logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2015 lúc 10:46:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một nhà thơ rất nổi tiếng nhưng…
“rượu mua chịu, cá câu trộm, và… văn viết chui!”
Đoàn Dự ghi chép

Thưa quý bạn, cái gì đã qua thì cho qua luôn, không nói đến nữa, đó là thói quen gần như bản tính của Đoàn Dự. Tuy nhiên, có những chuyện lạ lạ, hay hay, nhất là hoàn toàn có thật thì dù đã qua lâu rồi Đoàn Dự cũng vẫn muốn trình bầy hầu quý bạn.

Đó là trường hợp của nhà thơ Phùng Quán. Ông sinh năm 1932 tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên–Huế.

Năm 1945, 13 tuổi, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101. Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV rồi Đoàn Văn công Liên khu IV.

Đầu năm 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội CSVN. Nhưng đến năm 1956, ông tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm, đòi quyền tự do, độc lập cho giới văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam. Từ đó số phận nghiệt ngã đến với ông cũng như rất đông văn nghệ sĩ và trí thức danh tiếng khác.
Bài này phần lớn dựa vào hồi ức trong tác phẩm “Quê Choa” (tức “Quê Tôi” – tiếng địa phương Quảng Bình) của nhà văn Nguyễn Quang Lập và tác phẩm “Ba phút sự thật” của nhà thơ Phùng Quán, xin mời quý bạn xem xét.

Nhớ chị Vũ Bội Trâm – Đám cưới và đêm tân hôn
Bữa trước mình (tức nhà văn Nguyễn Quang Lập, bị bắt do viết blog, đã được thả.-ĐD) ra Huế, anh Ngô Minh nhắc mình, nói mi mần chi thì mần, cố sắp xếp thời gian viếng mộ anh Quán chị Trâm. Anh Ngô Minh nhắc hơi thừa, mình đã viếng mộ anh Quán chị Trâm cách đó mấy ngày, trước khi bù khú với anh em văn nghệ Huế.

Nhờ sáng kiến của Ngô Minh, những người yêu mến Phùng Quán đã nhiệt tình hưởng ứng, khu mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán đã được cất lên phía tây làng Thủy Dương (quê Phùng Quán, phía nam thành phố Huế), đã trở thành một địa chỉ văn hóa của thành phố Huế cho khách thập phương, thật tuyệt vời.

Mình nhớ năm 1995, ngày đưa anh Quán về trời, an táng ở quê chị Trâm thuộc làng Nhổn, huyện Từ Liêm. Đám tang giữa mưa xuân.Từ khi đầu đám cho đến khi hạ huyệt, mình không khóc. Nhưng khi hạ quan tài, thấy cái huyệt ngập nước, quan tài chìm dần trong nước, mình đã bật khóc. Chị Bội Trâm cũng xỉu đi, có lẽ chị không chịu nổi khi thấy anh Quán phải nằm trong nước. Liền mấy năm sau đó, ngày giỗ anh Quán nào chị Trâm cũng nói chuyện với mọi người ước nguyện của chị là đưa anh Quán về Thủy Dương quê anh.

Chị nhắc đi nhắc lại hoài nghe thật xót ruột. Từ khi anh Quán mất, chị mỗi ngày mỗi héo đi. Gặp mình lần nào cũng nói chuyện anh Quán, chỉ nói chuyện anh Quán không nói chuyện nào khác. Chị nói anh Quán đã cho chị sống như chị muốn, giờ anh mất rồi, chị chỉ có một ước nguyện cuối cùng là đưa anh về Thủy Dương, mai mốt qua đời chị cũng muốn về Thủy Dương với anh Quán. Rồi ngước lên bàn thờ rưng rưng nhìn anh Quán, chị chép miệng nói biết hoàn cảnh mình không nhờ con được, chị đành trông cậy hết vào bạn bè.

