logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 07:24:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Giáo sư-tiến sĩ Trần Văn Khê, người cả cuộc đời tận tụy giữ hồn âm nhạc dân tộc Việt đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, gác lại công việc nghiên cứu, bảo tồn và đưa những nét độc đáo, tinh tế của âm nhạc dân tộc ra thế giới ở tuổi 94, và cả những chuyện đời ít ai biết…

Tài tử Trần Văn Khê
Từ khi sang Pháp du học (1949), Trần Văn Khê phải đi làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải cho việc “dùi mài kinh sử”.

Trần Văn Khê từng viết báo, đi hát hoặc đánh đàn ở các nhà hàng, dịch các văn kiện Pháp – Việt, thu âm cho Hãng đĩa Oria (các ca khúc của Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Ba, Thẩm Oánh…).
Ông còn lồng tiếng cho nhiều phim của Hãng Kikoine, đến năm 1955 ông bắt đầu đóng phim quảng cáo cho các hãng rượu và xe hơi…

Khi điện ảnh mới du nhập vào VN, Trần Văn Khê đã ước mơ sau này mình sẽ là “tài tử xi nê”. Mãi đến năm 1956, Trần Văn Khê mới thỏa ước nguyện.

Cuốn phim đầu tiên ông góp mặt là phim trinh thám của Pháp mang tên Ba chiếc thuyền trên dòng sông (La rivière des trois jonques). Ở phim này, Trần Văn Khê đóng hai vai (vai cảnh sát trưởng và vai người gốc Hoa chủ tiệm đồ cổ), bên cạnh hai diễn viên chính là Dominique Wims và Jean Gaven.
Tiếp đó, Hãng phim Arthur Rank của Anh khởi quay Thành phố tựa như Alice (A town like Alice) phỏng theo tiểu thuyết của nhà văn Úc Neille Shute kể lại thời Thế chiến thứ 2, quân đội Nhật tiến chiếm các quốc gia vùng Thái Bình Dương, cai quản và hành hạ người dân bản xứ hết sức tàn ác. Ông đạo diễn từ Anh sang Pháp tìm diễn viên thích hợp cho vai viên đại úy Sugaya, một người tàn ác, tuổi trạc tứ tuần cai quản một trại giam tù binh. Hãng phim Pháp tiến cử Trần Văn Khê và đạo diễn liền mời Trần Văn Khê qua Anh để thử vai…

Ông Khê kể: “Vừa bước xuống phi trường Luân Đôn, tôi đã nghe loa phóng thanh thông báo: “Yêu cầu diễn viên điện ảnh Trần Văn Khê đến văn phòng sân bay có đại diện hãng phim đón”.

Ở bên kia biển Manche, tôi là sinh viên Đại học Sorbonne, qua bên này tôi bỗng biến thành “diễn viên điện ảnh”. Tại phim trường có khoảng 30 người Nhật Bản đang ngồi chờ thử vai này. Tôi thấy khó hy vọng tranh vai với những người Nhật chính cống vì họ vừa rành tiếng Nhật vừa giỏi tiếng Anh. Cảnh quay thử chỉ diễn ra trong 5 phút, viên sĩ quan Nhật đi từ điểm A đến điểm B, xoay người đi tới điểm C, giận dữ nói vài câu với một người rồi bạt tai người đó, vậy là xong! Các điểm A, B, C được ghi sẵn dưới đất, tôi đi thử, từ điểm A đi tám bước chân đến điểm B, xoay người đi bảy bước đến điểm C. Mỗi khi diễn viên thử vai có một máy quay phim chạy dọc theo đường ray để thu hình.

Một số người Nhật khi thử vai hay nhìn xuống đất để canh chừng các điểm B, C, do đó họ đi không được tự nhiên, số khác thì bộ mặt căng thẳng không lộ được vẻ tức giận như yêu cầu. Đến lượt tôi, với bộ mặt hầm hầm sẵn sàng gây sự, từ điểm A tôi đi đúng 8 bước, xoay lại bước tiếp 7 bước, cau có nói mấy câu rồi bạt tai người đối diện. Đạo diễn bắt tay tôi khen ngợi… Ông này lại yêu cầu hô khẩu lệnh trong quân đội. Những ứng viên Nhật Bản không có ai từng ở trong quân đội nên chẳng biết hô làm sao. Riêng tôi, vì lúc quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương (1941) tôi đang học Trường Thuốc ở Hà Nội, mỗi sáng đi ngang qua trại lính Nhật đều nghe họ hô khẩu lệnh nghiêm “Kyo-Ske”. Đạo diễn chọn được 5 người rồi yêu cầu diễn cảnh viên đại úy ra lệnh: “Đem nón và gươm ra đây” để xử tội người dân. Bốn người kia nói câu này một cách bình thường, riêng tôi ra lệnh một cách hùng hổ, loại “giọng gan” trong ngữ khí hát tuồng nên một tuần sau hãng phim mời tôi sang Anh ký hợp đồng.

