logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 07:14:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời xưa vì đời người ngắn ngủi, “ngủ chưa đẫy giấc đã... già,” nên cổ nhân quan niệm hôn nhân cần phải sớm sủa để

tông đường được nối dõi, bởi thế “gái thập tam, nam thập lục”; nữ 13 tuổi đã có thể làm cô dâu; con giai dù hỉ mũi chưa

sạch, hàng ngày vẫn “vô tư” ở lỗ tắm sông, nhưng cứ lên 16, hẳn nhiên có quyền làm chú rể. Vừa mới khen, “Gái mười

bẩy bẻ gẫy sừng trâu,” vậy mà chỉ một hai năm sau, nghĩa là mới xắp xỉ đôi mươi mà chửa có ai ngấp nghé đến rước, đã

bị “đánh giá” là hàng... ế. Chẳng thế các cụ đã phán, “Trai ba mươi tuổi còn xuân; Gái 30 tuổi đã toan về già.” Nghe thảm!

Rồi quay đi quẩn lại chẳng được bao lâu thì dù nam hay nữ mà đã “thất thập” thì đều kẻ trước người sau, xếp hàng “cổ lai

hi,” nghĩa là chuẩn bị “khăn gói quả mướp” mà về chầu ông bà ông vải.
Thế nhưng, ngày nay, nhờ khoa học phát triển cùng nhiều lãnh vực khác “thi đua” mà “thừa thắng xông lên,” cuộc sống

của con người nhờ thế được... kéo dài theo; tuổi thọ gia tăng theo tốc lực... xa lộ. Người sống trên dưới 100 tuổi không

còn hiếm trên thế giới, không chỉ ở các quốc gia văn minh giầu có mà cả tại cả quốc gia chậm tiến mà ở đó, một chế độ

ngu xuẩn cứ bám víu “dai hơn đỉa đói” vào một chủ nghĩa vốn đã quá lạc hậu, cổ lỗ sĩ từ thời đồ đá, điển hình nhất là

đảng Cộng Sản Việt Nam; vậy mà vẫn có một bà lão với mỹ danh Nguyễn Thị Trù, cư ngụ ở xã Đa Phước, huyện Bình

Chánh, Saigon, năm nay sơ sơ cũng đã tròn... 122 tuổi.
Tuy vậy, nếu bảo rằng quí cụ ông, cụ bà từ “9 bó” trở lên đều vẫn “ngon lành” về các phương diện thì e có người kiện.

Cá nhân tôi thì không dám “uống thuốc liều” tham dự vào cuộc tranh luận, chẳng ham phát biểu ý kiến, bởi e “lỗ mũi ăn

trầu” chỉ vì đôi mắt đã về chiều chẳng còn nhìn thấy rõ bất cứ gì kể cả những bức hình chụp thiếu nữ khỏa thân, đồng

thời trí óc tôi cũng đã quá bất bình thường, lúc bị tai biến thành lỏng lẻo như “phản gỗ long đinh,” khi lại đông cứng lại.
Thành thử tôi chỉ dám tường thuật với quí độc giả những gì có thật, chứng minh được. Chẳng hạn hôm nay tôi mạnh bạo

đặt câu hỏi với bạn đọc thân mến rằng, “Ai dám bảo đàn bà 92 tuổi là... đã già?” Tôi thì xác quyết, sức mấy già! Tối thiểu

là hai truờng hợp dưới đây, hai bà cụ đồng niên, nghĩa là 92 xuân xanh, bà thì vẫn mạnh về tình cảm, cụ lại khỏe về thể lý

khả dĩ đem so sánh, các thế hệ hậu duệ chúng ta thua xa.

Cụ bà 92 tuổi đi theo tiếng gọi con tim!

Mạn phép nhìn lại quá khứ trong xã hội Việt Nam bằng cách dựa vào văn học truyền khẩu (còn gọi là văn học bình dân

hay văn học dân gian) để bắt mạch cổ nhân mình thời thượng cổ đã sinh hoạt ra sao về mặt tình cảm. Xét ra cũng rất

