logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/07/2015 lúc 07:34:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nghệ sĩ Thanh Nga trong "Nửa Đời Hương Phấn"


Những người đi coi hát cải lương có ai nghĩ đến vở kịch mà mình đang coi đã phải trải qua nhiều “ải” mà người trong cuộc đã bỏ ra bao nhiêu tiền bạc, công sức, thì giờ mới có. Khán giả chỉ bỏ ra một ít tiền mua vé, là có thể thưởng thức một vở hát với bao nhiêu công trình tập trung vào dựng lên, không phải chỉ công sức, trí tuệ, mà còn luôn cả về mặt tâm linh, tùy theo tôn giáo mà người trong cuộc vái van nguyện cầu, mà trong đó có việc coi ngày khai bút trước khi viết tuồng.

Đặt nặng việc coi ngày khai bút và tập tuồng
Các người viết tuồng đã tin tưởng vào vô vi một cách mãnh liệt, bởi các soạn giả là người đầu tiên đặt nền tảng cho vở hát bằng niềm tin vào sự vô vi huyền hoặc nào đó mà họ tin tưởng.

Khi xưa ông Mộng Vân là soạn giả kiêm bầu gánh Mộng Vân, từng viết mấy chục vở tuồng, ông là đàn anh của các soạn giả, là bậc thầy của nhiều nghệ sĩ tài danh như Bảy Cao, Năm Nghĩa, Út Trà Ôn..., ông là người thầy tuồng rất đặt nặng việc coi ngày khai bút và tập tuồng. Mỗi khi cho ra đời tuồng mới là bầu Mộng Vân cúng Tổ rất lớn, có cả heo quay, bánh trái nhiều mâm, và riêng ông thì áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ Tổ xong thì mới cho lệnh bắt đầu tập dượt.
UserPostedImage
Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Thành Được trong vở Nửa Đời Hương Phấn, ảnh chụp năm 1959.

Làm nghệ thuật cải lương người ta nhắm vào tuồng hay, đào kép ca diễn giỏi, trang trí, y phục, phông màn đẹp mắt, là các yếu tố thu hút khán giả, mà người kinh doanh nghệ thuật đã bỏ ra khá nhiều tiền để thực hiện cho bằng được. Do công cuộc làm ăn nếu cần phải vay nợ nặng lãi để đạt được cái “mặt nổi” kể trên, để được đánh giá là đoàn hát lớn, và dĩ nhiên thu lợi nhiều hơn nếu như thành công.

Ngoài cái “mặt nổi” trên cũng đã hao tốn nhiều, lại còn những thứ khác thuộc về “mặt chìm”, có nghĩa là bên trong hậu trường người ta đã âm thầm thực hiện nhiều sự việc để hỗ trợ cho cái mặt nổi kia, mà sự tốn kém nhiều hay ít rất khó mà biết được, do bởi người trong cuộc chẳng bao giờ tiết lộ. Người ta đã van vái từng khâu một, cúng kiếng nguyện cầu cho vở hát được đi thông suốt để được ra mắt khán giả. Nói rõ hơn khi một vở tuồng được ra mắt khán giả thì nó đã vượt qua rất nhiều khâu thuộc về tâm linh, vô vi huyền bí, khó mà giải thích cho cặn kẽ.

“Nửa Đời Hương Phấn” của Hà Triều – Hoa Phượng
Tôi xin nêu lên một trường hợp soạn giả tên tuổi, mà trong quá trình hoạt động cải lương đã cho ra đời vở hát ăn sâu vào tiềm thức khán giả, mà cho đến nay hơn nửa thế kỷ rồi mà người ta vẫn nhớ tên từng nhân vật, từng lớp lang, đó là vở hát “Nửa Đời Hương Phấn” của hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng.
Khán giả cải lương sành điệu hầu như ai cũng biết cái tên Hà Triều – Hoa Phượng là soạn giả của nhiều tuồng cải lương nổi tiếng, đặc biệt là vở hát “Nửa Đời Hương Phấn” được ra mắt khán giả trên sân khấu Thanh Minh – Thanh Nga đã gây chấn động trong làng cải lương một dạo. Và luôn cả dư luận bên ngoài cũng đề cập bàn tán, do bởi báo chí liên tục phê bình, phân tích nội dung của tuồng hát.

