logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/07/2015 lúc 10:17:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau năm 1975, từ những biến cố lịch sử, người Việt Nam đã theo từng thời kỳ đi tị nạn khắp cả thế giới. Với những trẻ

mồ côi, hay có cha mẹ nhưng được cho vào những cô nhi viện để di tản ra khỏi đất nước Việt Nam đang trong cơn hỗn

loạn, hơn 3000 trẻ em đã được không vận ra khỏi Sài Gòn trong Operation Babylift đã làm con nuôi cho các gia đình

hiếm muộn ở các nước Âu Châu và Bắc Mỹ.

*Lưu lạc ở Australia, Catherine Turner và “So Close, So Far Away”
Một trong các em bé ấy, ký giả Catherine Turner, tên Việt Nam là Huỳnh Thị Cẩm Tú, làm con nuôi trong một gia đình

người Úc, khi làm việc trong hệ thống truyền thông Ak-Jazeera đã thực hiện một phim tài liệu “So Close, So Far Away”.

Cuốn phim này kể lại cuộc đời của cô khi được đưa lên máy bay di tản khỏi đất nước Việt Nam ngày 5 tháng tư năm

1975 khi chỉ mới 5 tháng tuổi đến lúc trưởng thành và đã trở về quê hương trong hành trình tìm lại nguồn gốc của mình và

đã tìm liếm được người mẹ đã thất lạc hơn 30 năm.

Dù được gia đình cha mẹ nuôi yêu thương, nhưng cô vẫn thấy mình bị khó khăn khi vào trường học bởi cô là một học

sinh châu Á lạc lõng trong đời sống tây phương ở tiểu bang New South Wales ở Úc. Cô đã viết nhật ký từ khi bắt đầu 12

tuổi và rất buồn vì sự trêu chọc của các bạn trong trường. Cô viết: ”Thật bất công, làm như chỉ có nước Australia mà thôi

và nếu không là người da trắng thì bị coi như một kẻ kỳ dị không giống ai. Mình nhìn những cô gái bên cạnh mình và thèm

muốn xiết bao để giống như họ. Chúa ơi, mình muốn đánh đổi tất cả để trở thành da trắng. Vâng, là người da trắng. Da

Trắng…”

Catherine đọc lại những trang nhật ký ấy để hồi tưởng lại khoảng thời gian mà cô chán ghét chính bản thân mình với mầu

da vàng, với đôi mắt nâu và đã ảnh hưởng sâu đậm đến cả cuộc đời cô. Cô, trong khi làm ký giả, đã trải qua nhiều hành

trình đến các nước Hoa Kỳ, Việt Nam và Australia để phỏng vấn các nhân vật có liên quan mật thiết với chiến dịch không

vận Babylift năm 1975. Ví dụ như giám đốc cô nhi viện ở Sài Gòn, nơi cô ở. Hoặc gặp phân tích gia tình báo CIA Frank

Snepp.

Cô thật sự bị choáng váng đến bật khóc với cả sự giân dữ lẫn đau đớn khi Frank Snepp tiết lộ rằng chiến dịch không vận

trẻ em mồ côi của chính phủ Hoa Kỳ chỉ có mục đích chính trị nhiều hơn là nhân đạo. Lúc khởi đầu, Operation Babylift rất

được sự ủng hộ của công luận Hoa Kỳ nhưng sau đó có nhiều sự việc rất hồ nghi tạo thành sự chỉ trích và đến bây giờ

vẫn còn là một vấn đề nhiều tranh cãi.

Trong chương trình phim truyền hình, “Tuy gần mà rất xa”, Catherine đã kể lại hành trình đi tìm kiếm gia đình với mong

mỏi tìm về nguồn cội của mình. Lần đầu, vào năm 2001, ở tuổi 27 cô trở về Sài Gòn và tìm lại địa chỉ cũ. Tuy có nhiều

giấy tờ xác định, cô đã đến đồn công an và hỏi thăm những người lân cận nhưng suốt ba tuần lễ vẫn không tìm ra tung

tích người mẹ.

Nhưng bất ngờ, lần đi thăm Việt Nam lần thứ hai cùng với cha mẹ nuôi người Úc thì cô đã gặp lại người mẹ. Nhờ một

người bạn thông dịch, với những chi tiết và giấy tờ của người mẹ, cô đã mẫu tử trùng phùng.
Trong cuốn phim tài liệu “So Close, So Far Away” nhà báo Catherine còn gặp gỡ Mỹ Hưng, người cũng được nhận làm

con nuôi ở Úc trong chiến dịch không vận Operation Babylift và cũng kể về cuộc đời của cô suôt mấy chục năm sau khi

rời bỏ quê hương trên chuyến bay cuối tháng tư năm 1975. Catherine củng phỏng vấn một bà mẹ Việt Nam đã hối hận vì

đã gửi con vào trại mồ côi để được di tản đến bây giờ không biết đứa con sống chết thế nào và đời sống ra sao.

