logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2015 lúc 10:42:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gặp “Thần Chết” Lê Phục Hưng ở một nơi ảm đạm, tang tóc chẳng ai thiết đến-nhà quàn, vậy mà PV Thời Báo bị cuốn hút vào những câu chuyện lạ lùng, những trăn trở ít ai thấu hiểu của ông, đâu còn để ý tới ngoại cảnh…
Nỗi oan của Lê Phục Hưng
Người ta gọi ông là “Thần Chết”. Có người cần đến ông nhưng không muốn cho ông đặt chân vào nhà vì sợ tang tóc lại đến.
“Có một lần, vào nửa khuya, tôi nhận được một cuộc điện thoại, liền chạy tới một thành phố nhỏ, ít người Việt. Khi tới nơi, cảnh sát đang đứng đợi ngoài sân. Gặp tôi, con trai người vừa qua đời mừng lắm. “Chú, con mời chú vô” thì bà mẹ trong nhà bước ra chỉ vào mặt tôi, gằn giọng: “Tôi biết ông là ai. Ông không được bước vào nhà tôi!”. Cậu con trai cũng kinh ngạc như tôi: “Sao vậy má, chú tới giúp đưa ba đi mà?”. “Mày con nít biết gì mà nói. Ông không được bước vào. Ông biết bây giờ là mấy giờ, hôm nay ngày gì không? Sắp qua Giao thừa rồi, ông mà vô nhà tôi, năm tới nhà tôi có tang trùng là ông chết với tôi”. Tôi nghe vậy vội vàng xin lỗi, thối lui ngay vì hiểu tục lệ kiêng cử của người mình. Nhưng cảnh sát chỉ đợi người của nhà quàn tới để ra về, đâu có chịu vậy. Tôi phải phone cho cậu con trai hỏi chừng nào tôi mới vô được thì bà mẹ giằng lấy điện thoại, trả lời: “Ông không được vô, mà phải người tuổi Tuất xông đất mới được”. Mấy ông cảnh sát, nghe tôi dịch lại, biết yêu cầu quá “nghiệt” này lắc đầu than: “Tuổi con chó là sanh những năm nào, ai mà biết. Ông nói đi, thử coi có “tuổi Tuất” ở đây không?”. Tôi thì rành vụ tuổi ta quá rồi. Vừa nghe tôi kể ra, họ xướng lên: “Ai tuổi con chó, sanh năm…?”. Không có “tuổi Tuất” nào ở đây, họ phải gọi bộ đàm tìm người “tuổi con chó”. Khi có một người cảnh sát tuổi Tuất tới, vào xông đất thì tôi mới vào nhà nhận xác được. Mấy hôm sau, trên báo Tây xuất hiện một tin ngồ ngộ, đại loại là “Muốn vào cảnh sát phải tuổi con chó”…”
Người ta không dám chào ông vì sợ xui rủi…
“Có lần tôi đi ngoài Phố Tàu, có một cậu nhỏ chào tôi: “Hello chú, chú khỏe không?”. Tôi không biết cậu nhỏ đó là ai, đoán là gia đình một người quá cố nào đó mà tôi từng giúp lo việc mai táng, cũng chào lại. Độ vài phút sau, tôi có cuộc điện thoại: “Con mới gặp chú lúc nãy nè!”. “Sao con biết số điện thoại của chú?”. “Mom cho con, Mom nói con gọi để trả lại chú cái chào lúc nãy, tại vì gặp chú, chào chú xui lắm”. Tôi chỉ còn biết đùa: “Con nói với Mom, gặp chú là tận cùng rồi, còn xui gì nữa!”
Người ta cứ nghĩ ông tới giúp chỉ để lấy tiền của họ.
“Bà con nên biết, nhân viên nhà quàn có hai loại: nhân viên non-commission và nhân viên commission. License của tôi là non-commission nên tôi không được phép nhận bất cứ khoản tiền gì của ai hết. Nhiệm vụ của tôi là làm trong phòng xác, chăm sóc người chết. Những gì tôi làm trong tang lễ mà mọi người thường thấy là tôi tự nguyện làm, để giúp cho tang quyến thôi”.
“Khi tới nhà quàn, người ra tiếp, bàn bạc với tang quyến là nhân viên hưởng hoa hồng, chứ không phải nhân viên không hưởng hoa hồng như tôi. Nhưng khi bà con cần tôi giúp thì tôi được phép ra tiếp vì tôi biết tiếng Việt, và khi đó tôi sẽ giúp bàn bạc, góp ý để bà con bớt được những chi phí không cần thiết”.
Người ta không còn dám mời ông đi đám cưới.
