logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2015 lúc 06:53:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Là một phần sâu lắng nhất trong tâm tư con người. Cho dù ở tuổi nào thì bất chợt một hình ảnh, một lời ru, một truyện cồ tích… đều đưa chúng ta về với những kỷ niệm. Những giây phút tiếp theo là hoài niệm lại một thời đã qua. Dù chỉ để quên đi những gì không còn nữa; không trở lại.

Nhưng hoài niệm còn mãi, và mấy ai được hạnh phúc với những gì còn nhớ. Đặc biệt khi nhớ về thời thơ ấu là dễ chịu nhất trong tâm tư con người vì nhớ lại những vụng dại, ngổ nghịch của tuổi thơ thường làm nên nụ cười thầm lặng, một mình. Nhưng điều đó lại là chìa khóa cho một người lớn dễ dàng bỏ qua, tha thứ cho những lỗi lầm của trẻ nhỏ; Điều đó, dường như không giấy mực nào xác nhận mà lại là cáo trạng lớn lao và chính xác cho những người đánh cắp tuổi thơ của người khác. Giả sữ kẻ cắp xe đạp, có thể bồi thường nạn nhân; nếu không có tiền để bồi thường thì đi tù vài tháng. Người tù ra tù coi như đã trả nợ xong; người mất xe đạp cũng có thể mua lại chiếc xe đạp khác để sử dụng. Nhưng đánh cắp tuổi thơ của người khác thì không có cách gì để trả lại được, vì tuổi thơ của mỗi người chỉ có một lần trong đời.

Nhưng tuổi thơ của trẻ nhỏ ở những nước cộng sản, những nước cực đoan,… coi như không có thì không ai chịu trách nhiệm là kẻ cắp!

Một lần nói chuyện với Thiếu tá Đông, con trai của ca sĩ Thanh Tuyền, chồng của nghệ sĩ Ngọc Huyền. Anh Đông phục vụ cho không quân Hoa Kỳ đã lâu. Hôm gặp anh mới từ Iraq về. Trong cuộc trò chuyện với anh, điều tôi còn lưu giữ mãi trong ký ức về trẻ em ở Iraq qua tự sự của anh Đông như sau:

“…vì đất nước Iraq đang chiến tranh nên việc học của trẻ em bị giãn đoạn cũng y như mình thời nhỏ, ở những vùng quê, khi Việt cộng tấn công, pháo kích thì việc học giãn đoạn vì trường học đóng cửa. Bọn trẻ Iraq lang thang, túm năm tụm ba… Những đứa trẻ trai lanh lợi thì chạy việc cho cánh chợ trời, mua bán đủ thứ, kể cả súng đạn; Nhiều đứa bán phim sex cho lính Mỹ. Chúng cứ thấy lính Mỹ thì chìa cái DVD phim sex vô mặt và nói câu tiếng Anh duy nhất: ‘Five dollas’.
Đông còn nhỏ khi ở quê nhà, nhưng hình ảnh đám trẻ con Việt nam thấy lính Mỹ là xúm lại, chơi vui với họ vì tò mò, và họ thích trẻ em nên cho bánh kẹo. Trẻ em càng thích lính Mỹ! Nhưng ở Iraq thì khác, trẻ em Iraq không thân thiện với lính Mỹ.
Trong trại có chương trình tiếp xúc, làm quen để gần gũi với người địa phương. Trại Đông đóng quân thường có những ngày cuối tuần, cho một đám trẻ em Iraq vô chơi với lính. Lính chơi với các em đủ trò thể thao, bơi lội, đá banh, xem phim… Nói chuyện với các em là cách nói nhắn với cha mẹ các em về lính Mỹ, người Mỹ, nước Mỹ đến đây để giúp họ chứ không phải chiếm đóng đất nước họ. Lính Mỹ cho các em bánh, kẹo để ăn cho vui. Nhưng trước khi ra về thì nhiều em xin thêm bánh, kẹo để đem về nhà.
Đông cũng cho vì nhớ lại những hình ảnh trẻ em bản xứ và lính Mỹ ở Việt nam xa xưa. Nhưng Đông hỏi một em trai đã vui chơi với Đông cả ngày, ‘Sau này lớn lên. Em định làm gì?’ Nó trả lời nhanh gọn, dứt khoát… “Lớn lên. Đi đánh Mỹ!”