Catherine Turner đã viết lời giới thiệu về bộ phim tài liệu: ”Càng phỏng vấn thêm nhiều người khác, chúng tôi càng thấy

rằng chiến dịch Babtlift thực sự có ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp dân chúng và tầm mức sâu rộng đến bực nào.

Nhưng hình như không có giải pháp hoặc biện pháp nào trước mắt cho những người bị ảnh hưởng. Những giấy tờ văn

bản qua thời gian còn lại rất ít, cộng với làn khói mù mịt của hậu quả chiến tranh khiến công việc tìm ra giải pháp để trả lời

cho những người đang mong ước xem ra không thực hiện được. Hàng ngàn trẻ em trong chiến dịch không vận Babylift

không có cách nào để tìm được dòng dõi hay tên tuổi thưc sự của mình. Có thể một số muốn coi thành chuyện quên

lãng nhưng còn một số thì vẫn đang đi tìm kiếm câu hỏi về chimh cuộc đời mình nhưng vô vọng như một cách ví von

“điền vào chỗ trống”.

Catherine Turner hay Huỳnh Thị Cẩm Tú là người may mắn vì đã gặp được người mẹ và biết được tông tích nguồn cội

của mình. Nhưng vẫn còn có hàng ngàn người không có sự may mắn ấy. Và cũng có hàng ngàn gia đình cha mẹ người

Việt không hiển con cái của mình lưu lạc ở đâu sinh sống phương nào. Đó có phải là một vấn đề nan giải dù bao giờ

người cha hay người mẹ cũng hy vọng rằng con trai hay con gái họ sẽ tìm được cuộc sống may mắn hạnh phúc. Dù rằng,

có khi chúng quên nguồn gốc là người Việt Nam.

*Lưu lạc ở Canada, Heather Nguyễn MacDonald và “Falling from the Sky”
Ngay 28 tháng 6 năm 2013, nữ ký giả người Canada gốc Việt, cô Heather Nguyễn MacDonald, một người được biết đến

vì sống sót và được nhận làm con nuôi sau vụ tai nạn máy bay Operation Lift năm 1975 và cuốn phim tài liệu “Falling from

the Sky”, vừa qua đời sau hơn một năm chống chọi căn bệnh ung thư tuyến tụy tạng, hưởng dương 38 tuổi. Cô là một

trong những trẻ mồ côi được các nữ tu ”Sisters of Loretto” tại Cần Thơ nuôi nấng, sau dược chuyển đến New Heaven

Nursery. Lúc Sài Gòn thất thủ cô mới 9 tháng rưỡi tuổi. Chiếc máy bay trong chương trình giải cứu trẻ mồ côi chiến tranh

Việt Nam Operation BabyLift của cô Heather Nguyễn bị tai nạn khi một cánh cửa máy bay bị thôiû tung ở cao độ 29 ngàn

feets phải đáp khẩn cấp. Bảy mươi tám trẻ em và hơn 30 nhân viên, y tá bị thiệt mạng. Cô Heather là một trong số những

trẻ em còn sống sót nhờ đám cỏ cao gần nơi máy bay rớt, được một gia đình
MacDonald ở Montreal nhận làm con nuôi. Khi được 27 tuổi cô trở lại Việt Nam tìm kiếm lại cội nguồn mình. Câu chuyện

của cô được thu hình trong cuốn phim tài liệu “Falling from the Sky” được trình chiếu rộng rãi.

Rơi xuống từ không trung, mà không chết, có lẽ là một hi hữu trong đời. Lớn lên từ một gia đình xa lạ, một xã hội Tây

phương có nhiều khác biệt với văn hóa của xã hội Việt Nam nhưng Heather Nguyễn vẫn luôn luôn thắc mắc về nguồn gốc

của mình. Cô biết mình không phải là người da trắng và dù cả gia đình đã nuôi dưỡng cô tử tế, để học hành thành đạt

nhưng vẫn có tiếng gọi để tìm về quê hương. Thực hiện cuốn phim tài liệu ”Falling from the sky” là thực hiện những

bước chân trở về quê nhà, tìm lại người thân qua cảnh cũ dù lúc ra đi chỉ là một trẻ thơ mới 9 tháng tuổi.