đáng nể. Này nhé, ai dám bảo bà cụ trong câu ca dao duới đây là đã... già? Còn khuya!
“Bà già đã tám mươi tư,
Ngồi bên cửa sổ viết thư... kén chồng!”
Từ “kén” đến “chọn” năm lần, bẩy lượt cho tới khi đạt được kết quả như ý để chịu làm “ván đóng thuyền,” tính ra thời gian

không ít. Trong khi đó thái độ của “bà già 84” này vẫn có vẻ thong dong thư thái như thế bất cần... thời gian. Đáng nể thật!
Một cụ bà khác:
“Bà già đi chợ Cầu Đông,
Ghé xem quẻ bói lấy... chồng lợi chăng?
Thầy bói gật gù bảo rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn!”
Vẫn thái độ tà tà, coi việc “lấy chồng” không bằng trò chơi, kém xa cả một việc thường nhật. Nhân tiện đi chợ, nữ “nhân

vật chính” cao niên này mới nhờ thầy bói thử tiên đoán cho đường tình duyên, nếu “tốt” thì tiến tới; ngược lại, nếu “xấu”

thì... chờ thêm. Chỉ lạ ở câu trả lời của lão thầy bói ỡm ờ xà này. “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn,” ý lão muốn tả

chân bà cụ hay ông ngầm chơi chữ? “Lợi” vừa có nghĩa là “có ích,” vừa chỉ phần thịt ở hàm nơi răng mọc. Cả hai ý, tuy

nhiên chính yếu ở chỗ lão muốn xỏ xiên bà cụ cho... sướng lỗ miệng của lão.
Phải thành thật công nhận cả hai cụ bà Việt Nam trong hai trường hợp kể trên đều rất đáng nể, đánh tan được các quan

niệm cổ hủ, như “nam nữ thọ thọ bất chi thân” hoặc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” để rồi hai cụ tự định hướng cho thân

phận mình đồng thời còn ”vạch đường cho hươu chạy,” nghĩa là nêu gương sáng cho con cháu đời nay soi theo. Nếu

đem hai cụ đọ với cụ bà Na Uy 92 tuổi trong bản tin sắp kể sau đây thì phải kết luận là “kẻ chín lạng, người một cân.”
Vâng, cụ bà 92 tuổi - mà vì vấn đề tế nhị hoặc vì tiết trinh hay bởi đức “công dung ngôn hạnh” của cụ mà người ta đã

không tiết lộ danh tính của cụ - hiện sống trong viện dưỡng lão Vilberg Helsetun ở thành phố Eidsvoll, phía Tây thủ đô

Oslo của Na Uy. Từ xế trưa ngày 26 tháng 6 vừa qua, cụ bà 92 tuổi này bỗng “không cánh mà bay.” Ban quản trị và nhân

viên viện dưỡng lão lo xót vó. Họ thức suốt đêm thứ Sáu trong cơn hồi hộp, với nỗi căng thẳng đến vỡ tim để chờ đợi

“nàng” hồi... viện nhưng mỹ nhân vẫn “bặt tin nhạn cá.”
Cảnh sát được báo động. Các tổ chức thiện nguyện được gọi đến tiếp viện. Tư nhân tuy không được chính thức mời gọi

cũng đông đảo xung phong vào cuộc tìm kiếm. Trọn ngày Thứ Bẩy vẫn không “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.” Janka

Holstad, Giám Đốc viện dưỡng lão quả quyết với ký giả của nhật báo địa phương Eidsvoll og Ullensaker Blad là “tâm trí

của cụ bà-92 rất minh mẫn và hạnh kiểm của cụ trong viện dưỡng lão vẫn được xem là gương mẫu.”
“Thành khẩn mà khai báo” là ở bất cứ đâu trên thế giới này, “sự cố” thỉnh thoảng một lão ông hay lão bà bỗng... biến khỏi

viện dưỡng lão không phải là sự lạ hay hiếm hoi, trái lại chỉ là “chuyện cơm bữa,” bởi vì các cụ tự động “trốn” khỏi viện rồi

lạc đường, không thể tìm được lối về. Ấy là trường hợp các cụ vốn trí nhớ đã “cạn tầu ráo máng.” Hỏi thăm thiên hạ hoặc

gọi “phôn” cầu cứu đều là những việc bất khả thi đối với các “nhân vật” này; lại càng vô phương áp dụng kinh nghiệm của

cổ nhân, “Lạc đường nắm đuôi chó; lạc ngõ nắm đuôi trâu” (Tục ngữ); các cụ đành cứ lang thang cho tới khi được giới

hữu trách khám phá ra tông tích hoặc bị xe tông hay kiệt sức ở một nơi vắng vẻ. Vẫn chỉ là “chuyện nhỏ” dù phần kết thúc

