logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/08/2015 lúc 06:53:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thính giả Trần Văn Hiến hỏi như sau:

“Xin chào Bác sĩ,

Xin Bác sĩ chỉ cho tôi cách phòng điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả nhất.

Tôi thường xuyên bị nhiệt miệng 5, 6 năm nay rồi, cứ khoảng 2 tuần đến 1 tháng thì bị một lần kéo dài 1 đến 2 tuần.

Tôi sử dụng vài loại thuốc kem như Kamistad-Gel, ORACORTIA (Triamcinolone Acetonode Dental Paste o,1%),

SACHOL-Gel và thuốc uống nhiệt miệng PV, vitamin PP và thường uống multivitamin và một vài loại bác sĩ cho, nhưng

nó chỉ đỡ tức thời thôi. Còn vấn đề ăn uống – tôi hầu như là ăn chay trường, không uống bia rượu và thuốc lá.

Vậy xin Bác sĩ chẩn đoán và cho tôi một cách phòng và trị bệnh này dứt điểm.

Tôi rất chân thành cám ơn Bác sỹ trước."

Bác sĩ Hồ Văn Hiền:

Hỏi đáp Y học: Viêm lở miệng tái hồi
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...38b3bae86a8_original.mp3


'Viêm lở miệng tái hồi' (Recurrent Aphthous Stomatitis)

Tôi xin nói về một bệnh hay xảy ra ở các trẻ con chừng 9-10 tuổi trở lên, những người trẻ 20-30 tuổi. Tiếng Anh gọi là

Recurrent Aphthous Stomatitis (RAS, canker sore), chúng ta thường gọi là lở miệng, hay “đẹn” lưỡi miệng, nhưng những

từ này không chính xác. Tạm dịch là “viêm lở miệng tái hồi' (gốc Hy Lạp chữ aphtha = lở miệng= mouth ulcer).

Trở lại bệnh RAS, thường vết loét 3-10mm phía trong môi hay dưới lưỡi, phía sau họng thì ít khi bị loét.Trên vết lở có

phủ một lớp trắng đục. Bệnh nhân không sốt và hạch cổ không sưng, tuy đôi khi có thể có hạch nhỏ sưng dưới cằm.

Bệnh làm cho bệnh nhân đau buốt, càng đau nhiều nếu ăn đồ nóng, chua, cay; nhất là trẻ em có thể bỏ ăn uống gây thiếu

nước. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, tuy càng lớn tuổi thì cáng ít bị bệnh.

Về nguyên nhân, chúng ta chưa biết rõ đích xác. Đây có lẽ không phải là bệnh nhiễm trùng và không phải bệnh lây (not

contagious), tuy nhiên, một số bác sĩ dùng kháng sinh tetracycline và có kết quả đáng kể (tetracycline có thể tác dụng

chống viêm ngoài tác dụng chống vi trùng). Có một phần ảnh hưởng di truyền, gia đình.

Nếu giải thích là vì ăn đồ ăn nóng, và cần chữa bằng ăn uống đồ mát thì đó là giải thích theo y lý đông phương, tây y

không lý luận như vậy. Tây y cho rằng có những yếu tố dị ứng (ví dụ bệnh nhân có thể dị ứng với chất gluten thường tìm

thấy trong bột mì, và là một thành phần của bệnh celiac disease làm bệnh nhân lở trong ruột và hấp thụ thức ăn giảm đi).

Thuyết thứ hai là có những yếu tố tự miễn nhiễm, các bạch cầu hệ phòng thủ của cơ thể tác động lên trên chính các tế

bào của chính mình (autoimmune basis).

Dù sao, ngoài chuyện đau đớn vì lở miệng, đại đa số chỉ bệnh nhẹ, chừng 7-10 ngày thì khỏi.

Ở đây chúng ta cần phân biệt với những nguyên nhân khác có thể làm lở miệng ở trẻ em.

