logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2015 lúc 10:27:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét và cho rằng những thay đổi giáo dục ở Mỹ trong nửa đầu của thế kỷ 20 là một trong những cuộc cách mạng xã hội vĩ đại trên thế giới. Năm 1900, chỉ có 2% người Mỹ còn đi học quá tuổi 15; đến năm 1960, đã có 60% người Mỹ tốt nghiệp trung học. Số người trẻ từ 18 đến 21 tuổi học đại học cũng tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian 1910 và 1920. Từ 1890 đến 1910, số người mù chữ trong dân chúng giảm một nửa. Số sinh viên tốt nghiệp đại học tăng gấp ba từ 1900 đến 1920, một thập niên sau tăng thêm gấp ba và tiếp tục tăng đều đặn trong những thập niên sau đó.

Nhờ những thành quả và tiến bộ trong lãnh vực giáo dục trong nửa đầu của thế kỷ 20 đã đưa đến cuộc bùng nổ văn hóa như chưa từng thấy bao giờ (ở vào thời điểm thập niên 1960). Một cuộc khảo sát của tạp chí Fortune vào lúc ấy phỏng đoán người Mỹ tiêu khoảng $5 tỉ cho các sản phẩm văn hóa trong năm 1961, nhiều hơn 70% so với chỉ 10 năm trước đó, trong khi dân số chỉ tăng 18,5%. Cuộc bùng nổ văn hóa này bao gồm đủ mọi sinh hoạt về văn hóa, liên quan đến đủ mọi thành phần kinh tế trong dân chúng và hiện diện ở khắp mọi khu vực địa lý.

Theo tờ Wall Street Journal, tổng số sách tiêu thụ trong năm 1960 là 13 triệu cuốn. Sự bùng nổ số lượng người đọc và số sách xuất bản cũng được sánh với con số kỷ lục người dân đến thăm các viện bảo tàng khắp nước Mỹ và nhận được sự hậu thuẫn về tài chánh nhiều hơn bao giờ hết. Nhờ vậy, số viện bảo tàng tại Mỹ gia tăng đáng kể. Chỉ riêng số viện bảo tàng chuyên về nghệ thuật tại Mỹ năm 1960 tăng lên 630 viện (trong tổng số 3.900 viện bảo tàng đủ loại). Ba mươi năm trước đó, cứ một triệu người Mỹ thì chỉ có 12 viện bảo tàng, trong khi năm 1960 đã có 22 viện bảo tàng cho mỗi triệu người Mỹ, tăng gần gấp đôi.
Có người gọi đây là thời kỳ phục hưng văn hóa của nước Mỹ.

Thế nhưng, đây cũng là thời kỳ nước Mỹ bắt đầu bước vào kỷ nguyên tiêu thụ. Một xã hội tiêu thụ là khi chính nó đã giải quyết được những vấn đề về sản xuất để tăng mức sản xuất cho cao hơn nhằm đáp ứng được mức tiêu thụ của người dân cũng càng ngày càng cao hơn trước. Từ đó đưa tới một trật tự xã hội mới, một xã hội sau khi đã đạt được những thành quả vượt bực thì bước kế tiếp là hưởng thụ.
Công bằng mà nói, nhờ tiêu thụ mạnh nên hiện tượng bùng nổ văn hóa còn bùng nổ mạnh hơn nữa trong nhiều năm sau đó.

Tuy nhiên, theo tác giả Edward T. Chase trong một bài viết đăng trên tạp chí The Atlantic năm 1962, ông lo ngại là khi chủ nghĩa tiêu thụ mạnh quá thì người dân sẽ nghiêng hẳn sang vật chất. Tiêu thụ nhiều thì người ta phải lo làm việc nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn. Người ta sẽ chú trọng đầu tư nhiều vào công việc và trong lãnh vực tài chánh, bỏ bê những lãnh vực khác không kém phần quan trọng như giáo dục và văn hóa, là những lãnh vực có tầm ảnh hưởng lâu dài. Cũng vì lo lắng như thế, Chase cho rằng đầu tư vào những tài sản vật chất, như máy móc hay hãng xưởng, là những thứ ít quan trọng hơn là đầu tư vào chất xám, như giáo dục, phát minh, nghiên cứu, kỹ năng chuyên môn, văn hóa, kỹ thuật.