không “happy” như phần đông chuyện phim.
Thế nhưng, trường hợp cụ bà Na Uy-92 tuổi này không phải vậy. Đã nói, đầu óc cụ vẫn sáng suốt và hàng ngày cụ vẫn

hành xử... ngoan ngoãn, bằng chứng là những lần trước, khi muốn ra ngoài viện dưỡng lão, cụ đều thông báo với ban

quản lý rồi trở về đúng giờ đã hứa. Lần này cụ bỗng “nhẩy rào” mới làm khổ bá quan thiên hạ chứ.
Rồi cũng... bỗng, chiều Chủ Nhật, nghĩa là đúng 3 ngày, trọn một “Weekend,” một chiếc xe hơi từ từ dừng lại trước viện

dưỡng lão Vilberg Helsetun. “Nàng-92 tuổi” thong thả bước xuống cùng lúc với lão-ông-tài-xế. Đám đông xúm lại, nửa

mừng nửa ngạc nhiên. “Nàng” tươi tỉnh, tỉnh bơ kể, “Chúng tôi mới có một chuyến đi tuyệt vời, thơ mộng và lãng mạn.”

Đúng là thứ ngôn ngữ của... ái tình Tây Phương. Gương mặt rạng rỡ như đã hết mọi “luống cầy” của tuổi tác; giọng nói

ríu rít như sáo thế kia... chứng tỏ sự thỏa mãn. Trong khi đó lão ông đồng hành chỉ... cười mỉm, để hở hai hàm... lợi đã

quá ít răng, tuy vậy ngoại diện của cụ cũng đủ cho phép người ta phỏng đoán tổng số “thâm niên” của ông lão vẫn thua

của cụ bà khoảng từ 3 đến 5 năm. Tuy nói tiếng Na Uy, nhưng âm giọng của lão tố cáo ông gốc người Thụy Điển. Chẳng

sao cả, ái tình vốn vô biên giới trên mọi lãnh vực. Thành thử khi thấy “đôi trẻ” hạnh phúc, mọi người hiện diện đều đã vỗ

tay chúc mừng.
Đáp câu phỏng vấn của một ký giả, lão bà không chút e dè “bật mí” ngay, “Chúng tôi lúc đầu chỉ định ra trung tâm thành

phố dùng bữa thôi, nhưng cả hai đều chợt... nổi hứng; thế là chúng tôi lái xe qua Stockholm, Thụy Điển.”
Tuy nhiên có người tò mò bèn hỏi, “Vậy cả một cuối tuần trong khách sạn, hai cụ đã... làm gì ạ?” thì cả “nàng” lẫn “chàng”

đều không hé môi, chỉ liếc... nhau đôi ba cú “thần sầu.” Trong khi đó những người rành đường xá đã phải ngả mũ “chào

thua” sức dẻo dai của cụ ông tài xế, bởi quãng đường giữa hai thủ đô Oslo - Stockholm dài 531 cây số, lái xe cũng mất 6

tiếng đồng hồ trở lên. Không kể những thành tích khác, chỉ duy nhất việc lái xe, cụ ông này cũng đã xứng đáng được tôn

vinh danh hiệu “càng già, càng dẻo, càng dai,” hèn chi cụ được lão bà “mê như điếu đổ” hẳn là kết quả đương nhiên.
Sau cuối tuần đó, bất cứ ai, một khi đã được biết “sự cố” này, cũng phải công nhận “đây là một Love Story hiện đại thơ

mộng và cảm động.” Riêng bà Janka Holstad, Giám Đốc viện dưỡng lão, sau khi nở nụ cười như đóa hoa hàm tiếu và bắt

tay chúc mừng cặp tân uyên ương để nhiều máy ảnh, trong đó phần đông là loại “tự sướng,” đã nói thầm vào tai nàng-92

tuổi, “Này, lần sau nhớ thông báo rồi hãy đi hưởng... trăng mật, nghe cưng!”

Cụ bà trên 92 tuổi chậy một lèo... 42 cây số đường trường!