Tình tiết của tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” rất dễ xảy ra trong bối cảnh xã hội của thời đó, cái thời mà gái quê do hoàn cảnh phải ra tỉnh hoặc lên Sài Gòn, để rồi sau đó một số phải chịu cảnh đắng cay tủi nhục, do đó người coi hát có cảm tưởng như là đã có thật vậy. Hơn nữa lời văn đối thoại của tuồng cũng được hai soạn giả chuyển đổi đưa thẳng vào trong bài bản ca cổ nhạc một cách linh hoạt, khiến người đi coi hát vừa hồi hộp, lại vừa giải tỏa được tình huống ngay trong một vài giây đồng hồ.

Cái tài tình của Hà Triều – Hoa Phượng trong vở hát “Nửa Đời Hương Phấn” là đưa lên sân khấu các nhân vật điển hình trong một xã hội tuy an bình nhưng lại bon chen hỗn tạp, những hạng người xấu xuất hiện gây sóng gió. Sau đó tuồng còn được thu thanh vào dĩa hát phát hành khắp nước, được phổ biến rộng rãi đến đỗi đi đâu cũng nghe hát. Bản ca Phụng Hoàng trong tuồng được rất nhiều ca sĩ tài tử học thuộc lòng và ca trong những buổi sinh hoạt đình đám ở thôn quê, hoặc các quán tiệm có sinh hoạt đờn ca cổ nhạc.

Tuồng hát liên tục mỗi đêm suốt cả tháng, cũng có nghĩa tiền lời hằng đêm thu vô nhiều giúp bà Bầu Thơ giải quyết nợ nần. Do vậy mà bà bầu rất ưu đãi cặp soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, mời hai ông làm soạn giả thường trực, có nghĩa là được trả lương tháng. Như vậy ngoài tiền bản quyền 5 phần trăm tổng số thu bán vé, hoặc bán giàn, 2 soạn giả mỗi tháng còn được lãnh lương. Coi như không còn nghèo như lúc còn ở trọ nhà thi sĩ Kiên Giang và cũng kể từ đó tên tuổi 2 soạn giả nổi như cồn (thời điểm này soạn giả được lãnh phần trăm tiền bản quyền, vài năm sau lên 6 phần trăm).

Vở hát thành công lớn, nhưng những gì bao quanh vở hát ấy có mấy ai được biết nếu như không tìm hiểu một cách tường tận. Và câu chuyện soạn giả chọn ngày “khai bút” khi viết vở tuồng nói trên rất hiếm ai rõ được. Do bởi có bao giờ người trong cuộc lại tiết lộ bí mật, mà họ tin tưởng rằng đó là căn nguyên đưa đến sự thành công.

Thế nhưng, giữa hai soạn giả lại có sự khác biệt về niềm tin, Hà Triều chẳng hề tin tưởng sự vô vi huyền hoặc nào, còn Hoa Phượng thì lại quá tin. Có lẽ vì là người được sinh trưởng ở vùng Núi Sập, là nơi hằng ngày khách thập phương đến cúng kiếng, lễ bái, xin xâm, cầu phước nên Hoa Phượng chịu ảnh hưởng nhiều, và rất tin vào sự thiêng liêng huyền bí.

Theo lời kể lại của thi sĩ Kiên Giang thì trước ngày viết vở hát “Nửa Đời Hương Phấn”, Hoa Phượng đi về An Giang xin xâm, và khi xâm đã cho rồi thì nhờ một vị sư trụ trì tại một ngôi am tự ở Núi Sập coi ngày lập bàn hương án cho Hoa Phượng làm lễ cúng tế “khai bút”. Vào một đêm nọ khi trời vừa tối, vị sư đã đặt cuốn tập học trò 100 trang, một cây viết và bình mực tím lên bàn hương án (thời này ở thôn quê học trò còn xử dụng cây viết chấm mực). Vị sư lâm râm niệm xong, ông kêu Hoa Phượng lập lại theo ông mấy câu gì đó. Hoa Phượng tập trung hết thần lực và cầm bút lên viết mấy chữ đầu tiên trong bản thảo cuốn tập học trò. Những giòng chữ khai bút này đã được sắp đặt sẵn trong trí não của Hoa Phượng nhiều ngày qua, nhưng đợi đến bữa nay mới viết.

