logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/08/2015 lúc 08:52:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VIRGINIA (NV) - Khi có dịp gặp những người Mỹ có khả năng nói tiếng Việt lưu loát, chúng ta thường mỉm cười thích thú,

và hay tự kết luận rằng chắc hẳn người này phải có vợ Việt Nam mới nói tiếng Việt sõi như thế.
UserPostedImage
Bà Trần Thị Thức (thứ 5 từ phải) chụp hình lưu niệm với các học sinh trong ban Việt Ngữ của Học Viện Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn, vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2014. Các học sinh, trong tinh thần học văn hóa Việt Nam đều xúng xính
trong trang phục cổ truyền Việt Nam. (Hình: Bà Trần Thị Thức cung cấp)



Thật ra, không hẳn ai nói tiếng Việt giỏi cũng là nhờ có vợ Việt. Tuy nhiên, chúng ta có thể đoán khá chính xác một điều, là

những người Mỹ nói được những cụm từ như “rành 6 câu,” và biết xì xụp ăn phở, có lẽ ít nhiều đều dính dáng đến Bộ

Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Theo website của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhân viên của bộ, trước khi được cử đi làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới,

đều phải qua khóa huấn luyện tại trung tâm có tên Học Viện Ngoại Giao (the Foreign Service Institute - FSI). Trung tâm

này chuẩn bị cho giới ngoại giao Mỹ và nhiều chuyên gia khác túi hành trang về ngôn ngữ và phong tục đầy đủ nhất, để họ

có thể, qua nhiệm sở của mình tại nước ngoài, thúc đẩy quyền lợi cho quốc gia.

Website của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, hàng năm, Học Viện Ngoại Giao cung cấp hơn 500 khóa học, bao gồm 70

chương trình ngoại ngữ cho khoảng 50,000 nhân viên mới được tuyển vào bộ, và gần 40 cơ quan khác của chính phủ và

quân đội Mỹ.

Trong chuyến đi thăm cộng đồng gốc Việt tại miền Đông Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp đến thăm bà Trần Thị Thức, giáo sư

văn hóa và ngôn ngữ Việt kỳ cựu tại Học Viện Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được nghe bà miêu tả đầy đủ và sống động về cái

ngành thật đặc biệt mà ít người biết này.

Cơ duyên với Học Viện Ngoại Giao

Bà Trần Thị Thức là phu nhân của ông Đoàn Viết Hoạt, một tù nhân lương tâm Việt Nam nổi tiếng trong thập niên 80s và

90s. Ông Hoạt bị giam giữ vì những hoạt động của một người yêu nước, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cho là gây

nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Vào năm 1989, khi được thả tù lần thứ nhất sau 12 năm bị giam cầm, ông quyết định làm

giấy tờ để vợ qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, còn mình thì tiếp tục đấu tranh cho quê hương. Quyết định ấy khiến ông

trở thành người tù lương tâm lần thứ hai, và có lẽ cũng là cơ duyên đưa bà Thức đến với Học Viện Ngoại Giao Hoa Kỳ

sau này.

Theo học Ngành Tâm Lý Giáo Dục, và yêu thích dạy tiếng mẹ đẻ, bà Thức đã có kinh nghiệm dạy tiếng Việt ở Hội

Việt-Mỹ, Sài Gòn, từ năm 1965. Nhưng năm 1994, khi mới qua Mỹ, định cư tại tiểu bang Minnesota, bà Thức phải kiếm

một việc làm không liên quan gì đến sở trường của mình.

Trong phòng khách ấm cúng của gia đình, bà Thức hồi tưởng lại những ngày đầu vất vả, cho biết bà vừa đi làm, vừa bận

rộn liên lạc với khắp các tổ chức quốc tế, nhất là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để nhờ họ can thiệp xin trả tự do cho chồng.

“Khi tranh đấu cho ông Hoạt, tôi phải làm việc nhiều với Bộ Ngoại Giao, khi họ cần biết gì thì họ gọi điện thoại đến

Minnesota. Khổ lắm, lúc mình đi làm về mới có thể trả lời thì họ đã hết giờ làm việc rồi. Sau đó, để tiện liên lạc với họ, tôi

xin vào làm việc ở Đài Á Châu Tự Do, nhưng công việc ở đó cũng không thích hợp lắm, vì không thuộc khả năng chuyên

môn của mình.”

Khả năng ngôn ngữ của bà được Bộ Ngoại Giao chú ý, và đến năm 1997, bà Thức được giới thiệu vào làm việc ở Học

Viện Ngoại Giao Hoa Kỳ, chuyên giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Thế là bà trở lại với cái nghề mình yêu quý,

công việc mà bà theo đuổi cho đến bây giờ.

Nhưng việc dạy tiếng Việt của bà Thức bây giờ rất khác xưa.

