logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/07/2015 lúc 07:03:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cụ Một bên cạnh con dâu và chắt nội. Cụ có hơn 40 cháu, chắt. (Zing)

QUẢNG NAM - Cụ Một ở làng Phong Ngũ chỉ cao đúng 1.1 m, năm nay đã tròn 100 tuổi nhưng có trí nhớ còn rất minh mẫn, hát bài chòi hay và nói tiếng Pháp thành thạo. Một bài viết trên báo Zing cho biết như vậy.
Trên giấy khai sinh, cụ Một tên thật là Hà Cừu, sinh năm 1915, đã 100 tuổi. Nhà của cụ nằm đơn độc bên dòng sông ở thôn Phong Ngũ, xã Điện Thắng Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Giữa trưa tháng Sáu trời nắng nóng, nhưng nhà cụ vẫn tấp nập người ra vào. Ngoài việc thăm hỏi sức khỏe người cao tuổi nhất làng, nhiều thân nhân đến để thưởng thức những điệu hò khoan hoặc bài chòi (một giai điệu mang âm hưởng dân ca xứ Quảng) do cụ trình diễn.
Sinh ra trong một gia đình có bốn anh em, mọi người đều cao bình thường từ 1.6 m trở lên. "Lúc nhỏ tôi cũng như bao đứa trẻ khác. Nhưng đến 15 tuổi, tôi thấy chiều cao của mình chỉ dừng lại ở 1.1 m. Không biết tại sao mình lại thấp như vậy," cụ Một nói.
Những người cháu của cụ cho biết, gia đình không có ai thấp bé. Kể cả 5 người con của cụ đều cao ráo, có người trên 1.7 m.
Anh Hà Cung, cháu họ của cụ Một nói, "Ngày xưa cuộc sống cơ cực, cụ đi ở đợ nên không biết chữ. Nhưng ngược lại, số phận cho nội nhiều tài năng và trí nhớ tuyệt vời."
Cụ kể, vào những năm 1930, gia đình rất nghèo. Tuổi thơ là những tháng ngày làm thuê, ở đợ kiếm ăn qua ngày.
"Thấp bé cũng có cái lợi. Hồi trước, vùng này người Pháp chiếm đóng. Tất cả thanh niên trong làng bị bắt đi lính. Còn tôi quá lùn nên được ở nhà. Ngoài quán xuyến mọi chuyện sinh hoạt và đồng áng, tôi còn đi chăn trâu thuê, ở đợ cho người ta," cụ kể.
Vì suốt ngày đi làm thuê nên cụ không được đến trường. Mặc dù không biết chữ nhưng người dân làng Phong Ngũ gọi cụ là "từ điển sống." Cụ ông có tài đọc thơ, hát một bài chòi rất hay, nhiều người mê.
Chính nhờ khả năng văn nghệ mà sau khi người vợ đầu qua đời (do mắc bệnh) cụ đã được cô gái xinh nhất làng đồng ý theo về rồi sinh 5 người con gồm hai trai, ba gái).
Ở làng Phong Ngũ, cụ Một là một trong số rất ít người có khả năng nói thành thạo tiếng Pháp. Cụ kể, cũng vì nghèo đói và sống cảnh lang thang khắp nơi nên có dịp "học lỏm" tiếng Pháp.
Sau khi cưới vợ hai, lần lượt 5 người con chào đời. Để có tiền nuôi gia đình, cụ phải đi bộ lên Đà Lạt xin chăn bò sữa thuê cho một trang trại của ông chủ người Pháp.
"Công việc hàng ngày của tôi là xúc phân bò đi đổ và vắt sữa," cụ kể.
Nhờ có năng khiếu, chỉ trong thời gian ngắn, cụ có thể giao tiếp thông thạo bằng tiếng Pháp. "Lúc đầu, tôi học tiếng Pháp để nói lại chủ mỗi khi họ đánh mình. Nhưng sau đó, nghe tôi nói thành thạo nên họ nhờ làm người phiên dịch."
Anh Hà Đức Tường, 32 tuổi, cháu nội cụ Một, tự hào kể về ông, “Ông tôi năm nay đã 100 tuổi, nhưng trí nhớ không ai sánh bằng. Nhiều chuyện xảy ra cách đây 80 năm ông vẫn nhớ."
Là người trực tiếp chăm sóc cụ Một, bà Nguyễn Thị Quỳnh, 65 tuổi, con dâu út của cụ, cho biết, dù rất nhỏ con nhưng cụ hiếm khi đau ốm.
Tuổi cao nhưng ngày nào cụ cũng đi bộ từ đầu thôn đến cuối xóm. Con cháu khuyên đi lại nhiều lỡ xảy ra chuyện nguy hiểm, nhưng cụ không chịu.
Cụ nói đi bộ như thế vừa khỏe, vừa thăm được bà con trong vùng. Cụ xem uống cà phê mỗi sáng, đi bộ, hát bài chòi và nói tiếng Pháp như là thú vui hàng ngày. "Mỗi lúc trái gió trở trời, cụ có cảm mạo đôi chút nhưng chỉ cần nghỉ vài ngày là khỏi chứ ít khi phải dùng thuốc," bà Quỳnh nói cha chồng.
"Tôi sống thọ là nhờ ăn uống, sinh hoạt đều đặn, sáng nào cũng uống ly cà phê, ăn đúng bữa. Tôi thấy thanh niên bây giờ ngày nào cũng nhậu thì chỉ sớm về với tổ tiên thôi," cụ Một khuyên giới trẻ.

Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.030 giây.