logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 23/07/2015 lúc 10:46:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Ca sĩ Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan; Phạm là họ cha, Thái là họ mẹ. Sinh tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, rồi ra Hà Nội, rồi di cư vào Sài Gòn sau tháng 7 năm 1954.
Lúc 9 tuổi được cho đi học đàn dương cầm với các bà sơ rồi học với bà vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh rồi nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi.

Hồi nhỏ thích nghe nhạc ngoại quốc, đã thích Connie Francis, Johnny Mathis và thích xem phim ảnh .

Vào ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức lúc 12 tuổi và lần đầu được hát đơn ca trên đài phát thanh Sài Gòn bản Vui Đời Nghệ Sĩ ( Văn Phụng ), đó là kỷ niệm đầu đời của tiếng hát Thanh Lan.

Học trường Pháp Saint Paul rồi vào trường Marie Curie. Năm Đệ Tam, Thanh Lan tham gia vào dòng sinh hoạt ca nhạc với đoàn Sinh Viên Học Sinh Nguồn Sống đi trình diễn ở các trường đại học, các quân trường qua các bản dân ca như Ngồi Tựa Song Đào, hát Trống Quân, các bản hợp ca như Trường Ca Con Đường Cái Quan, Hội Trùng Dương…

Yêu ca hát nhưng Thanh Lan vẫn đeo đuổi việc học và tốt nghiệp đại học Văn Khoa Sài Gòn ban Văn Chương Anh năm 1974.

Nhờ sinh hoạt trong ban Nguồn Sống mà Thanh Lan được nhiều nhạc sĩ trên đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn thuở đó biết tới và mời cộng tác. Và từ đó Thanh Lan dần dần nổi tiếng trong giới ca nhạc.

Bài hát xuất hiện đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn năm 1967 lúc còn màu đen trắng là bản Chiều Tưởng Nhớ của nhạc sĩ Lan Đài “ Chiều đi lặng lẽ, thương nhớ muôn bề, khi người yêu xa vắng, nhạc thu chưa thấy về”.

Kế tiếp Thanh Lan cộng tác với Đêm Vô Tuyến của Lê Hoàng Hoa và bản nhạc ngoại quốc đầu tiên chị hát bằng tiếng Pháp là Quand Le Soleil Etait La (Cuando Calienta El Sol), sau này được dịch lời Việt là ( Yêu Em Bằng Cả Trái Tim).

Ngoài ra, Thanh Lan hát tại các Đại hội Nhạc Trẻ cùng ban nhạc Dreamers của các con nhạc sĩ Phạm Duy.

Năm 1969, Thanh Lan có mặt trong phái đoàn văn nghệ của Việt Nam Cộng Hòa đi trình diễn Âu Châu cho các du học sinh Việt Nam. Trở về nước nhạc sĩ Y Vân mời chị hát thu băng cho trung tâm của ông là Mây Hồng, bắt đầu cho sự nghiệp thu âm của mình như là một ca sĩ chuyên nghiệp.

Năm 1970, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương giám đốc trung tâm Tú Quỳnh thực hiện một cuốn băng tiếng hát Thanh Lan- Hát Cho Tình Yêu và Tuổi Trẻ. Đây là một vinh dự vì lần đầu Thanh Lan được mời hát nguyên một cuốn chỉ riêng tiếng hát một ca sĩ. Trong cuốn băng này có những ca khúc Việt Nam nổi tiếng và một vài bản nhạc ngoại quốc như Love Story, One Day…

Nhạc sĩ Ngọc Chánh trung tâm ShotGuns thực hiện cho Thanh Lan cuốn Nhạc Trẻ 6 cũng chỉ một tiếng hát của chị toàn nhạc Pháp.

Rồi nhạc sĩ Anh Việt Thu thực hiện cuốn Thanh Lan- Tiếng Hát Xôn Xao Mộng Tình Đầu với 18 bản tình ca.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thực hiện cho Thanh Lan một cuốn riêng gồm những nhạc phẩm của ông vào cuối năm 1974; nhưng vì vào thời điểm chiến tranh cao độ cho nên cuốn băng này ít người biết đến.

Là ca sĩ nhưng Thanh Lan chỉ trình diễn trên đài phát thanh, đài truyền hình, các nơi công cộng và thu băng mà không hát ở vũ trường. Được hỏi lý do tại sao thì câu trả lời là không thích.

Dấu ấn đi cùng tiếng hát Thanh Lan là bản Gọi Người Yêu Dấu của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm chép tay tặng và chị là người thu băng đầu tiên bản này trong băng nhạc Shotguns và đưa bản nhạc nổi tiếng.

Bản Giọt Nước Mắt Ngà ( Ngô Thụy Miên), Thanh Lan thu băng cuối năm 1974 trong cuốn Tình Khúc Ngô Thụy Miên 1 và được ưa thích.

Về nhạc ngoại quốc thì hai bản Em Đẹp Nhất Đêm Nay ( La Plus Belle Pour Aller Danser) và Đêm Tân Hôn ( Oui Devant Dieu) làm cho Thanh Lan nổi tiếng một thời Sài Gòn trước năm 1975.

Báo chí Sài Gòn thời đó cũng đã khen Thanh Lan hát bản Đố Ai, Con Đường Tình Ta Đi ( Phạm Duy ), Chân Trời Tím ( Trần Thiện Thanh). Riêng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã mời chị hát bản Dấu Giày In Trên Cát, Ô Kìa Đời Bỗng Dưng Vui, Tạ Tình trên đài truyền hình và giúp cho mấy bài hát này bán chạy.