Bà mẹ nuôi của Heather Nguyễn diễn tả: ”Lúc đó chúng tôi theo dõi tin tức về chiến tranh Việt Nam, nhìn thấy những đứa

trẻ đáng thương đó, dù đã có hai con và biết chúng tôi không thể cứu được tất cả, chúng tôi vẫn quyết định nhận nuôi

nấng và cứu giúp một đứa trẻ. Lúc đó chúng tôi không nhận ra ngay nhưng các đứa bé bị thiếu oxy vì cứ hai đứa trẻ thì

được buộc vào một ghế và cũng chỉ có một mặt nạ dưỡng khí khi tai nạn. Sau này khi lớn lên cô thường hỏi mẹ là tại sao

lại mang con đi khỏi quê nhà của con một cách giận dữ. Cô mong ước một chuyến đi tìm về cội nguồn trong đời và sau

cuộc hành trình, Heather có vẻ bình an. Cô đã biết mình là ai và tập trung hơn vào công việc làm một ký giả của cô”.

Với ký ức của nhân loại, những biến cố của những ngày tháng ba và tháng tư năm 1975 ở Việt Nam là những hằn dấu lịch

sử không thể nào quên. Là những tấn bi kịch, là sự chia lìa mất mát, là những ngày đau thương của cả một dân tộc.

Trong đó ký ức về những cuộc di tản mà những người ra đi chỉ biết phải trốn chạy khỏi đất nước mà không thể nào biết

trước và hoạch định một tương lai nào. Nhiều người trong chúng ta không thể nào quên ngày 3 tháng 4 năm 1975 là ngày

bắt đầu cho chiến dịch Operation Babylift khi Tổng thống Gerald Ford ra lệnh chương trình di tản trẻ em lai mồ côi

Mỹ-Việt ra khỏi Việt Nam với hơn 30 phi xuất vận tải C5 Galaxy. Ngày 4 tháng 4, một chiếc phi cơ C5 Galaxy chở hơn 300

thiếu nhi bị nổ trên vùng trời Sài Gòn và rớt xuống một ruộng lúa khiến hơn một nửa thiếu nhi di tản bị tử thương. Chiến

dịch Operation Babylift là một trong những chương trình triệt thoái người Mỹ ra khỏi Việt Nam khi chiến tranh đã vào giai

đoạn gần chấm dứt.

*Lưu lạc ở Hoa Kỳ, Mary Mustard Reed và “Oceans Apart: A voyage of international adoption”
Chiến tranh Việt Nam với những dấu tích như thế vẫn còn những dư âm dù đã trải qua bốn chục năm. Với những người

sinh trưởng ở quê nhà đã đành nhưng với những thế hệ trẻ lớn lên ở xứ người cũng có ảnh hưởng rõ rệt, nhất là trong

văn chương. Thời gian ấy quả có nhiều biến động, những cuộc chia lìa, những thảm cảnh bi đát. Dĩ vãng, không phải chỉ

là những đoạn phim tình cảm êm đềm, mà có những vết thương chưa lành, có những niềm đau dấu trong tâm khảm.

Thật ra, cô bé tên Hiền thật sự không mồ côi. Cô bị thất lạc gia đình khi cuộc chiến đang trong những ngày cuối cùng và

cô được bà mẹ gửi đi làm con nuôi lúc còn 7 tuổi. Và như thế, thân phận của một đứa trẻ được kể lại, bằng những cảm

giác cay đắng, kết quả của sự va chạm giữa hai nền văn hóa. Cô bé lớn lên trong một gia đình lạ lẫm và chỉ biết khóc

thầm cho thân phận kẻ lạ của mình.

Có những trang sách, giở ra một cuộc đời. Có những cảnh ngộ, chia ly để rồi đoàn tụ, như nước chảy về nguồn. Đọc một

tác phẩm để qua những trang sách tưởng tượng ra một đời sống mà ở đó một cô bé 7 tuổi đã khởi hành một chuyến

vượt qua nửa trái địa cầu với tất cả sự đơn độc và bỡ ngỡ. Đọc, khởi đầu từng trang “Oceans Apart: A voyage of

international adoption”. Tác giả Mary Mustard Reed, một cô bé người Việt mang tên Hiền nhưng lại mang tên họ của

người bản xứ. Cuốn sách vẽ lại một cuộc đời bắt đầu từ chuyến ra đi bằng máy bay rời khỏi đất nước Việt Nam ở phi

trường Tân Sơn Nhất khi cô bé vừa bảy tuổi. Một biến cố kỳ lạ đã làm thay đổi cả cuộc đời cô khi bà mẹ cô đã giao phó

cô cho một cặp vợ chồng người Mỹ làm con nuôi. Bà đâu biết rằng đã đẩy đứa con gái mình vào một cuộc sống xa lạ u

buồn mà tuổi ấu thơ đã trải qua như một cơn ác mộng kéo dài. Mary (tức Hiền) vẫn nhớ như in ngày phải rời khỏi vòng tay

của bà mẹ để đi vào một cuộc sống mới, ngỡ ngàng đối với một đứa bé.