Một xã hội như thế, khi người dân được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, biết tự nhận thức và không ham hưởng thụ vật chất quá nhiều, theo Edward T. Chase, mới là mục tiêu thật sự của nền dân chủ.
Qua hơn nửa thế kỷ, những nhận định của Edward T. Chase đến nay quả thật có đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Chủ nghĩa tiêu thụ ở Mỹ vẫn mạnh hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa vật chất cũng mạnh không kém. Và trong lãnh vực văn hóa – từ sách báo đến phim ảnh, âm nhạc (dưới nhiều dạng hình thức khác nhau) – cũng vẫn được người Mỹ chiếu cố mạnh và phát triển không ngừng, nếu dựa trên những con số phân tích mới nhất.

Nếu Edward T. Chase sống lại, ông không chỉ bỡ ngỡ mà còn choáng váng vì số lượng tiêu thụ các sản phẩm văn hóa nhiều không thể tưởng tượng nổi.
Theo một thống kê mới đây, sản lượng các sản phẩm về văn hóa và nghệ thuật hiện nay chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Mỹ, hay gần $700 tỉ, tức gấp gần 150 lần so với nửa thế kỷ trước. Hiện có nhiều người Mỹ chịu đọc sách hơn so với cùng thời gian nửa thế kỷ trước đó, và người trẻ đọc sách nhiều hơn thế hệ cha mẹ, ông bà của họ.

Những người trẻ, thời nào cũng thế, vẫn thường bị lớp thế hệ đi trước hiểu lầm và cho rằng họ là những người thiển cận, chỉ biết nghĩ đến mình, lười suy nghĩ. Thế nhưng, một cuộc nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy một cái nhìn khác hẳn về lớp người trẻ này. Những người trẻ ngày nay đọc sách nhiều hơn lớp người trên 30 tuổi.

Khoảng 88% những người Mỹ dưới 30 tuổi cho biết họ đọc ít nhất một cuốn sách trong năm vừa qua, so với 79% lớp người trên 30. Cùng lúc, mối quan hệ giữa người đọc sách và các thư viện công cộng cũng đang có chiều hướng thay đổi – với phần đông những độc giả trẻ nói rằng họ không thấy vai trò của các thư viện công cộng quan trọng đối với cộng đồng như trước kia.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nói chung, người Mỹ hiện nay mua sách nhiều hơn mượn. Trong số những người đọc ít nhất một cuốn sách trong năm vừa qua, hơn một nửa cho biết họ có khuynh hướng mua sách thay vì mượn. Trong những năm gần đây, số người Mỹ đến thư viện có ít đi, nhưng bù lại số người Mỹ sử dụng các trang mạng của thư viện lại tăng.

Số viện bảo tàng cũng tăng khắp nước Mỹ và hiện nay là vào khoảng 35.000, nhiều hơn số tiệm cà phê Starbucks (11.000) và tiệm ăn nhanh McDonald’s (14.000) cộng lại.
Mà 35.000 là con số tương đối bảo thủ và là những viện bảo tàng còn đang hoạt động. So với thập niên 1990, số viện bảo tàng tại Mỹ đã tăng gấp đôi.
Nhưng thành thật mà nói, phần đông chúng ta khi nghĩ tới viện bảo tàng, chúng ta thường liên tưởng tới những viện to lớn đồ sộ như Smithsonian và Guggenheim, nhưng đa số các viện bảo tàng ở Mỹ rất nhỏ và được điều hành với tính cách gia đình. Lại có những viện bảo tàng rất lạ, nhiều người trong chúng ta không hề nghĩ tới, như viện bảo tàng về xe ủi cổ, viện bảo tàng về cháy rừng, viện bảo tàng về mỏ muối, viện bảo tàng sưu tập các tác phẩm nghệ thuật tồi. Có thể nói bất kể thứ gì có trên đời thì có viện bảo tàng về thứ đó. Nhưng nhờ vậy, bất cứ ai muốn tìm tòi nghiên cứu về một đề tài gì đó, có thể là rất tầm thường, cũng có thể tìm ra một viện bảo tàng có chứa sẵn tài liệu để học hỏi.