Ngày xưa bà dạy tiếng Việt cho học trò. Giờ đây “học trò” của bà khi tốt nghiệp toàn là những người được giao phó trách

nhiệm quan trọng. Ngày xưa lớp học của bà có hàng chục học sinh, ngày nay, một lớp chỉ dạy chừng hai, ba người. Và

trong trường hợp lớp của các đại sứ, thì chỉ có vỏn vẹn một học sinh. Bà cho biết đã từng dạy tiếng Việt cho “Đại Sứ

Raymond Burghardt này, Đại Sứ Michael Marine này, và gần nhất là Đại Sứ David Shear.”

Nhắc lại một kỷ niệm đẹp với học sinh, bà mỉm cười, “Ông ấy (Đại sứ David Shear) tốt nghiệp xong vui lắm, đến nhà tôi

nói chuyện nhân quyền với anh Hoạt trước khi qua Việt Nam nhậm chức, còn bà Shear thì vào bếp với tôi, nhờ tôi chỉ cho

cách nấu phở gà, vì cả hai người rất mê món ăn đó.”

Một giáo trình nặng nề

Không nhẹ nhàng và thú vị như ăn phở, việc dạy và việc học ngôn ngữ, văn hóa Việt tại Học Viện Ngoại Giao, là một quá

trình đầy gian nan vất vả mà cả giáo sư lẫn học sinh đều phải thi hành nghiêm chỉnh, mới mong đạt được thành quả

chung, là sao cho học sinh tốt nghiệp.

Muốn tốt nghiệp, học sinh phải qua được cuộc thi với những đề thi và tiêu chuẩn chấm thi do Học Viện Ngoại Giao đề ra,

dưới sự giám sát của những giáo sư có kinh nghiệm.

Bà Thức nói rằng chương trình huấn luyện rất nặng nề. Các phó đại sứ, tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, và những người

tham vấn thì phải học 44 tuần.

Tuy gọi là đi học, thật ra đây là thời gian họ phải làm việc rất căng thẳng. Trong vòng 44 tuần lễ, giáo sư phải đào luyện

sao cho họ từ chỗ không biết tí gì về tiếng Việt, đến chỗ có thể nói tiếng Việt lưu loát và thấu hiểu văn hóa, phong tục

Việt Nam, cũng như có đủ từ ngữ chuyên môn để thảo luận những vấn đề liên quan đến lãnh vực chuyên môn của họ.

Đơn cử thí dụ một đề thi, bà Thức nói, “Thí dụ, trong lúc thi, họ có 7 phút để đọc một bài dài từ 600 đến 700 chữ, trong

đó có đầy đủ những từ ngữ chuyên môn về chính trị, xã hội hay quân sự, được chọn trước, tùy theo chuyên ngành của

họ. Đọc xong, họ phải giải thích ý chính trong bài, và đưa những dẫn chứng cụ thể, toàn bằng tiếng Việt.”

Rồi giải thích, “Khi chấm thi, chúng tôi đánh giá học sinh trên 5 yếu tố. Phải xem họ phát âm có đúng không, câu nói có ý

nghĩa (cohesive) không. Cú pháp có đúng không, dùng từ ngữ có thích hợp hay không. Từ ngữ thích hợp không chỉ có

nghĩa là phải thích hợp trong câu nói, mà phải thích hợp với “trình độ” văn hóa của họ. Nói năng thì phải lưu loát nữa,

tuyệt đối không được ngập ngừng.” Bà Thức giái thích.

Làm sao có thể trong vòng non một năm mà có được kết quả vượt bật như thế?

“Ồ, họ phải chăm chỉ và học cực khổ lắm. Mỗi tuần học 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng, 5 tiếng học với giáo sư, còn 3 tiếng kia

phải làm bài tập. Học hết khóa còn phải vượt qua các kỳ thi mới được tốt nghiệp, nếu không thì phải học lại.” Bà Thức

nói, có thể so sánh chương trình huấn luyện ngôn ngữ và văn hóa tại Học Viện Ngoại Giao nặng ngang chương trình huấn

nhục ở các quân trường.

Không chỉ học trò, mà thầy cũng vất vả. Tuy chương trình giảng dạy là do học viện đưa ra, nhưng mỗi giáo sư phải tự làm

giáo án để làm thế nào dạy cho vừa đúng chương trình, vừa thích hợp với trách nhiệm mai sau của học trò. Học trò đi học

ngày 8 tiếng, thì giáo sư cũng làm việc ngày 8 tiếng; dạy 5 tiếng, ba tiếng còn lại để soạn bài, ngoài ra còn phải chấm thi,

coi thi.

Về giáo trình, bà Thức cho biết, “Bắt đầu học sinh phải học cách phát âm. Những người sẽ đi nhậm chức ở Hà Nội học

nhóm riêng, được dạy cách phát âm của người Hà Nội. Người đi nhậm chức Sài Gòn phải được học cách phát âm người

Sài Gòn.”

“Phải thế đấy! Thí dụ người miền Nam thì nói là “đi dzô,” người miền Bắc thì nói “đi vào.” Mình không dạy thế, sang đến

Việt Nam học sinh lúng túng ngay. Sau thời gian học cách phát âm của từng miền, khi khá rồi, học sinh sẽ được học

chung trong các môn khác.” Bà nhận định.