Cụ Harriette Thompson đã đại thắng hai trận ung thư để rồi leo tới bậc thượng thọ với số tuổi 92 cộng với 65 ngày. Con

số thâm niên cuộc đời này của cụ quả tình siêu đẳng, xứng đáng được trao huy chương vàng và cũng đã thừa sức gây

thèm ước đến nhỏ dãi cho cả nam lẫn nữ giới. Thiết tưởng cũng cần “bật mí” rằng cụ vừa trở thành một góa phụ mới

toanh (mặc dù không “ngây thơ” như trong một nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh). Đó là chưa kịp khoe cụ đang trong

thời kỳ viêm hai ống quyển. Vậy mà cụ đã hoàn tất chặng đường bắt buộc - 42 cây số - của cuộc chạy đua Marathon ở

San Diego, California trong vòng 7 tiếng, 7 phút, 42 giây. Vậy chạy “Marathon” là gì và tại sao lại cứ phải 42 cây số? Hiểu

được ý nghĩa và mục đích mới càng bái phục cụ Harriette.
Vâng, Marathon - tiếng Việt gọi là “việt dã” (việt = vượt; dã = cánh đồng) - là một môn chạy vượt quá 42, 195 mét, tức hơn

42 cây số. Tên “Marathon” xuất phát từ một câu chuyện huyền thoại Hy Lạp, thuật rằng vào khoảng tháng 8 hay 9, năm

490 trước Tây lịch, người lính Pheidippide đã chạy từ thành phố Marathon về thủ đô Athen để báo tin cho dân chúng biết

quân Ba Tư (Persians) đã bị “quân ta” đánh bại ở mặt trận Marathon. Vẫn theo chuyện thần thoại này, người lính

Pheidippide đã tắt thở sau khi báo tin chiến thắng của quân đội Hy Lạp.
Nhằm khơi lại “the acient glory of Greece,” Thế Vận Hội Olympic (OL) đã tổ chức môn chạy Marathon này lần đầu tiên

vào tháng Tư năm 1896. Lực sĩ Charilaos Vasilakos đã về nhất sau 3 tiếng 18 phút...
Ngày 30 tháng Năm, 2015, lão bà Harriette Thompson là nữ lực sĩ cao niên nhất thế giới đã hoàn tất một cuộc chạy đua

Marathon. Trong trường hợp thể tháo này, phải nói cho đúng điệu: Đàn bà dễ có mấy... chân! Chẳng những đã lập kỷ lục,

lão bà Harriette còn xóa thành thích trong “sổ bụi đời” Olympic Games của một bà lão khác cũng 92 tuổi nhưng trẻ hơn

46 ngày, Gladys Burrill, bởi vì cụ Gladys tuy cũng hoàn tất cuộc chạy Marathon ở Honolulu năm 2010 nhưng về chậm nửa

tiếng so với cụ bà Harriette. Dĩ nhiên cả hai cụ đều xứng đáng tôn vinh và khiến bọn đực rựa chúng tôi phải “xấu hổ lấy rổ

mà che” bởi vì chúng tôi chạy chừng nửa mile. cũng như đã “sụm bánh chè” chứ không chỉ “mỏi gối chân chồn,” hoặc đi

bộ khoảng 15 phút cũng đã bở hơi tai để rồi vội vàng leo lên xe trở về nhà lục tủ tìm... “sữa ong chúa” mà tu! Họa chăng

chúng tôi chỉ còn cách treo ảnh lực sĩ lão niên Fauja Singh ở trong xe hay trên đầu giường để âm thầm tự hào, bởi cụ

Singh cũng là đàn ông, lại vừa vặn 100 tuổi, vậy mà vào mùa Hè năm ngoái, đã hoàn tất cuộc chạy Marathon ở Toronto,

Canada, vốn chỉ dành riêng cho giới mày râu vốn đã được con cháu tổ chức cho lẽ thượng thọ hay đại thọ hoặc đại

trường thọ.
Trước khi kết thúc câu chuyện, thiết tưởng cũng cần nêu cao để trai gái soi chung một điểm “sáng chói hơn đèn ô tô” nữa

của cụ Hariette. Đó là thành tích cụ đã chạy Marathon cả thảy 16 lần trong sự nghiệp của mình; lần nào cũng “trọn gói,”

nghĩa là đầy đủ 42 cây số. Tất cả tiền thưởng, nghe đâu trên $800,000 Mỹ Kim, cụ Harriette Thompson đều tặng hết cho

Quỹ Từ Thiện Ung Thư. Lý do: Bản thân cụ đã hai lần là nạn nhân thứ thiệt của chứng nan y này. Chồng của cụ đã “tiêu

diêu miền cực lạc” hồi tháng Giêng năm nay bởi ung thư - và nhiều thân bằng quyến thuộc của cụ cũng đã bị ung thư lần

lượt cuỡng bách bước lên... “chuyến tầu suốt”!..
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.179 giây.