Là một đứa trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ, Mary đã trải qua những tháng ngày u ám khi ở với gia đình Mustard với sự bạo hành về

tâm hồn lẫn thể xác. Không lâu sau khi đến Hoa Kỳ, cô bé đã hỏi về người mẹ với người cha nuôi, Sam Mustard, thì được

trả lời rằng mẹ cô là một nạn nhân của cuộc pháo kích ở Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh đang dữ dội ở đó. Dĩ nhiên, đó

không phải là sự thực và mãi đến hơn ba chục năm sau với thời gian trải qua từ giọt nước mắt vô vọng, với sự giúp đỡ

của Hội Hồng Thập Tự, hai mẹ con mới trùng phùng với nhau. Cả hai gặp nhau trong bất ngờ, một kết cuộc tốt đẹp đã

đến với họ. Mặc dù, một câu hỏi vẫn còn dằn vặt trong lòng người con gái. Tại sao một người mẹ lại nhẫn tâm đem con

của mình đến một nơi chốn xa lạ mà không cảm thấy đau xót? Tại sao và điều gì đã thúc đẩy bà hành xử như vậy. Và,

câu trả lời chỉ có khi cô bé nay đã trở thành một phụ nữ khá thành đạt trở về thăm lại chốn cũ xưa, nhìn lại những căn nhà

nghèo nàn thiếu tiện nghi để tưởng tượng ra một cuộc sống sẽ kéo dài trong thiếu thốn lầm than nếu mình không ra đi

làm con nuôi. Cô mới hiểu được cái động lực mà mẹ cô đã giao phó cuộc đời cô cho một gia đình Hoa Kỳ xa lạ.

Tác giả Mary Mustard Reed đã trả lời câu hỏi là điều gì đã thúc đẩy bà viết để tạo thành tác phẩm này khi đề cập đến tâm

trạng và ước vọng của mình. Thứ nhất bà muốn thắp lên một tia sáng về một cuộc chiến đấu tự cứu mình để trở thành

một kinh nghiệm hữu ích cho những người đồng cảnh ngộ. Hơn nữa, quan yếu hơn, bà muốn lấy từ chuyến ra đi đau

thương của mình để hy vọng rằng những người khác sẽ không bị trải qua những đau thương buồn khổ mà bà đã phải

chịu đựng. Bà cũng muốn gửi gấm đến những người con nuôi và những người làm cha mẹ nuôi những thông điệp rất tế

nhị, rằng tùy theo cách đối xử của những người cưu mang đứa con nuôi, tốt đẹp hay bi đát giống như chuyện cổ tích hay

cơn ác mộng.

Nguyên do thứ hai thúc đẩy bà viết là muốn gìn giữ và làm sống lại lịch sử của gia đình mình, viết như một cách thế

hướng vọng về các đứa con mình và những thế hệ kế tiếp. Trong thâm tâm bà, đó là một phần di chúc để lại.
Lý do thứ ba, tác phẩm “Oceans Apart” chính là một lời tạ ơn đến tất cả những ngươi đã tạo thành sự kỳ diệu trong cuộc

đời mình, những người đã giúp đỡ, đã tin tưởng và nâng đỡ bà để có một đời sống khá thành đạt hiện nay. Với bà, họ là

tất cả cho sự vinh quang của mình.

Kế tiếp, bà hy vọng rằng từ tác phẩm này nhiều người sẽ tìm thấy từ sự thực đau thương để nhìn lại từ quá khứ và cố

gắng để kiếm tìm những người thân yêu bị thất lạc vì cuộc sống đưa đẩy. Bà cuối cùng cũng không quên tạ ơn Hội Hồng

Thập Tự đã giúp đỡ để tìm ra được tông tích người mẹ để hai mẹ con được trùng phùng…
Những lý do thúc đẩy kể trên thật là bình thường đối với một người bình thường. Liên hệ huyết thống là nguyên do chính

để tạo ra một kết cuộc có hậu. Một độc giả trong phần góp ý đã tỏ bày rằng bà rất vui lòng với kết cuộc như thế dù cũng

có lúc chạnh lòng khi đọc những đoạn tác giả kể lại chuỗi ngày ấu thơ của mình với nhiều tủi buồn và nước mắt.