Hai chục năm sau ước nguyện của chị Bội Trâm mới thành. Thực ra việc đưa anh Quán về quê không khó. Họ hàng nhà anh Quán đã xin làng Thủy Dương một mảnh đất làm khu mộ, bất kỳ khi nào chị Trâm muốn đưa anh Quán về quê họ cũng sẵn sàng. Nhưng khi chị Trâm còn sống không ai nỡ chuyển anh Quán về quê, chị ở Hà Nội anh nằm ở Huế sao đành. Ngày giỗ tết chị phải về Huế thắp hương, đường xá xa xôi rất vất vả cho chị. Hơn nữa khi chị Trâm còn sống, nếu đưa anh Quán về quê thế nào chính quyền cũng ra tay giúp đỡ, điều mà anh Quán không muốn. Cho nên hai năm sau ngày chị Bội Trâm qua đời, anh Ngô Minh mới bàn với họ hàng anh Quán đưa anh chị về Huế.

Anh Ngô Minh là người có công rất lớn trong việc đưa chị Trâm anh Quán về Huế, tạo nên khu mộ vợ chồng nhà thơ đầu tiên của cả nước. Vợ chồng qua đời được xây mộ bên nhau thì nhiều nhưng đó là do con cái dựng nên, việc vợ một nhà nhà thơ được bạn bè và họ hàng nhà thơ kính cẩn rước về quê ở trong khu mộ của nhà thơ là chuyện xưa nay hiếm. Có lẽ chị Bội Trâm là người duy nhất được hưởng cái phúc này, bởi vì chị là vợ nhà thơ xưa nay hiếm.

Gia đình Phùng Quán

UserPostedImage

Quảng cáo
Chuyện lạ trên đời
July 5, 2015
Category: Chuyện Bên Nhà
permalink
Chuyện lạ trên đời:
Một nhà thơ rất nổi tiếng nhưng…
“rượu mua chịu, cá câu trộm, và… văn viết chui!”
Đoàn Dự ghi chép

Thưa quý bạn, cái gì đã qua thì cho qua luôn, không nói đến nữa, đó là thói quen gần như bản tính của Đoàn Dự. Tuy nhiên, có những chuyện lạ lạ, hay hay, nhất là hoàn toàn có thật thì dù đã qua lâu rồi Đoàn Dự cũng vẫn muốn trình bầy hầu quý bạn.

Đó là trường hợp của nhà thơ Phùng Quán. Ông sinh năm 1932 tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên–Huế.

Năm 1945, 13 tuổi, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101. Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV rồi Đoàn Văn công Liên khu IV.

Đầu năm 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội CSVN. Nhưng đến năm 1956, ông tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm, đòi quyền tự do, độc lập cho giới văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam. Từ đó số phận nghiệt ngã đến với ông cũng như rất đông văn nghệ sĩ và trí thức danh tiếng khác.
Bài này phần lớn dựa vào hồi ức trong tác phẩm “Quê Choa” (tức “Quê Tôi” – tiếng địa phương Quảng Bình) của nhà văn Nguyễn Quang Lập và tác phẩm “Ba phút sự thật” của nhà thơ Phùng Quán, xin mời quý bạn xem xét.

Nhớ chị Vũ Bội Trâm – Đám cưới và đêm tân hôn
Bữa trước mình (tức nhà văn Nguyễn Quang Lập, bị bắt do viết blog, đã được thả.-ĐD) ra Huế, anh Ngô Minh nhắc mình, nói mi mần chi thì mần, cố sắp xếp thời gian viếng mộ anh Quán chị Trâm. Anh Ngô Minh nhắc hơi thừa, mình đã viếng mộ anh Quán chị Trâm cách đó mấy ngày, trước khi bù khú với anh em văn nghệ Huế.

Nhờ sáng kiến của Ngô Minh, những người yêu mến Phùng Quán đã nhiệt tình hưởng ứng, khu mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán đã được cất lên phía tây làng Thủy Dương (quê Phùng Quán, phía nam thành phố Huế), đã trở thành một địa chỉ văn hóa của thành phố Huế cho khách thập phương, thật tuyệt vời.