Truyện kể của Thiếu tá Đông cứ ám ảnh tôi về trẻ em Iraq nói riêng; trẻ em Trung Đông nói chung. Chúng không có tuổi thơ thuần khiết là yêu thương những người chơi chung với chúng, cho chúng bánh kẹo. Những đứa bé đã biết lợi dụng lính Mỹ để được vui chơi một ngày với những phương tiện giải trí mà chúng không làm sao có được; chúng biết cách lấy từ tay kẻ thù miếng bánh ngon, viên kẹo ngọt… để lớn lên trả ơn người lính Mỹ một viên đạn đắng.
Ai đã đánh cắp tuổi thơ hồn nhiên, vô tư của trẻ em Trung Đông? Thậm tệ hơn là nhồi nhét vào những đầu óc non trẻ ấy tư tưởng thù địch từ bé. Những đất nước lầm than vì lãnh đạo cực đoan không bao giờ nhận tội đánh cắp tuổi thơ của đồng bào để biến cả dân tộc thành cực đoan; biến đất nước giàu có tài nguyên dầu hỏa, nhưng phủ lên cơm no áo ấm, hạnh phúc của lương dân một lớp mảnh bom, đầu đạn ngày càng dầy hơn vì chính tư tưởng cực đoan, lòng hận thù vô cớ là nguyên nhân chiến tranh không bao giờ im tiếng súng ở Trung Đông.

Với những nước xã hội chủ nghĩa thì tuổi thơ bị đánh cắp cách khác. Ở Cuba và Bắc Hàn thì trẻ em chết vì bệnh tật không có thuốc men, hay suy dinh dưỡng; ngay cái ăn không có thì nói gì tới vui chơi, giải trí. Đầu óc thơ dại đã khổ hơn cỏ hoang lại bị nhồi nhét từ mẫu giáo – đạo tôn thờ lãnh tụ. Học những điều giả dối về nhân văn; về khoa học không học để phát minh mà chỉ học cách bẻ khóa để ăn cắp những phát minh khoa học của người khác. Điều này chúng ta thấy rõ ở con em của người Việt ở hải ngoại, một em nhỏ xin mẹ cha cho tiền mua bản nhạc em thích trên online – thuộc loại single dish – nghĩa là cái CD chỉ có một bản nhạc mà phải trả 17 dollas. Nhưng tuổi mười lăm, mười bảy của một em nhỏ trong nước Việt nam bây giờ thì nó muốn một ngàn bản nhạc thuộc loại single dish cũng là chuyện nhỏ với trình độ bẻ khóa của nó trên computer để download. Điều đã nhiều người nói, viết về việc cha mẹ Việt ở hải ngoại đi mua dĩa lậu những chương trình ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga hay Asia đều bị con cái phản đối, dù chúng không xem. Tuổi nhỏ ở Mỹ được giáo dục hướng tới phát minh thì tuổi nhỏ ở những nước cộng sản được khuyến khích ăn cắp và phá hoại, nên đội quân hacker của Trung Cộng và Bắc Hàn mới hùng hậu và đông đảo tới trở thành bước ngăn phát triển của nhân loại…

Ngay bây giờ ở Mỹ, chúng ta cần Window 7, Window 10 của Microsoft… vẫn phải mua. Nhưng vào những website Việt nam thì có người đã bẻ khóa sẵn cho; cho luôn cả product key tràn lan trên facebook… Vào những trang điện toán của Việt nam thì học hỏi được vô vàn cách bẻ khóa software. Những bạn trẻ trong nước không có ý thức về hành vi đó là trộm cắp, chiếm đoạt trái phép phát minh của người khác, mà họ nghiễm nhiên cho đó là sự chia sẻ khoa học trong giới trẻ. Những người bạn trẻ trong nước không có tội mà tội từ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đã bình thường hóa chuyện trộm cắp thành lẽ tự nhiên trong đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa.