Tôi được ở khách sạn Kensington Palace sang trọng, mỗi ngày có xe đưa đón đi đóng phim. Tính tôi hiền lành, không quen đánh người. Vậy mà trong vai diễn này tôi lại phải đánh hết người này đến người khác. Đạo diễn lại yêu cầu đánh thật mạnh tay, không phải đánh một lần mà diễn đi diễn lại. Hai người đóng vai đại tá và đám lính tùy tùng (người châu Âu) bị tôi bạt tai nháo nhào. Đánh xong tôi còn thấy dấu tay của mình hằn trên mặt họ. Đại úy Sagaya chẳng những hung dữ với lính mà còn xô phụ nữ xuống bùn… Sau mỗi buổi diễn, tôi thường đến xin lỗi các bạn diễn.
Tôi đóng phim này trong 16 ngày, mỗi ngày được trả 30 bảng Anh (đã trừ thuế). Tính ra một ngày lương đóng phim ở Anh đủ cho tôi ăn gần 500 bữa cơm sinh viên ở Pháp. Mỗi ngày ngoài tiền lương theo hợp đồng, hãng phim còn cấp cho tôi 12 bảng tiền ăn nên rất dư dả… Sau khi đóng xong phim này, Hãng phim Rank đề nghị tôi qua nước Anh sống để tiếp tục đóng phim chuyên nghiệp. Tôi cười trả lời họ việc đóng phim chỉ là phương tiện kiếm sống, còn làm luận án tiến sĩ âm nhạc mới là mục đích của tôi. Đạo diễn hết sức ngạc nhiên, ông cứ ngỡ tôi là diễn viên chuyên nghiệp…”.

Cuối năm 1957, Hãng phim Rank lại điện thoại cho Trần Văn Khê thông báo sắp khởi quay Trên cầu sông Kwai (Le pont de la rivière Kwai), diễn viên nổi tiếng Humphrey Bogart đóng vai chính và hãng phim dành cho Khê đóng một vai người Nhật. Tuy nhiên, do Humphrey Bogart qua đời đột ngột, hãng phim phải chọn diễn viên William Holden thay thế và anh này đã chọn một người Nhật thứ thiệt trong ê kíp của mình vào vai dự định dành cho ông Khê. “Từ đó, tôi thoát ra khỏi nghệ thuật thứ bảy”. Ông tâm sự…

Chiếc bóng bên đời người nhạc sĩ tài hoa
Bên cạnh sự nghiệp hiển hách của GS-TS Trần Văn Khê có một người phụ nữ đã lẳng lặng nhận lấy mọi “gánh nặng cơm áo”.

Sau khi đậu bằng Thành chung năm 1938, Trần Văn Khê được học bổng vào học trường nam Petrus Ký ở Sài Gòn. Tuy là trường nam nhưng 4 năm sau, trường này nhận thêm bốn nữ sinh Trường Áo Tím (tiền thân của Trường Gia Long) học ban Tú Tài vì lúc đó trường Áo Tím không có lớp trình độ trung học nhị cấp như bây giờ. Đó là các cô Diệp Thị Năm, Hồ Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Sương và Lê Thị Hàn. Trần Văn Khê chơi rất thân với ba cô Hàn, Tường Vân và Sương.

Trần Văn Khê mồ côi cha mẹ từ lúc 10 tuổi nên ông và hai em (Trần Văn Trạch và Ngọc Sương) được người cô ruột là bà Ba Trần Ngọc Viện nuôi nấng, lo cho ăn học. Đó là cái ơn trời biển. Cho nên năm 22 tuổi (năm 1943, đang học Trường Thuốc ở Hà Nội) Trần Văn Khê đã không dám cãi lời cô Ba Viện khi bà gọi về quê “ra lệnh” cưới vợ để dòng họ Trần có người nối dõi. Bà Ba đã “nhắm” cho cháu mình một cô gái trong làng nhưng Khê xin cô cho phép mình được lấy vợ “tự chọn” vì cô gái kia lớn hơn anh hai tuổi. Được cô đồng ý, Trần Văn Khê bèn tìm đến ba cô bạn học cũ, lần lượt ướm lời với từng cô: “Nếu một người cần cưới vợ để có con nối dõi, nhưng cưới xong người vợ phải ở lại nhà làm dâu, còn người chồng thì đi học xa, 5 – 6 năm sau mới trở về, liệu có người con gái nào chịu lấy anh ta không?”. Cả hai cô Tường Vân và Hàn đều từ chối, riêng cô Sương vì trong nhà có chuyện buồn nên trả lời: “Nếu ở nhà người chồng tương lai mà vui hơn ở nhà mình thì có thể chấp nhận. Hơn nữa đã thương nhau thật tình thì việc chờ đợi 5 – 6 năm cũng không ảnh hưởng gì lắm!”. Được lời như cởi tấm lòng, Trần Văn Khê về thưa với cô Ba Diện nhờ người sang hỏi cưới cô Sương.