Mình nhớ năm 1995, ngày đưa anh Quán về trời, an táng ở quê chị Trâm thuộc làng Nhổn, huyện Từ Liêm. Đám tang giữa mưa xuân.Từ khi đầu đám cho đến khi hạ huyệt, mình không khóc. Nhưng khi hạ quan tài, thấy cái huyệt ngập nước, quan tài chìm dần trong nước, mình đã bật khóc. Chị Bội Trâm cũng xỉu đi, có lẽ chị không chịu nổi khi thấy anh Quán phải nằm trong nước. Liền mấy năm sau đó, ngày giỗ anh Quán nào chị Trâm cũng nói chuyện với mọi người ước nguyện của chị là đưa anh Quán về Thủy Dương quê anh.

Chị nhắc đi nhắc lại hoài nghe thật xót ruột. Từ khi anh Quán mất, chị mỗi ngày mỗi héo đi. Gặp mình lần nào cũng nói chuyện anh Quán, chỉ nói chuyện anh Quán không nói chuyện nào khác. Chị nói anh Quán đã cho chị sống như chị muốn, giờ anh mất rồi, chị chỉ có một ước nguyện cuối cùng là đưa anh về Thủy Dương, mai mốt qua đời chị cũng muốn về Thủy Dương với anh Quán. Rồi ngước lên bàn thờ rưng rưng nhìn anh Quán, chị chép miệng nói biết hoàn cảnh mình không nhờ con được, chị đành trông cậy hết vào bạn bè.

Hai chục năm sau ước nguyện của chị Bội Trâm mới thành. Thực ra việc đưa anh Quán về quê không khó. Họ hàng nhà anh Quán đã xin làng Thủy Dương một mảnh đất làm khu mộ, bất kỳ khi nào chị Trâm muốn đưa anh Quán về quê họ cũng sẵn sàng. Nhưng khi chị Trâm còn sống không ai nỡ chuyển anh Quán về quê, chị ở Hà Nội anh nằm ở Huế sao đành. Ngày giỗ tết chị phải về Huế thắp hương, đường xá xa xôi rất vất vả cho chị. Hơn nữa khi chị Trâm còn sống, nếu đưa anh Quán về quê thế nào chính quyền cũng ra tay giúp đỡ, điều mà anh Quán không muốn. Cho nên hai năm sau ngày chị Bội Trâm qua đời, anh Ngô Minh mới bàn với họ hàng anh Quán đưa anh chị về Huế.

Anh Ngô Minh là người có công rất lớn trong việc đưa chị Trâm anh Quán về Huế, tạo nên khu mộ vợ chồng nhà thơ đầu tiên của cả nước. Vợ chồng qua đời được xây mộ bên nhau thì nhiều nhưng đó là do con cái dựng nên, việc vợ một nhà nhà thơ được bạn bè và họ hàng nhà thơ kính cẩn rước về quê ở trong khu mộ của nhà thơ là chuyện xưa nay hiếm. Có lẽ chị Bội Trâm là người duy nhất được hưởng cái phúc này, bởi vì chị là vợ nhà thơ xưa nay hiếm.

Gia đình Phùng Quán


Chị Trâm bằng tuổi anh Quán. Năm 23 tuổi chị là cô gái xinh đẹp ở phố Hàng Cân, là giáo viên văn Trường Cấp 3 Chu Văn An – trường học danh giá ở Hà Thành. Khoảng năm 1956-57, chị gặp và yêu anh Quán, thời mà anh Quán vừa mang cái án Nhân văn – Giai phẩm. Anh Quán bị đuổi khỏi quân đội, năm trước vừa về Văn nghệ quân đội ở số 4 Lý Nam Đế, năm sau đã bị buộc phải rời khỏi đó.