Việt nam học từ đâu thói ăn cắp, làm đồ giả, nói láo không chớp mắt, cãi chày cãi cối không ngượng miệng… không ai dạy giỗ nổi những thói hư tật xấu cho người khác bằng Trung Cộng, trên nữa là chủ nghĩa xã hội. Với xã hội xã hội chủ nghĩa, một người được sinh ra phải giao nộp linh hồn cho màu cờ đỏ để đổi lấy hộ khẩu và sổ gạo. Từ đó, chỉ còn mang một nhân dáng giống người chứ không phải người vì bị nhồi nhét những điều sáo rỗng, giả trá từ nhỏ thì làm sao lớn lên thành người.
Ai đánh cắp tuổi thơ của trẻ em dưới những vòm trời xã hội chủ nghĩa? Cũng không ai khác hơn một nhóm người cực đoan, tin vào sự hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà làm cho nước tàn, dân mạt; hủy hoại nhân tính con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trung Quốc quay mặt với tổ sư Mác-Lê vì để dân đói nghèo hơn nữa thì chúng sẽ nổi loạn. Đất nước nội chiến triền miên theo dòng lịch sử Trung Hoa thì ai cũng đã biết; tranh bá đề vương là dân tộc tính của họ. Nhưng trở thành cường quốc thứ hai thế giới sau hai thập niên phản đồ chủ nghĩa cộng sản thì Trung Quốc cũng chỉ hình thành được tầng lớp tư bản đỏ. Đằng sau những khoe mẽ hào nhoáng với thế giới qua Thế vận hội Bắc kinh năm 2008; đằng sau con cọp biển ở Biển Đông bây giờ là hàng triệu quân nhân vẫn ăn khoai sắn, mì sợi, đi làm nghĩa vụ quân sự với đảng cầm quyền. Những người lính không chiến đấu cho lý tưởng của họ như tinh thần binh sĩ Trung Hoa trong chiến tranh Trung-Nhật, thì người lính Trung Cộng bây giờ khi đụng trận, họ có xả thân cho đảng cộng sản Trung Quốc hay không?

Tại sao người thanh niên Mỹ tự nguyện đi lính, chấp nhận hy sinh ở Việt nam, Iraq? Đó mới thực sự là sức mạnh của quân đội, chứ vũ khí mới là thứ yếu. Nhìn vào Trung Quốc không giống như Ngọa hổ tàng long mà chỉ thấy con cọp giấy mang đầy bệnh tật trong mình. Con cọp chết không để da vì cái quý nhất của con cọp giấy cũng chỉ là giấy. Chính sự cai trị của đảng cộng sản Trung Quốc bắt nguồn từ khoa trương với bên ngoài; nhưng lại không quan tâm đến bên trong là đời sống, tinh thần của người dân, nên Trung Quốc không bao giờ có nội lực như nước Mỹ.
Một tầng lớp mới với tên gọi “tư bản đỏ” trong chế độ, chính sách ưu đãi một thành phần những cơ hội làm tỉ phú. Đằng sau bức màn nhung che mắt thế giới ấy là một xã hội Trung Quốc đang đối mặt với diệt vong vì băng hoại đạo đức xã hội. Người Trung Hoa nhân văn đã sạch bóng trên lục địa mênh mông để dân tộc Trung Hoa đã biến thành Trung Cộng. Đọc lại bài viết “Vô cảm” của bác sĩ Nguyễn Ý Đức trò chuyện cùng độc giả Toronto* mới thấy nhân tính của con người trong xã hội Trung Quốc bây giờ. (Xin trích dẫn cuối bài).
Một bằng chứng mới nhất cho sự đánh cắp tuổi thơ là đánh cắp cả cuộc đời của lương dân nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn không quan tâm bằng huênh hoang với bên ngoài. Vụ việc xảy ra ở tỉnh Quý châu, tây nam Trung Quốc. Bốn anh em tuổi từ 5 đến 14, đã tự tử bằng thuốc trừ sâu, sau nhiều tháng bị cha mẹ bỏ rơi ở nhà. Mẹ của các em bỏ đi làm thuê nơi thành thị vào tháng 2, 2013. Trong khi cha là Zhang Fangqi cũng phải rời làng đi kiếm sống từ hồi tháng 3. Tuy ông vẫn đều đặn gửi tiền về nhà cho các con sinh sống. Nhưng số tiền quá khiêm nhường so với vật giá đời sống. Trẻ em ở nông thôn Trung Quốc thường bị bỏ lại ở nhà cùng ông bà đã cao tuổi, trong khi cha mẹ lên thành phố kiếm sống. Theo số liệu năm 2013, Trung Quốc có 60 triệu trẻ em có hoàn cảnh giống các em nêu trên, và gần 3.4% trong số này phải tự nuôi sống bản thân.
Chúng ta không cần nhắm mắt cũng hình dung ra được bọn trẻ bơ vơ, lạc loài như thế nào? Chúng lại không có ông bà. Nghĩa là đứa anh lớn nhất (14 tuổi) phải lo lắng hết mọi việc cho bốn anh em. Cháu trai này đã có ý định tự tử từ năm 2012 – nghĩ là mới 11 tuổi. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc giải quyết bằng cách để sự việc xảy ra rồi thì cách chức, đuổi việc một vài quan chức bé tẹo ở địa phương để xoa diệu dư luận trong và ngoài nước.

