logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/07/2015 lúc 06:56:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một chiếc vali của hành khách bị móc trộm

Trong những ngày gần đây, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải VN được dư luận nhắc đến khá nhiều bởi cái tính cách “thẳng thừng” và “nổ” rất mạnh của ông. Có việc gì là ông thân chinh đến tận nơi giải quyết, la mắng om xòm bất kể người đó là ai. Ông than thở về việc muốn bỏ nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực nhưng không bỏ được vì mình vay vốn của nó (Trung Quốc). Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Nó muốn làm gì thì làm!
Chuyện mới nhất đang làm dư luận nổi sóng là tại cuộc họp chiều ngày 18-6-2015 vừa qua, ông Thăng đã nói “chúng ta đang thiếu lòng tự trọng” trước hầu hết các cấp “lãnh đạo” của Cục Hàng Không VN. Bởi tình trạng mất hành lý đang ngày càng gia tăng: Khách đi chuyên cơ bị mất hành lý, ngay cả lãnh đạo Bộ Công An gửi kiện hàng về Nội Bài cũng mất cả iPad lẫn máy tính. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015 đã có 168 trường hợp, tình trung bình mỗi ngày có hơn 1 vụ xảy ra. Theo báo cáo của Cục A85, từ 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2015, các sân bay xảy ra trên 600 vụ trộm cắp.
Cụ thể: Năm 2013 có 205 vụ khiếu nại về mất cắp hành lý, trong đó sân bay Nội Bài có 56 vụ, Tân Sơn Nhất có 149 vụ. Số khiếu nại liên quan đến chuyến bay quốc tế là 141 vụ.
Năm 2014, con số vụ mất cắp tăng lên là 301, trong đó sân bay Nội Bài là 144 vụ, Tân Sơn Nhất 157 vụ; và các chuyến bay quốc tế là 178 vụ.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 168 vụ khiếu nại, trong đó sân bay Nội Bài 79 vụ, Tân Sơn Nhất 88 vụ, số vụ liên quan đến chuyến bay quốc tế là 111 vụ.
Tình trạng nói trên đang có chiều hướng gia tăng, trong khi tính chất vụ việc vô cùng phức tạp, thủ phạm lại không thể tìm ra. Hành lý và hàng hóa ký gửi thường xuyên bị móc và rạch rất đúng chỗ và đúng đồ có giá trị lớn.

Các ông có thấy xấu hổ, có thấy sỉ nhục không?
Ông Thăng nói, “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống.” (Ông Lại Xuân Thanh là Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam).
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh thừa nhận rằng, số trường hợp phát hiện liên quan đến vấn nạn trộm cắp hành lý tại sân bay vần còn khiêm tốn. Việc phân định trách nhiệm của các đơn vị liên quan không rõ ràng. Một số đơn vị đã sử dụng camera giám sát, nhưng tại nhiều vị trí như hầm máy bay hay hầm hàng thì camrera chưa giám sát được.

Ông Thanh cũng thẳng thắn cho rằng lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quyết liệt đấu tranh với nạn mất cắp. “Cần phải có quy chế giám sát nội bộ những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Hành lý từ máy bay xuống khi đưa vào quầy trả nhà ga mới được phát hiện thì sẽ quy trách nhiệm do nhân viền bốc xếp.”

UserPostedImage
Nguyễn Quốc Thắng đã móc ngoặc với một số đồng nghiệp trộm cắp hàng lý tại sân bay Nội Bài