“Từ ngày làm nghề này, tôi mất hết bạn bè. Đám cưới người ta chỉ thông báo và nói thẳng không dám mời tôi vì sợ xui xẻo. Đành vậy chớ biết sao!”.
Bị hiểu lầm, gặp nhiều chuyện cay đắng như vậy thử hỏi mấy ai không buồn, không giận? Vậy mà ông vẫn tìm cách để lướt qua nỗi buồn.
“Nhẫn. Tôi luôn tâm niệm điều này. Khi bị mọi người hiểu lầm, tôi nghĩ, tại mọi người không hiểu công việc của tôi thôi. Nếu tôi nói họ sai thì chính tôi sai rồi. Khi gặp gia quyến thay đổi ý kiến liền liền vì “lắm thầy nhiều ma” thì tôi thấu hiểu và thông cảm, nỗi đau mất người thân quá lớn, nên đừng nói chuyện có lý hay không ở đây. Tang gia thì ai không bối rối. Cái kinh nghiệm lo hậu sự cho người thân là cái kinh nghiệm không ai muốn kể, không ai muốn hỏi nên khi nhà có tang chế thường ít ai biết phải làm gì”.
Có ma không?
Đó là câu hỏi mà ai biết tôi sắp đi gặp Thần Chết-Lê Phục Hưng đều muốn hỏi.
“Ma à? Nói có cũng được mà nói không cũng được. Tôn giáo nào không nhắc tới linh hồn.
Ma như trong phim kinh dị thì tôi chưa gặp nhưng linh cảm người chết đang ở kề bên nhìn tôi chăm sóc thi hài của họ thì có. Cảm giác đó có có thể vì tôi mất tới 6-7 tiếng lo cho người chết. Tôi phải chăm chú nhìn mặt họ hàng giờ đồng hồ để xem phản ứng của thuốc, xoa bóp, rồi nhìn hình lúc sống của họ để so sánh, nên gương mặt đó in sâu vào đầu tôi. Nhiều khi ngủ gương mặt người chết lại hiện ra. Vậy đó, “ma” mà tôi thấy là vậy”.
“Nhiều đồng nghiệp của tôi không bao giờ dám làm một mình trong phòng xác, nếu trong nhà quàn không có người. Có người nói họ có cảm giác rờn rợn, lạnh toát người. Nhưng tôi không vậy, thường ở một mình trong phòng xác. Nhiều khi còn làm lúc 1, 2 giờ sáng. Tại sao tôi không sợ à? Tôi không biết, tự nhiên tôi không thấy sợ. Tôi không biết có phải tại tôi gan không nữa, tôi chỉ nghĩ rằng tôi đang chăm sóc cho người chết, tôn trọng họ, làm điều tốt cho họ, sao họ lại làm gì tôi…”
Vào nghề…
“Cái nghề này chọn tôi chứ tôi có biết gì về nó đâu mà chọn. 12 năm trước, tôi đang làm computer system engineer cho Roger thì thất nghiệp. Thất nghiệp, thì “ăn thất nghiệp”! Cũng trong thời gian đó mẹ tôi mất. Lúc lo tang lễ cho bà, Nhà quàn thấy tôi rành tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên đề nghị tôi làm cho họ, vì công ty của họ đang cần người như vậy để tiếp xúc với khách hàng người Việt. Tôi từ chối liền, biết gì đâu mà làm cái nghề “ngộ” như vậy. Sau rồi có người quen thấy tôi lo cho đám tang mẹ tôi chu đáo, khi nhà họ có tang sự mới nhờ tôi giúp. Thì giúp. Tới lần giúp gia đình thứ ba, thì nhà quàn không cho tôi làm vậy nữa. Họ nói một là họ trả công cho tôi, tôi làm cho họ; hai là tôi không được làm giúp như vậy nữa. Lúc đó tôi vừa hết “ăn thất nghiệp” mà tìm chưa ra việc làm nên nhận thử coi sao. Làm nghề này phải học hành đàng hoàng, phải có license, nên họ đồng ý chu cấp tiền cho tôi ăn học với điều kiện phải thi đậu. Thì thi!. Thi vào Humber College, “xui” quá, đậu. Thì học! Học xong, thì đi làm!
Sau đó tôi mới biết đây là công ty mai táng có mặt ở khắp thế giới và bao nhiêu năm nay mới có tôi là nhân viên người Việt duy nhất. Cho nên khi có bất cứ người Việt nào trên thế giới cần, tôi đều được điều động tới…”
“Nghề này không sợ cạnh tranh nhưng không ai muốn làm. Khỏi nói thì cũng hiểu tại sao… Lương cao chắc cao à? Không cao đủ để chịu đựng những áp lực của công việc đâu, cho nên biết bao người ‘đụng trận’, vô tới phòng xác là chạy ‘mất dép’.