Cô Nguyễn Thị Sương sinh ngày 19/9/1921 là một cô gái thùy mị, đằm thắm. Thời học ở Petrus Ký, Sương học giỏi nhất trong bốn cô gái, cô có bài viết được đọc trên Đài phát thanh Pháp Á. Cô là con gái đầu lòng của ông Nguyễn Văn Hanh – giáo viên tại Sài Gòn và sau đó làm đốc học tại Thủ Đức. Năm 1943, cô Sương cũng vừa đậu tú tài. Dạo đó, con gái học cao rất hiếm nên khi nghe vợ tương lai của Trần Văn Khê là một “cô tú”, những người trong gia đình Khê có vẻ e dè, nhưng khi đi “coi mắt”, Sương ra chào đàng trai, mặt để tự nhiên không trang điểm, đi chân không bước ra nhẹ nhàng, rót nước mời mọi người rồi rón rén ngồi quạt cho cô Ba Viện khiến cô hết sức hài lòng. Tháng 7/1943, đám cưới của Khê – Sương được tổ chức tại đình Tân An (Đa Kao). Cưới xong, “cô tú” rời Sài Gòn về quê chồng tận Vĩnh Kim (Mỹ Tho) làm dâu, còn Trần Văn Khê lại ra Hà Nội học tiếp…

Khi Trần Văn Khê sang Pháp du học (1949), vợ chồng họ đã có ba người con (Trần Quang Hải, Trần Quang Minh, Trần Thị Thủy Tiên) và một đứa còn trong bụng mẹ (Trần Thị Thủy Ngọc). Bà Sương ở lại Việt Nam, bà được nhận vào dạy Anh văn và Pháp văn tại Trường trung học Vĩnh Long (Collège de Vinh Long). Sau Hiệp định Genève (1954) bà dạy tiếng Anh và tiếng Pháp tại Trường trung học Gia Long. Năm 1955, bà được tuyển làm thông dịch viên cho phái đoàn VNCH sang Phi Luật Tân và Đại Hàn để thiết lập ngoại giao với hai xứ này thông qua chương trình giới thiệu nhạc Việt Nam do ông Nguyễn Phụng, cựu giám đốc nhạc viện đầu tiên của Trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn và bà nhạc sĩ dương cầm Louise Nguyễn Văn Tỵ dàn dựng.

Năm 1959, bà Sương sang tu nghiệp khóa thực tập Anh văn ở Mỹ. Về nước, bà chuyên dạy Anh văn ở Trường Gia Long và ở Hội Việt Mỹ.

Năm 1960, bà và ông Trần Văn Khê ly dị. Lúc đó, ông Khê vừa đậu tiến sĩ âm nhạc ở Trường đại học Sorbonne (Pháp). Ông viết trong hồi ký: “Quả thật tôi đã không làm tròn phận sự người chủ gia đình, để gánh nặng cơm áo trút lên vai vợ tôi… Vì thời gian xa nhau quá lâu, vợ tôi có một số lý do riêng để xin ly dị…”… Một năm sau, Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ.
Mặc dù ly dị nhưng ông Khê và bà Sương vẫn thường liên lạc với nhau như hai người bạn. Khi ông về sống tại Sài Gòn từ năm 2006, mỗi tháng hai người vẫn gặp nhau hoặc tại nhà của bà ở số 8 Trúc Đường (quận 2) hoặc ở nhà của ông Khê (32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh).
Lần gặp nhau sau cùng giữa hai người là dịp GS-TS Trần Quang Hải về VN, ghé thăm gia đình (tháng 5/2014). Hai tháng sau, bà Sương từ giã cõi trần tại tư gia, thọ 94 tuổi.
Hà Đình Nguyên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.