Riêng với cá nhân một độc giả, khi đọc những trang sách, mường tượng được những khó khăn của một người đã sinh

sống ở xứ người khi vừa bảy tuổi. Ngôn ngữ Việt Nam hoàn toàn xa lạ mà tất cả những kiến thức về quê cha đất tổ từ lịch

sử văn hóa đến chính trị thời cuộc đều ở mức tối thiểu. Thế mà, vẫn cố gắng và nỗ lực để trở về nguồn với hướng vọng

tốt đẹp cho quê hương. Tuy rằng, tâm tư ấy có thể bị lợi dụng để tuyên truyền cho sách lược của nhà cầm quyền trong

nước muốn tận dụng cả tài lực, tâm lực của những người Việt đang sống ở hải ngoại.

Nếu chỉ nhìn tác phẩm qua khía cạnh của một cuộc đoàn viên như ký giả Deepa Bharath thì có lẽ cũng hơi đơn giản…
Đọc những chương sách viết về những ngày tháng lớn lên ở xứ người của Hiền và hình dung được một cuộc va chạm

văn hóa giữa hai đất nước. Với gia đình Mustard, họ không muốn Hiền có quan hệ nào đối với đất nước và gia đình của

cô. Không có tình thương, không có sự hiểu biết nên làm sao có được sự thông cảm. Mary Mustard Reed đã kể: ”Họ

chưa có lúc nào hiểu biết về tôi hay về văn hóa của đất nước mà tôi đã ra đi. Họ chẳng bao giờ trìu mến tôi, vuốt ve hôn

hít tôi hoặc hát ru tôi như mẹ đã làm. Tôi sống một cuộc sống, trở về một căn nhà với tôi thật trống vắng và nếu có những

câu chuyện nói thì cũng đầy ắp những ngôn từ bất nhã gây đau đớn cho tâm hồn tôi hoặc những hành hạ thể xác.”

Tác giả còn kể rằng người con ruột của gia đình Mustard đã dọn ra ở riêng từ lâu mỗi khi trở về thăm lại gia đình lại thấy

được nỗi u uẩn trong đôi mắt của cô em nuôi. Trong trí nhớ của anh, Hiền chỉ là một cô bé nằm trên giường với đôi mắt

đẫm lệ và tiếng khóc thút thít của cô đơn trước khi chìm vào giấc ngủ.
Gia đình cha mẹ nuôi thì muốn tẩy sạch những gì là Việt Nam trong con người Hiền. Bà kể lại: ”Tôi cảm thấy rõ ràng là

con người của gốc gác mình bị tẩy sạch. Tôi đã quên những món ăn có mùi vị Việt Nam và cũng quên hết ngôn ngữ Việt

Nam mà có lúc tôi đã nói rất thành thạo.”

Sống trong gia đình Mustard với Hiền (đổi tên thành Mary) là cả một cơn ác mộng. Sam, người cha nuôi thì tính khí bất

thường, hay làm những chuyện không ngờ trước được. Còn người mẹ nuôi, Magaret, thì luôn luôn khi nhìn thấy Hiền lại

ghen tức vì nghĩ Sam đã nặng lòng với Yvonne, tức mẹ của Hiền.

Đến năm 1975, Hiền tốt nghiệp trung học và đủ 18 tuổi. Cô vào đại học và cảm thấy đời mình đã đổi khác. Năm này, là

năm Cộng sản đã chiếm được hoàn toàn miền Nam. Vì không hiểu rõ lịch sử nên đã ví cuộc đời được giải phóng của

mình như miền Nam bị cưỡng chiếm. Và, trong một vài biểu tỏ với một người bạn tôi, cô đã tỏ ra rất tiếc vì đã viết những

điều bất cập ấy trong tác phẩm của mình.

Bây giờ, Hiền tức Mary Mustard Reed đã thành một người khá thành đạt. Tốt nghiệp đại học CSU Norhtridge, làm nghề

trình dược viên và hay liên lạc với các bác sĩ Việt Nam ở Little Sài Gòn, Hiền đã trở lại gần với văn hóa Việt đất nước Việt.

Cô nhờ Hội Hồng Thập Tự để tìm lại người mẹ…

Nguyễn Mạnh Trinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.310 giây.