Năm 1973, Thanh Lan qua Nhật dự thi liên hoan ca nhạc và hát bản Tuổi Biết Buồn của Ngọc Chánh và Phạm Duy được vào chung kết . Sau đó chị được một hãng đĩa Nhật mời thu băng 2 ca khúc Đừng Phá Vỡ Ân Tình( Nhạc Nhật) và Tuổi Mộng Mơ ( Phạm Duy) bằng tiếng Nhật.

Báo chí Sài Gòn đặt cho Thanh Lan là “ ca sĩ tháp ngà” và báo Trắng Đen cuối năm 1974 tặng Giải Kim Khánh với danh hiệu “Nữ tài tử đẹp nhất Sài Gòn”, và cũng có mỹ danh là “ người tình của những người lính trận”.

Ngoài ca hát, Thanh Lan có đóng kịch cùng với ban kịch Linh Sơn diễn chung với Vũ Huyến, ban kịch Vũ Đức Duy đóng chung với Lê Tuấn. Hồi còn bé chị đã diễn vai một em bé trong ban kịch của Kiều Hạnh trên đài phát thanh Sài Gòn.

Thanh Lan bước vào điện ảnh với phim Tiếng Hát Học Trò đạo diễn Thái Thúc Nha năm 1970, phim Gánh Hoàng Hoa, Xin Đừng Bỏ Em ( đạo diễn Lê Mộng Hoàng), phim Lệ Đá ( đạo diễn Võ Doãn Châu), Phim Yêu, Ngọc Lan ( đạo diễn Đỗ Tiến Đức). Phim cuối cùng chị đóng tên là #10 Blues- Goodbye Saigon do một đạo diễn Nhật quay đầu năm 1975, mà mãi đến năm 2013 mới phát hành và có mời Thanh Lan sang dự liên hoan phim các nước Á Châu tại Kukuoka, nước Nhật.

Một kỷ niệm đáng nhớ là lúc đóng vai bị thương máu me đầy mình nằm trên đất, khóc nức nở. Đoạn phim đã quay xong nhưng có một em bé trong số khán giả hiếu kỳ đứng bên ngoài xem vẫn còn khóc, có lẽ là em bị thu hút bởi cái vai diễn sống động này, và Thanh Lan phải tới vỗ về cho em hết xúc động. Hình ảnh em bé đó lởn vởn tâm tư và đến hôm nay chị vẫn thắc mắc là số phận em bé giờ ra sao.

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975 thì Thanh Lan đã có một thời gian đi hát cho các đoàn ca nhạc của Tùng Lâm, Duy Ngọc ở các tỉnh miền Nam. Đa số ca khúc chị hát là dân ca vì đã từng diễn thời sinh viên.

Có một lần theo đoàn Kim Cương ra Hà Nội vào năm 1977, khán giả phải mua vé chợ đen để nghe ca nhạc sĩ Sài Gòn trình diễn, họ chen lấn làm sập cánh cửa rạp hát.

Thanh Lan hát nhạc Pháp được những ngưởi trí thức lớn tuổi đã từng hấp thụ nền văn hóa Pháp tại miền Bắc yêu thích. Họ bảo rằng trước năm 1975, họ đã từng nghe lén Thanh Lan hát qua Radio.

Một đêm chị hát bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong thì có một bà cụ tóc bạc phơ bước lên sân khấu ôm chị và khóc nức nở. Có lẽ bài hát này là kỷ niệm của bà cụ thời thanh xuân và sau mấy chục năm mới được xem và nghe lại cho nên cảm động.

Thanh Lan là ca sĩ vượt biên mấy lần và bị bắt vào tù rất cực khổ. Có những đêm nằm trong trại tù, nền đất, mưa ướt cả người, lạnh và đói. Và chị bị cấm hát vì tội vượt biên trong một thời gian dài.

Cuối thập niên 80, một số khán giả ái mộ Thanh Lan từ Mỹ về Việt Nam và thực hiện cho chị một cuốn băng hình tên là Vườn Hồng Kỹ Nữ, có số bán kỷ lục thời đó.

Cuối năm 1993, Thanh Lan được mời sang Hoa Kỳ dự buổi ra mắt phim Tình Người của đạo diễn Lê Tuấn và chị tìm cách ở lại bằng cách xin tị nạn chính trị.

Thu hình cho nhiều trung tâm băng nhạc ở hải ngoại, thu âm và có thực hiện một cuốn Video cho riêng mình tên là Trong Nắng Trong Gió năm 1999 khá thành công. Bài hát mới đầu tiên ở hải ngoại là bản Yêu Thầm của nhạc sĩ Lam Phương.

Thanh Lan tiếp tục đóng kịch trong các vở Lôi Vũ, Thành Cát Tư Hãn với các ban kịch tại Quận Cam.

Ngoài ca hát, đóng phim, đóng kịch, Thanh Lan còn làm thơ và sáng tác ca khúc. Chị đã xuất bản một tập thơ và phát hành một cuốn băng Tình khúc Thanh Lan.

Trong một tờ báo Xuân ở Sài Gòn thập niên 2000, một ký giả ở trong nước khi bàn về những giai nhân của đất Sài Gòn đã liệt kê ra tên Cô Ba Trà, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga và có tên Thanh Lan trong đó.

Nhìn lại quãng đời nghệ thuật, Thanh Lan cảm nhận rằng thời trước năm 1975 thì hồn nhiên và thành đạt, nhưng thời Cộng Sản thì đau khổ cũng nhiều. Chị đã bị bắt vì tội vượt biển và vào tù mấy lần. Có những đêm nằm trên nền đất, mưa ướt và lạnh và đói rất cực khổ. Những thăng trầm đó cho Thanh Lan kinh nghiệm sống phong phú và những cảm xúc để diễn đạt những vai tuồng hay và những bài hát đầy xúc cảm sau này.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.