi ngày chúng ta vẫn có bảy tỉ miệng người phát ra cả hàng mấy ngàn thứ ngôn ngữ khác nhau,

trong đó có không ít những nhiễu âm: khoe khoang, khoác lác, mỉa mai, ghen ghét, hờn giận v.v… và chúng ta lâu lâu vẫn

cứ phải bịt tai lại để cản bớt những nhiễu âm đó. Vậy thì đã quá đủ, không cần thêm những miệng thú chen vào nữa, chứ

không thì làm sao mà chịu nổi những cơn đau đầu.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.