logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2015 lúc 10:19:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện về thăm quê của người Việt xưa to lắm. Có lẽ không phải chỉ có văn hóa Việt mới có khái niệm này. Ít nhất ở Mỹ thì khái niệm homecoming (trở về nhà) luôn được nhắc đến với cảm xúc chan chứa nồng nàn. Ngay cả trong môn bóng chày (baseball) của Mỹ có home run là thành tích của một đội ghi bàn thắng, có sức mạnh như điện giật, làm cho sân vận động sôi nổi hào hứng hẳn lên.

Với những đứa con của giống nòi Giao Chỉ lưu lạc xứ người, bất luận đó là nơi đâu khắp bốn biển năm châu, khi cuộc sống mới bén rễ và đã quen thuộc, họ thường nghĩ đến chuyện về thăm quê. Việt kiều – một danh từ từng bị phản đối nhưng nay dã len lén di vào và ổn dịnh trong ngữ vựng Việt ở hải ngoại, dần mang nhiều ý nghĩa rộng và sâu, phức tạp, luôn khác nhau trong cách nghĩ của mỗi người.

Ra đi hồi còn trẻ. Còn độc thân. Lớn lên những người Việt ở xa quê này lập gia đình, có thể là ta-tắm-ao-ta hay lấy ngưởi bản xứ, mơ ước của họ nói chung là có ngày dẫn con về thăm chốn cũ. Không hẳn là cóc chết ba năm quay đầu về núi, mà muốn con mình hiểu được nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Trong sâu thẳm tâm hồn của nhiều người, Bangkok hay Sydney, New York hay Houston, Toronto hay Tokyo, Paris hay Mexico City… những nơi đó chỉ là quê hương thứ hai, còn Việt Nam – với họ, hai tiếng đó mới thực sự thiêng liêng nhất.

Những đứa con của Mẹ Việt lưu lạc trên đất khách hội nhập nhanh vào đời sống mới. Không nề hà quản ngại. Làm gì cũng được. Chỉ cần đó là công việc lương thiện. Tằn tiện từng ngày. Rất đông người đi làm bao nhiêu overtime cũng không ngại. Y như người nghèo trong nước bây giờ, mỗi lần hãng có yêu cầu “tăng ca” họ rất vui. Vì tăng ca là có dịp làm thêm, có thu nhập, dù mệt mỏi hơn.

Họ (chẳng cần thúc giục) luôn sẵn sàng giúp đỡ dồng bào ở quê nhà. Thu vén hết cỡ nơi đất khách. Lo cho mình. Lo cho con. Cuối cùng bọn trẻ được sinh ra. Những cái tên thuần Việt, hoặc những cái tên mới như: Lisa Nguyễn, Jenifer Đoàn, Mark Võ… đã thành danh. Các em là bác sĩ, là luật sư, kế toán, y tá, kỹ sư, ca sĩ, chủ tiệm nails, chủ nhà hàng, bán xe, bán địa ốc… Rồi khá nhiều người cảm thấy thôi thúc hơn, muốn dẫn con về thăm quê. Muốn người thân bên nhà nhìn thấy máu mủ của gia đình và những thành công của con cháu.

Quê cha (fatherland) hay đất mẹ (motherland) đem lại cho họ những cảm xúc gì? Nhưng nào ai biết cảm xúc của con cái họ về thăm quê nội, quê ngoại ở Việt Nam như thế nào.
Những địa danh của Việt Nam thân thiết với cha mẹ chúng, nhưng với bọn trẻ thì đấy chỉ là những nơi lần đầu tiên chúng gặp trong đời. Cảm xúc của chúng chỉ là người cưỡi ngựa xem hoa; đi du lịch!

Trở lại với người Mỹ. Chuyến về quê mới đây của Tổng thống Barack Obama ở Kenya hồi cuối tháng 07 năm 2015 có lẽ là có nhiều tương dồng, tuy trường hợp của ông không phải là con cái của người tỵ nạn. Được biết cha của ông sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này. Còn ông sinh ra tại Hawaii, từng sống ở Indonesia, tốt nghiệp hai trường Đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ là Colombia và Havard, là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tiểu bang Illinois (1997-2004), rồi đắc cử hai nhiệm kỳ tổng thống của một đệ nhất siêu cường là USA. Lần này về thăm quê cha, cảm xúc của ông như thế nào?
Với Kenya đây là một ngày lịch sử – 24 tháng 07 năm 2015. Vị Tổng thống Mỹ – Barack Obama lúc còn tại nhiệm đã về quê. Niềm vinh dự. Không biết ông ấy sẽ nghĩ gì? Liệu ông có cảm động với mảnh đất tổ tiên, ông nội và cha của ông đã sinh ra và lớn lên. Và người dân ở đây băn khoăn về những kế hoạch hợp tác đầu tư giữa Kenya và Mỹ trong chuyến đi này liệu có thành công? Không biết Barack Obama có nhắc gì đến chuyện dân chủ hay nhân quyền? Dĩ nhiên quốc tế sẽ có lý do để tin rằng Kenya nhân cơ hội này sẽ “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