Lẽ ra tôi đã về hưu 5 năm rồi, nhưng đăng báo tuyển người hoài đâu có được. Hai năm nay mới có cô Lê Thu Hương theo phụ”.
“Doctor of death”…
Có một ví von khá thú vị về cái nghề chăm sóc người chết của ông: ở nhà thương có bác sĩ chăm sóc cho người sống, ở nhà quàn thì có “doctor of death” chăm sóc cho người chết. Có người thắc mắc, người chết rồi, chăm sóc gì nữa?
“Sao lại không? Bên xứ này nhân phẩm con người tới khi chết vẫn còn được tôn trọng. Vì tôn trọng người chết là một lẽ, và còn vì người sống. Chúng tôi phải cố gắng làm sao để hình ảnh cuối cùng của người chết vẫn đẹp, để người thân bớt đau khổ…
Tôi làm gì trong phòng xác à? Người chết thì không thể… đẹp rồi nên tôi phải làm sao cho người chết trông như ngủ. Nói một cách giản lược là khi chết đi, máu không còn tuần hoàn, chỉ tích tụ carbon dioxide nên làm người cứng lại, trắng bệch. Cho nên cần chích hóa chất vào cho thi hài mềm lại, rút hết máu ra, kể cả ở những mạch máu li ti. Có máy làm chuyện này. Rồi phải bơm hóa chất vào thay thế để các mạch máu vẫn căng. Và lúc này người làm công việc như tôi phải pha chế và canh màu sắc hóa chất như thế nào để người chết trông như ngủ. Phải theo dõi kỹ lắm, để gương mặt họ tự nhiên như khi còn sống, cho tới khi một người trong tang quyến vào xem trước thấy hài lòng. Nói phải mất 6-7 tiếng chăm sóc người chết là vậy.
Có cần make-up không à? Nếu làm kỹ lưỡng thì đâu cần nữa.
Có lấy nội tạng ra không à? Mười người gặp tôi có tới chín người hỏi câu này. Lấy làm chi! Con người chớ bộ con cá sao mà mổ bụng…”.
… và những điều canh cánh bên lòng
Hơn ba tiếng đồng hồ dường như quá ngắn để ông trải lòng và trang báo có hạn cũng chỉ có thể nói dùm ông vài điều trăn trở…
“Chuyện sinh-tử ai tránh được! Cuộc đời vô thường lắm, thấy đó mất đó. Bởi vậy, định liệu trước thì khi nằm xuống gia đình không quá bối rối và khỏi tốn những chi phí không cần thiết”.
“Bà con mình ít để ý tới chuyện trả góp chi phí tang lễ. Càng ít người biết chuyện khi trả được ít nhất một năm, nếu chẳng may mất đi sẽ được nhà quàn lo lắng đầy đủ như đã ký kết mà không phải trả thêm đồng nào hết. Ví dụ chọn gói chi phí $12,000, trả góp trong 12 năm mà chết khi mới trả được một năm, thì khỏi trả phần còn lại”.
“Có bà cụ tội lắm, nói rằng dù không có tiền cũng dành dụm 25 đồng mỗi tháng mua bảo hiểm nhân thọ. Tôi nói với bà cụ: “Bà để dành tiền đó mua xôi ăn, đừng lo gì hết. Bà không có tiền thì khi nằm xuống chuyện hậu sự không tốn đồng nào đâu”.
Chúng ta may mắn sống ở một đất nước có an sinh xã hội rất tốt. Chẳng lẽ lo cho người sống mà không lo cho người chết? Nếu người chết không có tiền thì nhà quàn lo rồi tính tiền với chánh phủ. Đất chôn cũng được cho luôn. Cho nên dù không có tiền bà con mình cũng cứ vui sống đi.
Như thế nào là không có tiền? Bà con hãy tự trả lời ba câu hỏi: 1.Có tiền trong nhà băng không; 2. Có nhà cửa, tài sản không; 3.Có mua bảo hiểm nhân thọ không”.
***
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, con cái thành đạt, lẽ ra ông đã có thể an hưởng tuổi vàng nhưng ông vẫn nghe điện thoại 24/24, vẫn đi đến bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào có người cần đến. Dường như với ông, gắn với công việc nhà quàn, giúp những gia đình mất mát người thân không còn là “nghề” mà đã trở thành “nghiệp”. Và tôi tin, vào những lúc đau buồn nhất, bối rối nhất, gọi cho ông, nghe giọng nói ấm áp, thân tình: “Dạ tôi, Lê Phục Hưng đây…”, sẽ thấy lòng bình an…

P.H.Oanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.