Thời ấy nghe mấy tiếng ”Bọn Nhân văn-Giai phẩm” ai nấy đã dựng tóc gáy, nổi da gà, việc chị Trâm quyết yêu anh Quán đúng là chuyện lạ. Nhà trường kiểm điểm, gia đình ruồng bỏ, họ hàng bà con ai cũng phản đối. Mẹ chị uất quá, vừa khóc vừa mắng chị: “Lấy chồng như thế thì thà nhảy nhảy xuống sông mà chết cho xong”. Chị Trâm vẫn không nao núng, nói con đã yêu anh Quán nên không thể yêu người khác, nếu bố mẹ không cho con lấy, con sẽ không lấy người nào khác nữa. Cuối cùng bố mẹ chị cũng phải xuống thang, cho lấy.

Thực ra, anh Quán chị Trâm chỉ đăng kí kết hôn thôi còn lễ cưới thì không diễn ra. Trăm sự vì cái tên Phùng Quán. Họ sợ có cái tên đó trong thiệp cưới sẽ không ai dám đến dự. Bạn bè anh Quán hầu hết đã cắt đứt quan hệ. Anh này chê anh kia hèn nhưng hễ gặp anh Quán, anh nào cũng mắt trước mắt sau tìm cách chuồn lẹ. Bạn bè văn nghệ vẫn gần gũi với anh Quán trong những ngày hoạn nạn đó chỉ có mấy người như: nhà thơ Tạ Vũ, nhà báo Xuân Đài, họa sĩ Lê Huy Quang, nhà báo Xuân Trung v.v…

Bức tường đám cưới thời đó thường có hình đôi chim bồ câu chụm mỏ vào nhau, tên cô dâu chú rể được dán ở bên dưới. Giả thử nếu đám cưới diễn ra, bà con thấy cái tên Phùng Quán “phần tử chống Đảng”, hơn nữa chính quyền đang phê phán Nhân văn – Giai phẩm mà một phân tử Nhân văn – Giai phẩm lại tổ chức đám cưới ngay trước mũi họ thì có khác nào thách đố họ?

Nghĩ vậy nên anh Quán chị Trâm không làm đám cưới, chỉ gửi trầu cau, còn giấy báo hỉ cũng chỉ đề tên chị Trâm, ngay cái từ “cưới” cũng không dám dung, chỉ nói là “ra riêng”. Anh Ngô Minh tìm được tấm thiệp báo hỉ cũ hồi đó do họa sĩ Lê Huy Quang vẽ, mặt trước là hai bông hoa do Huy Quang vẽ, mặt sau là đôi chim bồ câu và mấy chữ của Phùng Quán viết tay. Đó là thiếp báo tin của chị Trâm gửi cho cô Mai Thị Từ, cô giáo thân yêu của chị: “Chúng em ra ở riêng ngày 12-1-1962. Chúng em nhờ những bông hoa này mang tin vui đến với cô. Mong cô mừng cho hạnh phúc của chúng em”.

Anh Ngô Minh đã nói về đám cưới anh Quán chị Trâm thế này: “Chị Vũ Bội Trâm có lẽ là người con gái Việt Nam duy nhất lấy chồng không có đám cưới, không được mặc áo cưới, không lên xe hoa, không đưa dâu, không có phòng tân hôn, không chụp ảnh, không quay phim…”. Nghe mà ứa nước mắt. Vợ chồng Phùng Quán tổ chức tiệc cưới tại nhà bà Tưởng Dơi, mẹ nuôi của Phùng quán.

