logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/07/2015 lúc 07:23:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sáng hôm 13/7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh bà Theresa May đã trình ra Hạ Nghị viện Anh bản dự thảo các điểm sửa đổi Luật Nhập cư Anh phiên bản tháng 7 năm 2015 (Statement of changes to the Immigration Rules: HC297, 13 July 2015).

Theo như trình bày của Bộ Nội vụ, nội dung sửa đổi lần này bao gồm nhiều điểm sửa đổi nhằm để thắt chặt hơn nữa các quy định về nhập cư, ngăn chặn việc lạm dụng các quy định về nhập cư và hiện thực hóa một bước hơn nữa cam kết của Chính phủ sẽ hạn chế con số chênh lệch giữa số người nhập cư vào Anh quốc và di cư khỏi Anh quốc hàng năm xuồng dưới 100 ngàn người, điều mà Chính phủ Anh khi còn là liên minh giữa Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ Tự do chưa thể thực hiện được.

Trong các điểm sửa đổi lần này, có lẽ phần đáng chú ý nhất liên quan đến một số hạn chế đối với việc cấp visa sinh viên cho những người là công dân các nước không thuộc khối Cộng đồng chung Châu Âu (Non-EU countries) vào Anh quốc nhằm mục đích học tập.

Các quy định mới này nằm rải rác trong khoảng 28 điều khoản, trong đó một số hạn chế mới cụ thể gồm:

Đầu tiên, sinh viên ở các bậc học thấp hơn bậc Đại học sẽ không được quyền lao động trong thời gian học tập tại Anh quốc. Quy định này được áp dụng nhằm cân bằng cách đối xử giữa sinh viên các trường tư nơi sinh viên đã không được phép lao động trong quá trình học tập với sinh viên các trường công lập những người cho tới trước quy định này vẫn được phép lao động (10 giờ một tuần trong các học kỳ và làm việc toàn bộ thời gian các kỳ nghỉ) trong quá trình học.

Thứ nhì, sinh viên các trường Cao Đẳng ̣(college) đang học các khóa học dưới bậc Đại học sẽ phải rời khỏi Anh quốc ngay sau khi kết thúc khóa học dự kiến chứ không được nộp đơn xin chuyến sang các dạng visa dựa trên tính điểm khác (kể cả học lên bậc đại học) trừ trường hợp cơ sở đào tạo đang học được Bộ Nội vụ thừa nhận là một bộ phận cấu thành của một cơ sở đào tạo Đại học và khóa học đang học được coi là một phần liên thông lên bậc Đại học. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này việc xin học lên cấp cao hơn chỉ được thực hiện sau khi sinh viên đã rời khỏi Anh quốc.

Anh Quốc tăng cường kiểm soát luồng người nhập cư
Thứ ba, chí phí ăn ở bắt buộc của sinh viên cần phải chứng minh khi nộp đơn xin visa sẽ bị tăng lên cho phù hợp với mức sống của năm 2015. Đồng thời quy định trước đây cho phép sinh viên đang học tại Anh quốc nay xin gia hạn thêm chỉ cần chứng minh khoản tiền ăn ở bắt buộc tương đương với hai tháng nay cũng bị bãi bỏ, đồng nghĩa với việc sinh viên xin visa sẽ phải chứng minh mình có đủ tiền ăn ở trong suốt thời gian khóa học (hoặc 9 tháng nếu khóa học dài hơn 9 tháng).

Thứ tư, sinh viên các trường cao đẳng sau khi tốt nghiệp muốn xin ở lại làm việc tại Anh quốc phải rời khỏi Anh quốc để xin visa làm việc tại Đại Sứ quán Anh ở nước nơi người này cư trú ngay cả khi đã có một đơn vị sử dụng lao động tại Anh quốc sẵn sàng tuyển dụng. Quy định này bãi bỏ việc sinh viên sau khi học xong có thể nộp đơn xin visa làm việc ngay tại Anh Quốc vốn bị coi là “cửa sau” cho các sinh viên ở bậc học thấp có thể ở lại dài hạn.

Và cuối cùng là quy định về việc sinh viên phải đạt tiến bộ trong quá trình học tập được thắt chặt. Theo đó sinh viên đang theo học các khóa học không thuộc bậc Đại học hoặc cao hơn tại các trường chỉ được học tối đa 2 năm. Ngay cả trong thời gian hai năm đó các trường chỉ được gia hạn cho sinh viên đã hoàn thành một khóa học bậc dưới Đại học được kéo dài việc học tập hoặc học một khóa khác cùng cấp độ nếu khóa học đó là một phần kết nối với khóa học trước, hoặc nếu trường xác nhận rằng khóa học đó là để hỗ trợ triển vọng nghề nghiệp đã học của sinh viên.

70 nghìn ở lại
Biện luận cho các quy định chặt chẽ này Bộ Nội vụ Anh viện dẫn số liệu thống kê theo đó trong vòng 12 tháng từ tháng Năm 2013 đến tháng Sáu năm 2014 đã có tổng cộng 121.000 sinh viên từ các nước ngoài EU nhập cảnh Anh quốc vì mục đích học tập nhưng chỉ có 51.000 người thuộc diện này rời khỏi Anh quốc dẫn đến số những người ở lại đạt tới 70.000.

Điều đó xảy ra trong bối cảnh Bộ Nội vụ Anh trong mấy năm vừa qua đã ra quyết định cấm 870 cơ sở đào tạo được nhận sinh viên nước ngoài và mặc dù đã ban hành nhiều sửa đổi theo hướng ngày càng chặt chẽ về chính sách visa và nhập cư, Bộ Nội vụ vẫn dự đoán từ nay đến năm 2020 số sinh viên từ các nước ngoài EU đến Anh học tập sẽ vẫn tăng thêm ít nhất 6%.

Nếu không có gì thay đổi đầu tuần tới các sửa đổi này sẽ được Nghị viện Anh biểu quyết thông qua thành luật nhập cư mới có hiệu lực từ ngày 3 tháng 8 năm 2015. Với việc không có dấu hiệu phản đối rõ rệt nào từ các phe phái và đảng Bảo thủ Anh đang nắm đa số trong Nghị viện, nhiều khả năng các sửa đổi này sẽ được thông qua.

Nhiều báo và các trang tin điểm tử tại Anh và các nước có nhiều sinh viên theo học tại Anh (Ấn độ, Pakistan, một số nước châu Phi...) đăng tải nhiều phát biểu thể hiện nỗi thất vọng của các cơ sở giáo dục có nhận sinh viên nước ngoài tại Anh và nỗi lo lắng của các sinh viên nước ngoài đang trong diện bị ảnh hưởng tại Anh, những người có lẽ đang cám cảnh câu chuyện visa như một nỗi hoài niệm câu chuyện “ngày xưa”.

Đức Hoàng gửi tới BBC từ London
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.