1) Ví dụ bệnh bệnh viêm miệng (stomatitis) do những siêu vi gây ra, khá phổ biến ở trẻ em, ví dụ như bệnh bàn

tay-chân-miệng (hand foot mouth disease) do virus ruột (enterovirus) gây ra, thường bé sốt, nổi mụt nước ở mông, hai

bàn tay và chân, kèm theo lở miệng. Bệnh dịch tay-chân-miệng ở Việt Nam cũng như các nước Đông Á, Đông Nam Á do

enterovirus 71 có thể nặng hơn và gây chết người nhiều hơn dạng chúng tôi thường gặp bên Mỹ.

2) Một bệnh khác là viêm miệng và nướu răng do siêu vi herpes, thường xảy ra ở các bé dưới 3 tuổi (vì đây là lúc cháu

tiếp xúc lần đầu với virus). Điển hình trước đó 3-50 ngày cháu có "phơi nhiễm" (exposed) với virus này từ một người nào

đó, bắt đầu cháu sốt, sưng hạch vùng cổ, niêm mạc miệng sưng đỏ, sau đó những vết lở xuất hiện 1-3 mm khắp nơi từ

trước ra sau, trừ phần hầu cuối họng (posterior pharynx).

3) Một loại lở miệng khá phổ biến ở các trẻ nhỏ dưới một tuổi là lở miệng do nấm candida. (thrush). Bé bỏ bú, miệng

nhiều đốm trắng và niêm mạc, lưỡi sưng đỏ.

4) Một bệnh khác gọi là herpangina, do virus Coxsackie A gây ra, cũng gây sốt, nhưng vết lở trên 2 cột đứng trước

hạch a-mi-đan (anterior tonsillar pillars) và phía sau vòm họng (soft palate), phía trước miệng và lưỡi thì không bị lở.

5) Một bệnh liên hệ đến chứng lở miệng tái hồi là hội chứng PFAPA (periodic fever, aphthous stomatitis, pharyngitis,

adenitis syndrome; gồm sốt tái hồi, lở miệng, viêm họng, viêm hạch ). Bệnh phát lúc trẻ chừng 3-5 tuổi, những đợt bệnh

bắt đầu bằng cơn sốt, sau đó lở miệng, sưng hạch cổ, viêm họng, có thể kèm theo sưng khớp, đau bụng, ban (rash)

ngoài da, ói mửa, tiêu chảy. Giữa các cơn bệnh bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng giảm nhanh chóng

sau một liều corticoid nhưng cơn tiếp có thể trở lại sớm hơn. Cắt bỏ a mi đan (tonsillectomy) chữa dứt bệnh đa số trường

hợp. Tuy nhiên, đa số trường hợp tự nó khỏi khi bệnh nhân qua tuồi thiếu niên, (teenager).

Những bệnh "lở miệng" do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên khác bệnh cảnh. Ví dụ “Strep Throat”: viêm họng do

vi trùng streptococcus nhóm A, sưng hầu, có mủ, sưng a mi đan, thường chữa bằng kháng sinh nhóm Penicillin uống

trong 10 ngày. Bệnh này có thể kéo theo bệnh thấp khớp cấp, ảnh hưởng tới tim, khớp (hiện nay ít thấy ở Mỹ).

Chúng ta cần loại bỏ khả năng những bệnh như vậy trước khi kết luận đây là bệnh RAS. Nói đơn giản: nếu có kèm theo

nóng sốt, có sưng hạch thì cần tìm khả năng những bệnh khác.

Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế nguyên nhân bệnh gây ra như thế nào. Chữa bệnh mục đích chính là

làm giảm viêm và đau.

Điều trị:

1) Kháng sinh có thể có ích, làm giảm đau và sưng, căn cứ trên kinh nghiệm điều trị nhưng chưa được chứng minh với

bằng chứng thử nghiệm. Người ta hy vọng là trong vết thương có thể có một vi khuẩn gây ra mà nhạy cảm với loại kháng

sinh này: tetracycline (người 8 tuổi trở lên) 1 viên 250 mg pha trong 1 ly nước, súc miệng 4 lần/ ngày trong 4-5 ngày.

Hoặc thuốc tetracycline nước (syrup) 250mg/5ml, súc miệng 4 lần/ngày trong 4-5 ngày.