Tiệc cưới có bốn người dự là vợ chồng Tạ Vũ và hai nhà báo Xuân Đài, Xuân Trung. Anh Ngô Minh kể là Phùng Quán ra chợ mua hai con gà, ra Hồ Tây câu trộm ít cá, cùng với mấy lít rượu mua chịu của nhà bà Hai Hạnh…
Sau bữa tiệc là đêm tân hôn. Nhà bà Tưởng Dơi nhỏ hẹp, hơn chục mét vuông và chỉ có hai cái giường đơn – loại giường tập thể hồi đó – rộng chừng một mét, dài chừng mét sáu. Bình thường anh Quán một giường, bà Tưởng Dơi một giường. Bữa đó Tạ Vũ say, vợ chồng phải ngủ lại không về được. Bà Tưởng Dơi phải nhường giường cho họ, bà nằm võng. Để có khoảng trống mắc võng, hai cái giường phải kéo sát lại gần nhau. Đêm tân hôn, vợ chồng Phùng Quán nằm sát giường vợ chồng Tạ Vũ. Họ nằm im bên nhau, không dám ôm nhau, không dám hôn nhau. Họ nằm rất chật vì chiều ngang giường chỉ có 1 mét, hai tay nắm chặt tay nhau làm như mình ngủ ngon lắm, kỳ thực trắng đêm họ không ngủ được. Đó là một đêm tân hôn lạ lùng có một không hai khắp thế gian này…

Rượu mua chịu, cá câu trộm, văn viết chui…
Mình kể cho nhiều cô, nhiều bà nghe chuyện chị Bội Trâm làm vợ, ai cũng cảm phục và khi được hỏi, nếu rơi vào hoàn cảnh của chị Trâm, cô, bà hay chị có chịu đựng được không. Đa số đều trả lời không, không dám và không muốn như thế. Mình kể cho chị Trâm nghe, chị cười, trả lời chị cũng không dám và không muốn, chẳng qua là do trời đất xui khiến thì phải chịu vậy thôi. Mình nói, em hỏi thật chị nhé, sống với anh Quán chị có thấy hạnh phúc không? Chị im lặng hồi lâu rồi nói, nhiều lần anh Quán cũng hỏi chị như vậy, lần nào chị cũng trả lời: ”Nếu không hạnh phúc thì em đã bỏ anh từ lâu rồi!”.

Kể ra, sống được như chị Bội Trâm cũng khó. Suốt một cuộc đời ngụp lặn trong túng thiếu – cả về tình cảm lẫn vật chất – để tìm kiếm hạnh phúc, ngoài chị chắc không còn ai.

Cưới xong, anh Quán phải đi cải tạo và lao động tại Thái Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Việt Trì… Bác Tô Hoài kể rằng Phùng Quán trở thành “vua phân bò” từ đó, những ngày ở Thái Bình anh nhặt phân bò tài tình đến nỗi hố ủ phân vừa đào xong đã đầy, dân không kịp đào hố ủ cho Phùng Quán.

Mọi người phong Phùng Quán là “vua phân bò”, anh cười, nói nhờ rứa mà văn Phùng Quán khỏi bị… thối như phân. Anh còn “xung phong” lên rừng núi Thái Nguyên suốt ba năm liền, một mình canh mấy hecta ngô, khoai, sắn của cơ quan. Mình hỏi anh Quán, anh “xung phong” thiệt à? Anh cười hặc hặc, nói người ta gợi ý mình xung phong thì mình xung phong chớ răng. Chẳng ai ép mình, chỉ nói tùy đồng chí thôi nhưng thời đó cái tiếng “tùy” nó dễ sợ lắm!
Trong suốt mười năm sau ngày cưới, chị Trâm ở nhà mẹ tại phố Hàng Cân, anh Quán đi cải tạo lao động thỉnh thoảng về nhà mẹ nuôi là bà Tưởng Dơi, vợ chồng lại gặp nhau ở đấy, bí mật lén lút như khi đang yêu vậy. Ngay cả khi có hai mặt con, cái Quyên và thằng Quân, anh chị cũng chỉ dám hẹn hò gặp nhau ở nhà bà Tưởng Dơi, chưa dám công khai cho mọi người biết. “Phần tử chống đảng” dễ sợ vậy đó!

