logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 02/07/2015 lúc 07:21:44(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Cách đây mấy ngày, tôi có dịp chuyện trò với một đồng nghiệp chuyên dạy về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho

người nước ngoài (TESOL, Teaching English to Speakers of Other Languages). Chị thường đi dạy trong các lớp Thạc sĩ

tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở châu Á. Tôi hỏi chị về các sinh viên Việt Nam. Chị rất khen họ. Rằng phần lớn

đều học hành một cách chăm chỉ. Rằng phần lớn đều gặp khó khăn trong việc nghe và nói nhưng khả năng đọc và viết thì

rất khá. Rằng phần lớn đều thân thiện, lịch sự và lễ phép với các thầy cô giáo. Nói chung, ấn tượng của chị về họ đều rất

tốt. Chị khen họ hơn sinh viên của bất cứ nước nào khác.

Tuy nhiên, sau khi khen ngợi một cách nồng nhiệt, chị hơi khựng lại một chút, rồi băn khoăn: Chị không hiểu tại sao tất cả

(chị nhấn mạnh: TẤT CẢ) các sinh viên Việt Nam, trong đó, có khá nhiều người đã và đang dạy tiếng Anh trong các

trường trung học, lại thường có cái nhìn hết sức tiêu cực về tình hình dạy tiếng Anh cũng như về tình hình giáo dục Việt

Nam nói chung. Tất cả các bức tranh họ vẽ ra đều đen tối. Lớp học thì đông. Động cơ học tập của học sinh khá yếu. Tài

liệu giảng dạy cũ kỹ. Phương pháp giảng dạy lạc hậu. Do đó, kết quả thường rất ít: Phần lớn học sinh, sau sáu bảy năm

học ở trung học, đều không thể nghe và nói tiếng Anh được.

Với người bạn đồng nghiệp người Úc của tôi, những nhận xét tiêu cực về nền giáo dục của các sinh viên Việt Nam là một

hiện tượng rất lạ. Ngoài Việt Nam, chị cũng thường xuyên dạy học tại các nước khác, từ Singapore đến Malaysia, Thái

Lan và Trung Quốc. Ở các nước ấy, hầu hết các sinh viên đều có cái nhìn khá lạc quan, thậm chí, đôi khi, có vẻ tự hào về

nền giáo dục nước họ. Không ở đâu sinh viên lại bi quan như ở Việt Nam.

Người bạn đồng nghiệp của tôi lại hỏi tiếp: Sau khi tốt nghiệp các lớp về phương pháp giảng dạy của Úc, họ có hy vọng

sẽ thay đổi tình hình giáo dục, ít nhất là trong bộ môn tiếng Anh, tại Việt Nam hay không? Tất cả đều trả lời: Không. Họ

cho những khó khăn trong việc dạy học tại Việt Nam không phải chỉ ở trình độ của các thầy cô giáo mà còn ở môi trường

giáo dục chung của Việt Nam. Chị nhận xét: Rõ ràng họ không những bi quan mà còn tuyệt vọng. Chị hỏi tôi: Tại sao như

vậy? Tại sao ở một đất nước có vẻ như đang phát triển rất nhanh mà các sinh viên, tức thành phần trí thức, lại có cái nhìn

bi quan và tuyệt vọng đến như vậy?

Tôi đáp: Đó là một thực tế. Quả thật nền giáo dục tại Việt Nam đang bị bế tắc. Bế tắc từ chính sách đến các khâu thực

hiện và thực hành. Không những chỉ trong bộ môn tiếng Anh mà hầu như ở tất cả các môn học khác cũng đều vậy: thất

bại. Học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những thứ kiến thức cũ kỹ và lạc hậu. Môi trường giáo dục lại không tốt cho việc phát

huy óc sáng tạo và khả năng tự học cũng như tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên.

Người bạn đồng nghiệp của tôi, sau đó, nêu lên hai nhận xét mà tôi rất tâm đắc:

Thứ nhất, sự thất bại của một số học sinh trong lớp có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là từ kiến

thức và kỹ năng giảng dạy của các thầy cô giáo; nhưng sự thất bại của hầu hết các học sinh ở tất cả các trường thì lại có

nguyên nhân từ nền giáo dục; trong khi đó, sự thất bại của cả nền giáo dục thì lại có nguyên nhân sâu xa từ các chính

sách của nhà nước, trong đó, có cả vấn đề thể chế chính trị.

Thứ hai, người bạn đồng nghiệp của tôi lý luận tiếp: Nếu nguyên nhân sâu xa nằm ở thể chế chính trị thì để thay đổi hiện

trạng giáo dục, người ta phải nhắm đến việc thay đổi hoặc cải thiện thể chế chính trị. Nhưng ở đây, chị lại bắt gặp hai hiện

tượng nghịch lý: Một mặt, các sinh viên của chị đều tránh né nói chuyện chính trị, hoặc nếu nói, cũng không thể hiện một

tầm nhìn nào thực sự sâu sắc và có tính chiến lược. Phần lớn chỉ dừng lại ở mức thở than. Mặt khác, hầu như tất cả đều

chỉ nghĩ đến bản thân mình. Khi chị hỏi: Bi quan như vậy, tại sao các sinh viên lại chịu bỏ một số tiền khá lớn để theo học

các trường quốc tế, tất cả đều trả lời có ba lý do chính: Một là để nâng cao tiếng Anh; hai là để học tập được các phương

pháp giảng dạy mới từ Tây phương; và ba là để có một mảnh bằng quốc tế nhằm dễ xin dạy ở các trường lớn và lương

cao. Không có động cơ nào gắn liền với hy vọng cải thiện giáo dục cả.

Chị so sánh với các sinh viên Úc: Thứ nhất, hầu hết các sinh viên Úc đều không có tâm trạng bi quan như vậy; thứ hai,

trong các buổi thảo luận, sinh viên Úc không những chỉ quan tâm đến các phương pháp giảng dạy hay hiệu quả của việc

giảng dạy mà còn để ý đến các chính sách giáo dục của chính phủ cũng như của các đảng phái đối lập và họ cũng

thường có một thái độ rõ ràng về các chính sách ấy.

Thật ra, những nhận xét của người bạn đồng nghiệp, với tôi, không có gì mới lạ. Tôi biết tất cả những điều đó. Hầu hết

người Việt Nam cũng đều biết rõ những điều đó: Sự bi quan và tuyệt vọng của mọi người đối với tình hình giáo dục cũng

như tình hình đất nước nói chung. Tuy nhiên, nếu sự tuyệt vọng đối với viễn ảnh giáo dục hay đất nước là một hiện tượng

đáng buồn thì thái độ không quan tâm đến chính trị và chỉ nghĩ đến bản thân mình của phần lớn giới trí thức lại là một hiện

tượng rất đáng lo lắng: Đó là sự tuyệt vọng đối với tình hình chung của đất nước.

Người ngoại quốc, khi nhận định về Việt Nam, vẫn có sự dửng dưng của một kẻ ngoại cuộc. Với chúng ta, người Việt

Nam, đối diện với những sự tuyệt vọng ấy, bao giờ cũng thấy nhói lên trong lòng những cảm giác xót xa.
Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.