Hoặc Minocycline 100mg pha trong ly nước 6 oz, súc miệng rồi nhổ ra hay nuốt, 2 lần/ngày, trong 4-5 ngày.(1)

2) Giảm viêm: thuốc hiệu nghiệm nhất là corticoid chấm vào các vết lở trong miệng. Ví dụ thuốc betamethasone

valerate ointment, thoa 2 lần/ ngày. Thuốc Kenalog in Orabase (dental paste) là một chất corticoid đi kèm theo một chất

kết dính vào vết thương niêm mạc. Trét vào vết lở, đừng thoa hoặc chà xát vào, 2-3 lần/ ngày. Nên nhớ là không được

dùng thuốc cho những trường hợp nhiễm trùng mà chúng ta bàn ở trên.

3) Một thuốc tên amlexanox dưới dạng oral paste (tên thương mại là Aphthasol) được chứng minh là khá hiệu nghiệm,

làm vết loét lành nhanh hơn. Tuy nhiên, gần đây vì ế quá, nên nhà sản xuất ngưng bán bên Mỹ.

4) Một số thuốc tê dùng trên vết thương (topical ) có thể làm bớt đau: benzocaine (“Orajel cold sore”). Chỉ dùng cho

người lớn : thuốc súc miệng (squish and spit) có viscous lidocaine [liquid] 2% (phải có toa bác sĩ, có thể làm sặc, mất

phản xạ nuốt vì thuốc tê tác dụng trên họng.

5) Dùng một muỗng teaspoon Phillips' Milk of magnesia (thuốc đau bụng, chữa táo bón) trộn với 1 muỗng Benadryl

Allergy Liquid (diphenhydramine) súc miệng trong một phút, rồi nhả ra. Có thể làm 3-4 lần ngày cho đỡ đau.

6) Một số người dùng cam thảo (licorice; DGL bột hay viên (deglycyrrhizinated licorice) bán ở các tiệm dược

thảo/health food store, hay mật ong hoặc chất lấy từ tổ ong (tincture of propolis) (nếu dị ứng với ong không được dùng).

7) Một số người dùng vitamin B;Vitamin C 500mg, uống 4 lần/ngày; probiotics (là những vi khuẩn lactobacillus giúp cho

vi trùng bình thường "bạn" của chúng ta nẩy nở trong ruột già).

8) Người ta thấy những chấn thương nhỏ, stress có thể gây ra viêm lở miệng. Có thể tránh stress, vệ sinh miệng, dùng

bàn chải tốt không làm trầy niêm mạc miệng, tránh dùng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS để làm kem

sủi bọt, tránh ăn những thức ăn cứng, như mía, hạt cứng có thể làm rát miệng.)

9) Lúc lở miệng tránh các chất chua, gia vị cay, các thức ăn cứng.

10) Trẻ em có thể bỏ ăn uống, mất sức mất nước. Những nước thiên nhiên như rau má, trái cây, có thể giúp cho bệnh

nhân có đủ số nước và calories cần thiết lúc đang gặp khó khăn nhai nuốt vì lở miệng.

11) Kamistad Gel chứa trích tinh từ hoa cây Liên Chi (Camomille), thường dùng chữa các vết loét. Sachol-gel: Mỗi 1 g

Choline salicylate 87.1 mg, Cetalkonium Cl 0.1 mg.

12) Nên cẩn thận đối với các thuốc gia truyền, thuốc không biết rõ xuất xứ, nhất là đối với trẻ em. Theo báo Việt Nam,

trong 3-4 tháng đầu năm 2012, có đến 80 trẻ em nhiễm độc chì được đem vào điều trị ở Bệnh Viện Bạch Mai, nguyên

nhân là dùng "thuốc cam" bôi trị tưa lưỡi, với triệu chứng tương tự như viêm họng, viêm não. Bệnh viêm miệng RAS chỉ

là một bệnh nhẹ, dù cha mẹ sốt ruột đến đâu, không nên mạo hiểm dùng những thuốc mình không biết cho vào miệng trẻ

con, nguy hiểm không lường được.

Các nhận xét ở đây chỉ hoàn toàn có tính cách thông tin mà thôi.

Chúc thính giả và bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền.
__________________
Tài liệu tham khảo:
1) Management of aphthous ulcers by David R. McBride, MD
http://www.aafp.org/afp/2000/0701/p149.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.