Anh Quán đi cải tạo, chị Trâm một mình nuôi hai đứa con. Đến khi anh Quán trở về, chị còn phải nuôi thêm anh Quán. Nuôi anh Quán tức là nuôi thêm bạn bè của anh Quán nữa. Từ khi trường Chu Văn An thương tình cho vợ chồng anh Quán ở tạm nơi chứa đồ mộc thí nghiệm của nhà trường, có chỗ chui ra chui vào, nhà chị không khi nào ngớt khách, luôn luôn có ít nhất một bạn anh Quán ăn ở trong nhà. Lương giáo viên cấp 3 chỉ dùng được một tuần là hết, thỉnh thoảng anh Nguyễn Tuân, anh Xuân Đài lấy một phần lương của mình đưa cho chị Trâm nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể, không ăn thua.

UserPostedImage

Nhiều lần tan lớp, chị Trâm đứng ở cổng trường, ngẩn ngơ không biết phải đi đâu, làm gì để có được một, hai đồng đi chợ. Tất cả những gì bán được đều đã bán rồi. Tất cả những ai vay được đều đã vay rồi. Phòng tài vụ đã cho ứng trước mấy tháng lương, không thể ứng thêm được nữa. Khi đó chị chỉ có khóc, trông chờ ông Bụt hiện lên hỏi vì sao con khóc chứ chẳng có cách nào khác. Chị Trâm không khóc, ông Bụt cũng không hiện ra, nhưng lần nào cũng vậy, cái số “có quí nhân phù trợ” đã giúp chị qua được cơn bĩ cực. Thế nào rồi cũng có người đi ngang qua, khi thì là bạn của chị, khi thì bạn của anh Quán, họ hỏi: “Đứng làm gì đó hả con kia? Sao trông cái mặt như người mất sổ gạo thế hở?”. Rồi họ dúi cho chị một hai đồng, rất nhiều lần như thế.

Cũng rất nhiều lần cầm một hai đồng về nhà, chị thấy trong nhà có vài ba ông bạn của anh. Bữa cơm và rượu hèn lắm cũng phải mất năm sáu đồng. Chị cứ xách giỏ đi liều ra chợ, hy vọng cái số “có quí nhân phù trợ” sẽ giúp chị. Nếu hỏi lỡ chẳng ai giúp thì sao, chị cũng chỉ biết cười trừ, hoàn toàn không có câu trả lời. Trời đã trả lời giùm chị, chưa khi nào chị phải xách giỏ về không.

Một lần, bà hàng cá thấy chị đứng tần ngần trước mớ cá chép, lật đi lật lại con cá mà không dám hỏi giá. Hỏi làm sao được khi túi chị chỉ còn có hơn một đồng. Mãi rồi chị cũng phải đứng dậy bỏ đi. Bà hàng cá liền gọi lại, thì thầm hỏi nhỏ: “Vợ Phùng Quán phải không?”. Và rồi con cá chép hai cân có người mua bốn đồng rưỡi không chịu bán đã lọt vào cái giỏ nhựa rách của chị. Chị xách con cá ra khỏi chợ không biết mơ hay tỉnh nữa, lâu lâu lại nhìn vào giỏ, chỉ sợ con cá tự dưng biến mất.

Anh Quán nghe chị Trâm kể cảm động lắm, quyết ra Hồ Tây câu trộm một con cá chép hai cân trả ơn bà hàng cá. Không câu được cá chép hai cân, bù lại anh câu được sáu con cá mè và hai con cá quả, con nào con ấy cỡ một cân. Chị mang hết ra tặng lại bà hàng cá. Bà hàng mừng lắm, trả chị mười hai đồng, nói ơn nghĩa là đây, em giúp chị có cá bán là may cho chị lắm rồi. Từ nay chị em mình dựa vào nhau mà sống. Nghề… câu cá trộm ở Hồ Tây của Phùng Quán bắt đầu từ đó.