Theo một bài báo của tờ Washington Post, số lượng khách viếng thăm các viện bảo tàng rất đông, mỗi năm có khoảng 850 triệu lượt khách viếng thăm viện bảo tàng, nhiều hơn số lượng khán giả đi coi tất cả các trận đấu của các môn thể thao lớn và số lượng khách thăm các công viên giải trí cộng lại. Số người Mỹ tốt nghiệp đại học cũng tiếp tục gia tăng.

Và rồi kỹ thuật tin học xuất hiện. Đây có lẽ là điều gây nhiều bất ngờ thú vị nhất nếu Edward T. Chase có thể sống lại để tận mắt chứng kiến. Có thể nói, nếu có điều kiện, ai cũng có thể tiếp cận miễn phí tất cả những nguồn thông tin của thế giới từ một thiết bị bé xíu mà hiện nay có đến hai phần ba người Mỹ luôn mang nó ở trong túi áo hay túi quần, tức chiếc điện thoại thông minh. Tin tức được cập nhật từng phút từ những nơi hẻo lánh nhất trên thế giới. Ai cũng có thể liên lạc với bạn bè hay bất kỳ người lạ mặt nào một cách liên tục và phổ cập ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Ai cũng có khả năng quan sát quang cảnh đường phố của các thành phố khắp thế giới, hay những nơi xa xôi như quần đảo Galpagos, đỉnh núi Everest, Nam Cực – mà không cần phải bước ra khỏi nhà; và được ngắm nhìn cận cảnh những chòm sao cách xa trái đất hàng triệu dặm, được chính mắt thấy cái bao la của dải ngân hà, và nhiều nhiều thứ khác nữa ở rất xa chúng ta.

Mặc dù nhân loại đã tiến rất xa, nhưng dường như đời sống tình cảm của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi những sự thờ ơ, hoài nghi và yếm thế. Chúng ta càng ngày càng bớt tin người, luôn lo sợ bị lợi dụng, và vì vậy cũng trở nên ích kỷ hơn.
Đến nay, chúng ta đã đi được một chặng đường của thế kỷ 21, nhưng đời sống của chúng ta vẫn còn bị nô lệ bởi tiền bạc và vật chất. Thậm chí, những người giàu có nhất vẫn làm việc nhiều giờ hơn trước kia. Họ là những kẻ đáng lẽ ra có nhiều điều kiện để làm việc ít đi và thụ hưởng một đời sống nghiêng về văn hóa, tinh thần và bớt vật chất đi.

Ngay chính nước Mỹ, mặc dù là một quốc gia thịnh vượng và có những tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết: mức lương còn quá cách biệt, dị biệt chủng tộc còn quá nhiều, quyền bình đẳng cho phụ nữ vẫn chưa đạt kết quả mong muốn.

Cho dù thế giới chúng ta đang sống vẫn còn nhiều điều bất toàn, mà có lẽ sẽ vẫn luôn bất toàn, nó vẫn là một thế giới kỳ diệu cho chúng ta nương náu. Nhưng vì chúng ta sống quá hối hả, làm điều gì cũng phải vội vã đến nỗi không còn một chút thì giờ để đứng lại nhận diện những thành quả mà nhân loại đã đạt được và cảm ơn những con người vẫn tiếp tục âm thầm cải tạo cho thế giới này ngày một tốt đẹp hơn, trong đó văn hóa luôn đóng một vai trò quan trọng.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.