Tiền thuế ở những nước Âu Mỹ được dùng cho những chương trình phúc lợi xã hội của người dân thì tiền thuế ở những nước cộng sản được đổ vào trang thiết bị quốc phòng. Sự khác biệt nói lên hình ảnh người bình thường, sống dung hòa với mọi người thì nhu cầu súng đạn trong nhà anh ta không cần thiết lắm. Nhưng kẻ gây thù chuốc oán khắp năm châu bốn biển thì lúc nào cũng sợ bị tầm thù, trả thù. Nên bịt miệng ăn, che mắt thèm mà củng cố quốc phòng thường niên theo anh cả Nga sô.
Một nước Tàu đã hết người Tàu thích rao giảng về đạo nghĩa, hiếu để, vì đã nhiều thế hệ người Tàu bị đánh cắp tuổi thơ bởi đảng cộng sản Trung Quốc. Bây giờ nhìn mặt họ giống người Tàu nhưng không còn là dân tộc đại diện cho văn hóa phương Đông.

Và, bất hạnh thay cho nước cộng sản đàn em “môi hở răng lạnh” với họ lại là chính quê hương Việt nam của chúng ta. Đọc báo trong nước bây giờ ấp lẫm tin tức về việc trẻ em bị ngược đãi, lao động trẻ em bị bóc lột tới báo động. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt nam gom góp bạc cắc đi mua tàu ngầm – để đề phòng thằng môi hở răng lạnh với mình chứ đâu quan tâm tới lương dân Việt nam; đặc biệt là “nhi đồng”. Ôi, nói tới tương lai dân tộc thì Tố nịnh đã từng ca ngợi lãnh tụ tới mây xanh, “sữa để em thơ lụa tặng già”.
Chỉ cần đọc báo trong nước hằng ngày đã đủ thấy thực trạng tuổi thơ bị đánh cắp trong nước qua nhiều hình thức, từ sống cùng mẹ trong tù, bị bán từ các “trung tâm bảo trợ”, đến đứng đường tự nguyện bán mình cho những tên nhi dâm ngoại quốc….
Làm sao hiểu nổi khi xã hội trong nước hiện có 36% người trong tuổi lao động đang thất nghiệp, nhưng tỉ lệ trẻ em đi làm dưới tuổi lao động (có em mới 11 tuổi) thì lại chiếm 26% lực lượng lao động ở Sài gòn- theo thống kê của Bộ Thương binh & Xã hội…

Nếu quay ngược kim thời gian thì những đứa trẻ bị bỏ rơi, bạc đãi, ngược đãi, lạm dụng… từ chiến dịch Điện Biên (1954), cộng sản Bắc Việt đã nổi tiếng về việc sử dụng (lợi dụng, lạm dụng) trẻ em trong chiến tranh mà thế giới đã biết. Nếu chỉ tính từ khi thống nhất đất nước, đã bốn mươi năm. Đó là những người đã trưởng thành nhưng trong tâm tư họ có hạnh phúc không khi nhìn lại đời mình.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.