Còn văn viết chui là thế nào? Chị Bội Trâm mỉm cười, nói cũng nhờ bác Thanh Tịnh cả đấy. Trước đó anh Quán chẳng dám nghĩ đến cái nghề viết văn chui đâu, nhờ bác Thanh Tịnh bày cho đấy.

Chuyện là thế này.

Xưa làm ở Văn nghệ Quân đội, Phùng Quán vẫn hay hầu rượu hầu trà Thanh Tịnh. Họ là đồng hương Thừa Thiên-Huế. Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, Thanh Tịnh là người duy nhất trong Văn nghệ Quân đội vẫn còn giữ quan hệ với Phùng Quán. (Đấy là nói thời kỳ đầu, về sau còn có Tào Mạt). Thanh Tịnh thường hay đến nhà Phùng Quán chơi, thân thiết với cả hai vợ chồng.

Một hôm, chị Bội Trâm đạp xe về nhà mẹ ở phố Hàng Cân, dọc đường gặp Thanh Tịnh đang đi bộ trên vỉa hè. Bác vẫy chị dừng xe, rồi nói tao nghe nói thằng Quán rượu chè ghê lắm, tiền rượu mua chịu lên đến bạc nghìn rồi phải không? Chị giật mình, kinh ngạc nói đâu có, anh Quán có mua chịu rượu nhưng chỉ năm bảy chục, một trăm đồng là trả thôi, đâu có chịu nhiều như thế. Thanh Tịnh lắc đầu, nhăn mặt nói: “Lại còn bao che cho chồng nữa! Chúng nó bảo tiền rượu nợ lên tới ngàn hai rồi. Nhà của trường học cho ở nhờ, không bán được, giả thử có bán được cũng không đủ trả nợ!”.

Chị Trâm thất sắc, đạp xe về nhà bà chủ hàng rượu. Cái cột nhà vạch vôi chi chít, cứ mỗi vạch là một lít. Có đến hàng trăm vạch, tính ra chừng bốn trăm đồng. Chị thở phào nhẹ nhõm, bốn trăm thì chị có hy vọng trả được chứ nghìn hai thì chắc chết. Bà chủ chỉ cho chị thấy ba cây cột khác cũng đầy vạch, nói còn ba cột năm ngoái đây nữa cô Trâm ơi. Chị hoa mắt, suýt té xỉu. Chị về nhà ngồi khóc một mình không biết ngỏ cùng ai. Chị biết tính anh Quán hiếu khách, hễ có khách là có rượu, ngày nào cũng vài ba khách, tích tiểu thành đại giờ lên đến ngàn hai trăm đồng.
Thất kinh. Một ngôi nhà mặt tiền ổ phố Huế lúc đó cũng chỉ có giá chừng nghìn hai chứ bao nhiêu đâu!
Vừa lúc Thanh Tịnh đến chơi. Thấy chị khóc, ông mắng át đi: “Khóc có ra tiền được không? Lấy đống bản thảo thằng Quán viết ra đây cho tao xem, may ra có in được cái gì hay không”. Chị Trâm càng khóc to hơn, nói anh ơi, anh Quán bị treo bút, ai cho in mà in. Thanh Tịnh lắc đầu: “Vợ chồng mày ngu lắm! Không cho in tên thằng Quán thì lấy tên tao hay tên bạn bè cũng được chứ sao? Nó đang cần tiền chứ không phải cần tên tuổi. Cuốn nào của nó, sau này lấy lại tên cũng được!”.