Những đường dây ăn cắp
Vậy là trách nhiệm thuộc về nhân viên bốc xếp? Còn các quan không có trách nhiệm gì? Thưa ông cục trưởng, việc ăn cắp một chiếc laptop mang ra ngoài khu vực an ninh của phi trường không phải là chuyện dễ dàng, nó phải có hẳn một đường dây từ dưới lên trên, từ hàng ngang tới hàng dọc mới trót lọt được. Cũng như việc các nhân viên hải quan “làm tiền” trắng trợn những người VN từ nước ngoài về. Chuyện này tôi đã tường thuật khá nhiều lần và điều này thì hỏi bất cứ một bà con nào ở nước ngoài đã từng về VN trong những năm gần đây, ai cũng biết. Tôi cũng đã viết rõ ràng trong bài “Nỗi nhục quốc thể” vào ngày 10-10-2011, từng giai đoạn làm tiền của các ông này từ khi mới bước xuống phi trường cho đến lúc thoát ra khỏi cửa sân bay do chính một người cháu tôi từ Mỹ về VN thuật lại. Vậy mà đến nay vẫn y chang chẳng thay đổi được gì. Nỗi nhục quốc thể sẽ còn dài dài.
Còn người VN trong nước ai cũng biết đó là một đường dây ăn tiền, phải chia chác từ dưới lên trên. Cũng như chuyện cán bộ thuế thông đồng ăn chia với các doanh nghiệp. Con số 63% nhà kinh doanh “đi đêm” với cán bộ thuế để lách luật thuế. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại một hội thảo mới đây một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II-2015 của Bộ Tài chính chiều 30/6/2015. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - ông Nguyễn Đại Trí thừa nhận: “Con số này là khách quan, phần nào phản ánh đúng tình trạng hiện nay của một bộ phận cán bộ thuế trong quá trình tác nghiệp.”
Thật ra thì bất kỳ doanh nhân nào cũng muốn nộp thuế ít đi. Cán bộ thuế chẳng mất gì chỉ cần gật đầu là xong hết. Con số đó phải hơn 63% nhiều. Hoặc anh cảnh sát đứng đường xử phạt giao thông cũng đã nhiều lần được phơi ra trên mặt báo. Anh nào, ngành nào cũng ăn chia hết. Vậy ngành hàng không của ông cục trưởng Cục HKVN cũng thế thôi. Cụ thể như vụ mới nhất Nguyễn Quốc Thắng trộm cắp hành lý tại sân bay Nội Bài là nhân viên giám sát đã móc ngoặc với một số đồng nghiệp trộm cắp hàng lý tại sân bay Nội Bài.
Các ông nói hăng lắm, nào là “sẽ kiên quyết chấn chỉnh,” nào là “sẽ xử lý dứt điểm” nhưng cách làm và hiệu quả ra sao thì chẳng thấy đâu. Ông Bộ trưởng Thăng “nổ” như pháo, song làm thế nào để diệt được bọn ăn cắp và bọn “vô lương tâm, thiếu lòng tự trọng” thì chưa thấy.

UserPostedImage
Khu vực hầm hàng máy bay chưa có camera giám sát


Cấp trên làm cho có làm sao mà nói cấp dưới
Một số bạn đọc đã có lời bình rất thẳng thắn:
- Bạn vodinh (e-mail: vodinhbd@yahoo.com)viết:
“Thật ra đâu chỉ riêng ở sân bay mà là mọi lúc và mọi nơi. Đâu riêng cán bộ hàng không mất lòng tự trọng mà là bất cứ ngành nào. Tôi đã trải qua 11 đời Giám Đốc và thấy một điểm chung là bất chấp tất cả, không danh dự, không lương tâm, không đạo đức.. tiền là tất cả. Sáng nay (20/6/2015) đoc bài báo nói vể cần phài nâng cao đạo đức cán bộ chứ có đầy mọi nghị định và thông tư mà cũng như không, nhưng đó là cấp trên và cán bộ cơ sở không cần biết. Vậy nguyên nhân nào? Thật ra "trên "làm cho có" làm sao mà nói cấp dưới. Tệ hại nhất là giữa công bộc và ăn cướp không phân biệt được”.
- Bạn Nguyễn Hùng (e-mail: thehung191073@gmail.com) viết:
“…Các anh phải biết xấu hổ, phải cảm thấy bị sỉ nhục, lúc đó thì mới hết được mất cắp. Đó là nguyên văn lời ông Thăng, nhưng liệu ông Thăng sẽ làm được gì khi vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng? Thời gian gần đây tôi thấy thất vọng về ông Thăng nhiều quá, đường hỏng, cầu hỏng, xe cháy, xe quá tải mọc lên như nấm sau mưa, đầu tư thì tràn lan, kém hiệu quả, trạm thu phí thì dày đặc, rồi lại đến việc thu phí xe máy của người nghèo, cùng khổ, hệ thống đường xá thì xuống cấp nghiêm trọng, máy bay thì hủy chuyến, chậm giờ, sân bay thì giá dịch vụ trên trời, trộm cắp như rươi, xe dù bến cóc thì lũ lượt như kiến chạy mưa, tai nạn thì luôn rình rập để xơi người đi đường, vỉa hè thì bị chiếm đoạt 100% để kinh doanh, sao ông chỉ nói mà không có kế hoạch, quyết sách cụ thể, hay là mọi lời nói chỉ để dành cho "mục đích" khác? Đường cao tốc thẳng đẹp lại chỉ cho phép chạy tối đa 120km/h, thu phí cao ngất ngưởng như vậy thì người tham giao thông nào chịu thấu? Ông hãy thẳng tay cách chức một số vị lãnh đạo đầu ngành xem nào? Có hết LÚN ĐƯỜNG,TRỘM CẮP Ở SÂN BAY KHÔNG?”.

