Thính giả Xuân Ngọc, ở Việt Nam, hỏi như sau:
“Cháu xin chào Bác sĩ,
Cháu có câu hỏi này nhờ Bác sĩ trả lời giúp cháu. Con cháu hiện nay 10 tháng tuổi, bé trai, 8,5kg.
Lúc mới sinh bé có một vết bớt nhỏ xíu trên sóng mũi, giữa 2 khoé mắt, màu nâu, nằm dưới da, cháu không thấy bị gồ
ghề.
Bớt này lớn theo khuôn mặt bé, hiện giờ bớt lớn bằng nửa centimét.
Muốn xoá bớt này bằng phương pháp nào và có bị ảnh hưởng đến sức khoẻ bé không, và bé bao nhiêu tuổi thì mới xử lý
được ạ?
Cháu xin cảm ơn."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền:
Vết chàm bẩm sinh (congenital melanocytic nevus)
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Vết chàm bẩm sinh
http://av.voanews.com/cl...43b6f054917_original.mp3Đây là một câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng thật ra rất phức tạp và khó trả lời dứt khoát. Các ý kiến có thể khác nhau tuỳ
theo chuyên gia và liên hệ tới việc xếp loại các vết chàm, cơ nguy biến chứng, nhu cầu về thẩm mỹ và về sự cần thiết hay
không của các loại can thiệp chữa trị. Những nhận xét sau đây chỉ có tính cách thông tin. Mỗi trường hợp cần được bác sĩ
xử lý riêng rẽ.
Vết chàm xảy ra trên 0,2-2% các trẻ sơ sinh, đi từ màu nâu đến màu đen đậm; đa số sờ vào thấy phẳng, một số ít nổi
cộm lên. Vết chàm gồm những tế bào melanocytes (tế bào phụ trách màu da) tăng sinh (proliferation) một cách bất bình
thường ở một vùng da. Nếu bắt đầu càng sớm trong sự phát triển bào thai thì vết chàm càng lớn lúc bé ra đời.
Một số ít, chừng 5%-7%, có thể chuyển thành ung thư da, nhất là vết chàm lớn. Tuổi trung bình định bệnh melanoma là
15.5 tuổi, tuổi median age (điểm giữa người già nhất và trẻ nhất) là 7 tuổi (1).
Gần đây, có khảo cứu cho rằng cơ nguy biến thành ung thư (melanoma) thấp hơn nhiều (0,7%-2,9%)(2)
Đại khái, có thể ước tính kích thước lúc bé trưởng thành bằng cách nhân với x1,7 nếu trên đầu; x2.8 ở mình và tay/cánh
tay; x3.3 ở hạ chi (cẳng chân, chân).
Người ta xếp loại các vết chàm này theo cỡ lớn nhỏ của nó:
1. Nevus khổng lồ (đường kính trên 14 cm ở trẻ sơ sinh (infancy); ước tính kích thước >40cm ở người lớn.
2. Nevus lớn : trên 12 cm nếu ở đầu, trên 7 cm nếu ở phần còn lại của cơ thể; ước tính kích thước 20-40 cm ở người
lớn
3. Nevus trung bình 0,5-7cm ở trẻ sơ sinh; ước tính kích thước 1,5cm-20 cm ở người lớn
4. Nevus nhỏ: nhỏ hơn 0,5cm ở trẻ sơ sinh (có bs cho rằng vết chàm dưới 1,5 cm là nhỏ), ước tính kích thước: nhỏ hơn
1,5cm ở người lớn (1)
Ba nhóm trên cần được bác sĩ chuyên về da theo dõi. Nếu bác sĩ chuyên về da thấy có dấu hiệu ung thư da (melanoma)
sẽ tính tới chuyện cắt bỏ, tuy cắt bỏ các nevus lớn sẽ rất khó khăn và cần da thay thế. Cần theo dõi sau khi cắt bỏ xem có
tái lại hay không. Nhóm cuối cùng [nevus nhỏ] nên được bs gia đình theo dõi đều đặn xem có gì thay đổi hay không: màu
sắc, hình dạng, độ dày, nổi cộm. Mụt ruồi, vết chàm đã từng được cắt bỏ phòng ngừa cũng nên để ý theo dõi, vì vẫn còn
cơ nguy bị melanoma.(1)
Trường hợp vết chàm nhỏ (0,5cm -1,5cm), chỉ lớn theo sự tăng trưởng của em bé, và không có thay đổi gì khác, bác sĩ
nhi khoa hay gia đình chỉ theo dõi cho đến lúc bệnh nhân đủ lớn (10-12 tuổi) để chịu đựng được chích thuốc tê tại chỗ.
Nếu bé đồng ý, hay muốn cắt bỏ vết chàm đi, lúc đó có thể nhờ bác sĩ giải phẫu (chuyên về thẩm mỹ nếu trên mặt) lấy ra,
hay xét đến những can thiệp không phẫu thuật như lột da bằng hoá chất (chemical peel), đốt bằng laser (laser ablation),
dermabrasion. Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì bất thường xảy ra (như làm xấu đi, biến đổi màu bất bình thường, nghi
có dấu hiệu ung thư, vết chàm nằm chỗ khó quan sát như sau lưng, trong tóc), không có chỉ định để phải giải phẫu làm
gì.(3)
Tất cả các nhận xét trên đều có tính cách thông tin. Bệnh nhân cần nhờ bác sĩ của mình khám và theo dõi.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
_____________________
Nguồn tham khảo: 1) McLaughlin M. R. Newborn Skin, Part II: Birthmarks
http://www.aafp.org/afp/2008/0101/p56.html2)
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/244691703)
http://www.dermnetnz.org...s/congenital-naevus.htmlAmerican Family Physician
http://www.aafp.org/afp/2008/0101/p56.html