Hoa Phượng mang cuốn tập học trò ấy lên Sài Gòn mời Hà Triều cùng viết với mình, và khi viết xong vở “Nửa Đời Hương Phấn” thì Hà Triều lãnh phần đánh máy để nộp Bộ Thông Tin xin kiểm duyệt. Lúc mới lên Sài Gòn, Hà Triều sống nương tựa với một thân hữu ở Phú Thọ Hòa, gần trường đua Phú Thọ. Người thân nầy đã lo giấy tờ hợp pháp và đồng thời chạy cho Hà Triều vào làm công chức một cơ quan thông tin ở Sài Gòn, nên biết đánh máy, còn Hoa Phượng thì không. Vả lại thời nầy máy đánh chữ rất hiếm, chỉ ở cơ quan chớ tư nhân không có. Khi đánh máy xong, trong lúc tuồng còn nằm ở Bộ Thông Tin chờ kiểm duyệt, thì Hoa Phượng một lần nữa lại về An Giang nói là về thăm quê hương, chớ thật ra là đến ngôi am tự ở Núi Sập cầu nguyện cho tuồng qua khâu kiểm duyệt.

Không biết có phải nhờ van vái cầu nguyện rồi được cõi trên chứng giám chăng, mà tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” được cơ quan kiểm duyệt nhanh chóng chấp thuận, chớ không bị ngâm tôm nhiều ngày như các tuồng khác. Vấn đề này có lần thi sĩ Kiên Giang đàm đạo với nhà báo Trần Tấn Quốc, ông Quốc nói rằng sở dĩ tuồng được thông qua mau lẹ là do bởi nội dung không có câu ca hay đối thoại nào liên quan đến chính trị, mà là tuồng xã hội có lối hành văn đối thoại thông thường, đi thẳng vào thực tế ngoài đời. Hơn nữa nhân vật chánh trong tuồng lại là một cô gái giang hồ, chứ không phải là nhân vật chính quyền làng xã như tuồng của Năm Châu, Năm Nỡ, Trần Hữu Trang... Tóm lại tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” không có cảnh nào liên quan đến thời cuộc, không đã phá bên nào hết, mà chỉ nêu lên một hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Tuồng kiểm duyệt xong có đóng dấu từng tờ của Bộ Thông Tin, coi như qua được một khâu quan trọng, và tiếp đến là đi chào hàng, cũng là một khâu quan trọng không kém. Bầu gánh có chấp nhận tập tuồng hay không chứ? Bởi khi nó còn trên giấy thì bầu gánh rất khó mà rõ được tuồng có ăn khách, soạn giả sợ nhứt là viết tuồng ra mà không tiêu thụ được.

Giờ đây thì thi sĩ Kiên Giang vào cuộc, ông phải đứng ra giúp Hà Triều – Hoa Phượng đi chào hàng. Nhờ quen biết với bà Bầu Thơ, giám đốc đoàn Thanh Minh Thanh Nga, một đại bang cải lương thời đó, nên vở tuồng được bà bầu gánh hát lớn nầy đón nhận. Tuy nhận tuồng, nhưng đâu có tập tuồng ngay, mà phải chờ thời gian ngắn dài tùy theo bà bầu đi xin xâm có được không. Thông lệ của cải lương, khi một vở tuồng đã xong mọi thủ tục thì bầu gánh đi nhờ thầy coi ngày, và khi đã có được “ngày tốt” hạp với tuổi thì mới khởi sự tập tuồng.

Cũng may mắn cho cặp soạn giả Hà Triều Hoa Phượng bởi lá xâm bà Bầu Thơ xin cho vở hát “Nửa Đời Hương Phấn” rất tốt, nên ngay sau đó bà nhờ thầy ở Lăng Ông coi luôn ngày tập tuồng. Đây cũng là ngày quan trọng đối với cải lương và mọi người ai cũng tin tưởng. Và như mọi người đã biết vở hát “Nửa Đời Hương Phấn” ra đời được mọi từng lớp khán giả khen tặng, thiên hạ ùn ùn đi coi, có người đi coi đến 2, 3 lần. Tuồng hát liên tục cả tháng tại rạp Nguyễn Văn Hảo vẫn còn đông đảo khán giả, và ngay cả bây giờ nếu tuồng nầy được trình diễn trở lại vẫn có khán giả như thường.

Tóm lại vấn đề soạn giả cải lương coi ngày khai bút đã có từ lâu trong làng cải lương. Trừ một số không tin, chớ phần lớn thầy tuồng thì rất tin tưởng nhưng họ giữ bí mật không hề tiết lộ, im lặng thực hiện mà không lên tiếng gì hết. Thế nhưng, người ta vẫn biết và truyền miệng với nhau như trường hợp soạn giả Hoa Phượng vậy.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.