Anh Quán về, chị Trâm kể cho anh nghe. Anh nhảy dựng lên, mừng rỡ: “Sáng kiến! Sáng kiến! Thanh Tịnh muôn năm! Thanh Tịnh muôn năm!”. Hôm sau, Phùng Quán ôm chồng ký sự “Vĩnh Linh đất lửa” đến nhà Thanh Tịnh, hỏi chỗ ni được chừng mấy trăm đồng? Thanh Tịnh ngắm nghía, gật gù: “Chắc chừng tám trăm. Mày về viết thêm cho tao cuốn “Nghệ thuật viết và đọc sách”. Ráng bôi ra hơn trăm trang, kiếm bốn trăm đồng, đủ để trả nợ tiền rượu”. Phùng Quán nói loại sách đó có người đặt thì mới viết chứ họ không đặt, mình tự ý viết ai người ta in. Thanh Tịnh nói: “Lại ngu nữa! Mày không nhớ tao là cây bút chuyên về truyện ngắn và lý luận à? Nhà xuất bản Văn hóa đặt tao viết cả năm nay rồi nhưng tao làm biếng chưa viết, mày viết đi rồi ký tên tao”.

Mấy tháng sau, hai cuốn sách ký tên Thanh Tịnh ra đời. Thanh Tịnh tự đến nhà xuất bản lấy nhuận bút đưa cho chị Trâm. Anh Quán biện mâm rượu nho nhỏ, đem đến nhà đặt trước mặt Thanh Tịnh, quì sụp xuống vái Thạnh Tịnh ba vái và nói: “Sư huynh! Sư huynh đã tạo cho tiểu đệ một con đường sống. Tiểu đệ đội ơn sư huynh suốt đời!”.

Cái nghề… viết văn chui của Phùng Quán bắt đầu từ đấy và đời sống tương đối cũng tàm tạm. Tất cả là nhờ Thanh Tịnh và các bạn bè. Sau 40 năm (từ 1956 tới thời kỳ đổi mới 1996), hơn 300 văn nghệ sĩ và trí thức liên quan tới phong trào Nhân văn-Giai phẩm mới được “tha tội” và phục hồi danh dự, trong đó có Phùng Quán. Năm 2007, tức 60 năm sau, Phùng Quán, Phùng Cung, Trần Dần… được tặng giải thưởng nhà nước nhưng ông đã mất năm 1995, trước đó 12 năm.

Sau ngày anh Quán mất, mình (nhà văn Nguyễn Quang Lập) nghĩ chị Bội Trâm sẽ khó khăn về kinh tế, nên cố tìm mọi cách tái bản sách của anh Quán để chị có thêm đồng ra đồng vào. Bộ Tuổi thơ dữ dội được Nhà xuất bản Kim Đồng in thành 6 tập rất đẹp, nhuận bút được tính cao tới kịch tường. Mình mừng lắm, vội vàng đem đến cho chị Trâm. Chị ôm bộ sách đặt lên bàn thờ, nói: “Anh ơi, anh thấy nhà Kim Đồng in Tuổi thơ dữ dội đẹp chưa này. Lập nó đem nhuận bút đến đây anh ơi. Nhiều thế này em tiêu làm sao hết!”. Vừa nói chị vừa bật khóc, ngồi run rẩy không thốt ra được câu nào nữa.

Một lúc sau chị tâm sự, cho biết hồi anh Quán mất, bạn bè cũng đem đến phúng điếu rất nhiều tiền, đến mấy chục triệu chứ không ít. Một mình chị chỉ tiêu hết chừng 5 ngàn một ngày. Lương hưu cũng hãy còn, chị không biết làm gì với mấy chục triệu tiền phúng điếu. Mình cười, nói chị lo con bò trắng răng, ai lại lo thừa tiền bao giờ. Chị xua tay nói, không, ý chị không phải như vậy mà là muốn tính toán, dành dụm để sau này đưa được anh Quán về quê trong Huế. Chị ngồi thừ một lát rồi khẽ thở dài: “Mấy chục năm vợ chồng sống với nhau, túng thiếu quá nên chị thường mong có tiền mà chẳng bao giờ có. Bây giờ có tiền thì anh Quán lại bỏ chị mà đi”. Chị ngồi dưới chân bàn thờ, ngước nhìn lên tấm hình anh Quán, nước mắt dàn dụa.

Đoàn Dự
Ghi lại theo Nguyễn Quang Lập trong “Quê Choa”

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.198 giây.