Trở lại chuyện Việt kiều về thăm quê, ông bà, chú bác của những đứa trẻ Lisa Nguyễn, Tony Lê, Nancy Mai… ở Việt Nam hẳn nhiên là vui mừng. Họ đón tiếp bọn trẻ rất nồng nàn bằng tấm lòng. Tương tự, Kenya cũng trải thảm đỏ đón tiếp Barack Obama. Thủ đô Nairobi đóng lại nhiều trục lộ chính lúc Tổng thống Barack đến hôm thứ sáu và rời Kenya chiểu Chủ nhật, đặc biệt đoạn đường dẫn đến Rift Valley, gần Ethiopia, thủ phủ của Liên hiệp Châu Phi (African Union). Ít nhất khoảng 10.000 cảnh sát (25% lực lượng cảnh sát của Kenya) được điều về thủ đô nhân dịp này. Các tình huống khủng bố hoặc ám sát (có nguy cơ xảy ra) được phân tích kỹ để có những kế hoạch bảo vệ.
Trước đó nhiều tuần Kenya đã rầm rộ chuẩn bị cho lần “về quê” này của Tổng thống Hoa Kỳ. Họ nghĩ đây là dịp giới thiệu hình ảnh của một Kenya như trung tâm kinh tế tài chính lớn của Châu Phi, mặc dù còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hình ảnh vị lãnh tụ của Kenya Uhuru Kenyatta lần này đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế ICC (International Criminal Court) kết án là một tội đồ trong vụ thảm sát hàng loạt tại quốc gia này.

Không khí chào đón Tổng thống Barack Obama không mang tính phát động. Người ta thấy cờ Mỹ đủ cỡ, xuất hiện tại những nơi khác nhau, dân đạp xe cũng thấy gắn cờ phía sau. Nhiều biểu ngữ chào đón Tổng thống Obama giăng lên khắp nơi, cho thấy người dân Kenya thực tâm chào đón sự kiện lịch sử này.

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta nói với các phóng viên: I need not tell you how eagerly we have all waited for the day, or how keen we all are to make it the most memorable of homecomings. Vấn đề không biết là Tổng thống Obama có coi đây là homecoming hay không? Thống đốc bang Nairobi của Kenya Evans Kidero nói với Thông tấn xã AFP: Đây là bằng chứng của niềm tin khi đất nước Kenya và thành phố Nairobi được chọn để tiếp đón Tổng thống Obama.
Đường sá được quét dọn. Ổ gà được lấp lại. Bảng hướng dẫn được sơn phết lại. Những con đường sình lầy được cấp tốc sửa lại. Biểu ngữ “Karibu Obama” – Welcome Obama bằng tiếng Swahili xuất hiện khắp nơi.
Tờ báo uy tín của Kenya – Standard: Gọi Tổng thống Obama là đứa con trai của dân tộc: A son of the soil. Còn Tổng thống Kenyatta viết trên tờ Daily Nation: Many are the ties, not just of friendship, but also of family. Quá nồng nàn luôn. Còn với dân chúng Kenya thì Tổng thống Obama là một người hùng của dân tộc. Obama is celebrated as a hero throughout the country. Mặc dù không ít cho rằng Tổng thống Obama đợi quá lâu mới xúc tiến chuyến viếng thăm lịch sử này, lẽ ra phải sớm hơn mới phải.

Thái độ của Tổng thống Obama tất nhiên cũng giống như những đứa con, đứa cháu sinh ra ở đất khách về thăm quê cha. Bận rộn và xa lạ. Ông sẽ thấy nhiều điều ngoài trí tưởng tượng. Trong cương vị đại diện của dân chủ và tự do, ông sẽ không thể vị tình riêng được.

Trò chuyện với BCC, ông nói mình sẽ trung thành với các giá trị dân chủ: (I am) not a fan of discrimination and bullying of anybody on the basis of race, on the basis of religion, on the basis of sexual orientation or gender. Ông nói thêm: Sẽ ý nghĩa hơn với mình nếu đi thăm Kenya trong tư cách một công dân Mỹ bình thường chứ không phải trong cương vị của một Tổng thống Hoa Kỳ, đơn giản là ông có thể rời khách sạn hoặc không phải vướng bận họp hành, muốn đi đâu tùy thích, không vướng bận gò bó.

Fatherland và homecoming – hai khái niệm đó đem lại cảm giác rất ý nghĩa đối với những ai từng rời xa mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Còn với con cháu họ – Những đứa trẻ sinh ra trên đất khách, khái niệm quê cha đất tổ sẽ rất khác. Hay là chúng ta, những người Việt xa quê dã kỳ vọng quá nhiều nơi bọn trẻ?

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.