Cần phải có biện pháp thực tế
Bạn đã hiểu tại sao những “vấn nạn” nhức nhối như thế từ bao năm nay vẫn tiếp tục xảy ra. Bởi các quan trên chỉ “nổ” cho yên chuyện chứ không có biện pháp thực tế, không muốn tận diệt những mầm mống tham nhũng này. Giả dụ như muốn bắt tận tay day tận trán những anh làm tiền ở cửa ngõ sân bay, các quan chỉ cần gài vài người nhà là người VN ở nước ngoài về là tóm được ngay, chứ có khó khăn gì. Nạn ăn cắp ở các máy bay cũng vậy, các quan gài mấy anh người nhà vào làm ở các “khâu” đó, chẳng mấy chốc mà tìm ra hàng loạt thủ phạm. Với cán bộ thuế cũng vậy, thử hỏi có doanh nghiệp nào không muốn nộp thuế ít đi, người nhà quan có hàng đống là chủ doanh nghiệp, chẳng lẽ không có ai dám tố cáo đường dây này sao?
Chính những con sâu này đang làm suy tàn đất nước, khách du lịch ngày càng “sợ VN” nên xuống dốc thê thảm.
UserPostedImage
Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng sụt giảm


Khách du lịch Lào và Campuchia sẽ vượt mặt VN
Ngày 03-7-2015, theo báo cáo của Ngành Du lịch, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay giảm 11,3% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Riêng trong tháng 6 năm nay, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 500 nghìn lượt, giảm 8,2% so với tháng 5-2015 và là tháng thứ 13 giảm liên tiếp.
Ngành du lịch VN có nhiều lợi thế, tiềm năng để thu hút khách nước ngoài, tuy nhiên trong nhiều tháng trở lại đây lượng khách này lại sụt giảm liên tiếp khiến cho các cơ quan quản lý và nhiều DN lữ hành lo lắng, bất an.
Theo thống kê của Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam thì số lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm qua luôn trượt dốc. Cụ thể, năm 2010 là 2.1 triệu, tới 2014 là 7.8 triệu khách trong khi đó các nước ASEAN như Lào, Campuchia lại có tốc độ tăng trưởng chóng mặt: nếu như năm 2010, Lào mới chỉ có hơn 737.000 khách quốc tế ghé thăm, Campuchia có hơn 466,000 khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên lần lượt là hơn 4.1 triệu và 4.5 triệu khách. Mức tăng trưởng được đánh giá “gây bàng hoàng” do hai quốc gia này có xuất phát điểm thấp hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng với tốc độ này chẳng mấy chốc sẽ “vượt mặt” Việt Nam làm cho Người dân Việt đã nghèo càng nghèo thêm.
Hơn 40 triệu nông dân VN – những con người lam lũ, nghèo khó, không được học hành đầy đủ – nhưng thật đáng quý bởi tâm hồn thuần thiện, vẫn vui hưởng cuộc sống, biết cam chịu và đối mặt với cái nghèo…
Thôi thì không học ở đâu xa, không cần nhiều bằng cấp làm gì, các quan hãy học đức tính lương thiện của chính những người nông dân này.

10 tháng 7, 2015
Văn Quang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.