Để đào tạo những người đảm nhận trách nhiệm có tầm mức quan trọng quốc gia, giáo sư của học viên được tuyển chọn

kỹ. Bà Thức cho biết các giáo sư đa số có bằng cao học. Cũng có vài người chỉ có bằng cử nhân, nhưng họ là những

người tốt nghiệp hoặc về ngữ học hoặc về bang giao quốc tế.

UserPostedImage
Bà Trần Thị Thức (phải) và chồng (trái) chụp hình lưu niệm với Tổng Thống Ba Lan Aleksander Kwapniewski đương nhiệm, trong chuyến đi thăm Ba Lan lần đầu vào năm 1999. (Hình: Bà Trần Thị Thức cung cấp)


“Mỗi giáo sư có một máy vi tính, học viện sắp xếp cho họ sẵn mọi thứ. Thí dụ tôi muốn nghe đài VOA thì chỉ bấm vào

một icon. Tôi nghe rồi tôi chọn đề tựa nào đó “share” cho học sinh nghe trong mấy phút, rồi tôi hỏi họ tóm lược ý chính,

với càng nhiều dữ kiện hỗ trợ càng tốt. Trong những bài được chọn này, thường có nhiều từ ngữ khó khăn lắm.”

Học sinh được dạy viết tiếng Việt nhưng khi đi thi họ chỉ được đánh giá trên khả năng đọc (reading) và nói (spoken).

Trong cuộc thi nói, học viện đánh giá học sinh theo 6 trình độ: S-1 (không thể nói), S-2 (có thể đối thoại những chuyện

thông thường hàng ngày), S-3 (nói khá giỏi, có khả năng tham dự các cuộc thảo luận về những đề tài xã hội, và chuyên

môn của ngành), S-4 (nói giỏi, có thể dùng tiếng Việt chính xác, lưu loát trong mọi trình độ liên quan đến ngành), và S-5

(nói không thua người bản xứ). Khả năng đọc của học sinh cũng được đánh giá theo 6 trình độ tương tự, từ R-0 đến R-5.

“Thường thì học đến trình độ 3-3 (S-3, R-3) rồi là họ giỏi lắm. Thí dụ một người học về phỏng vấn ở cấp 3-3, có hỏi

những câu như, thưa cô ngày xưa Việt Nam có câu 'Công Dung Ngôn Hạnh, thế bây giờ những vấn đề đó được đánh giá

như thế nào. Ngược lại, nếu có người hỏi câu đó, thì học sinh phải biết rõ câu trả lời. Nói tóm lại chúng tôi không chỉ dạy

tiếng Việt mà còn dạy về văn hóa, khung cảnh xã hội, v.v...”

Dạy từ ngữ đương thời

Khó khăn nhất của học sinh Mỹ khi học tiếng Việt, theo bà Thức, là các dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) và cách phát âm,

sau mới đến cú pháp.

“Dạy ở đó vui lắm, buồn cười lắm. Thí dụ “chào cụ” thì họ quên đánh dấu, cứ nói “chào cu,” còn nhiều học sinh thì bây

giờ là qua 10 tuần rồi, mà phát âm chữ dờ (d) với chữ đờ (đ) vẫn cứ sai. “Du lịch” thì nói là “đu lịch,” “dễ thương” thì nói

là... “đễ thương.”

“Nhưng mà tôi có cái luật, luật này chỉ dành riêng cho lớp của cô Thức thôi, người nào mà đến giờ này (tuần thứ 10) mà

còn nói lộn thì người bên cạnh, hay chính mình, phải đánh vào tay mình một cái, thật đau, để nhớ.” Bà Thức kể.

“Ngoài dấu và cách phát âm, cấu trúc câu cũng làm cho học trò nhức đầu. Thí dụ tính từ của mình thì đi sau danh từ,

‘màu đỏ’ thì họ nói ‘đỏ màu.’ Rất buồn cười.”

Được hỏi về bí quyết đào tạo, bà Thức cho biết, để thành công, giáo sư phải biết mục đích học trò mình, hay trách nhiệm

của họ sau khi học xong.

“Nghĩa là mình phải dạy họ những từ ngữ liên quan đến công việc sau này của họ. Thí dụ những người lo trách nhiệm

tổng hợp, thì có những từ nào sau bao nhiêu tuần họ phải học xong. Những người sau này chuyên đi phỏng vấn thì phải

học các từ khác, phỏng vấn về chính trị thì phải học những từ khác, phỏng vấn về kinh tế, phải có những từ khác.

Giáo sư phải soạn bài kỹ lắm. Phải kiếm bài đọc có nội dung thích hợp cho họ. Bài đọc phải là từ những tờ báo mà Hà

Nội họ dùng. Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, v.v... Học viện gọi đây là quy định “authentic reading

materials.”

Nhưng tại sao không dạy cho họ một thứ tiếng Việt chuẩn?

Với thắc mắc này, bà Thức cười tươi, như đã từng được hỏi những câu tương tự, “Tại bây giờ từ ngữ nó như thế, nếu

mình dùng những từ của Việt Nam trước năm 75 thì khi họ qua Việt Nam nói chuyện với mọi người, họ sẽ không hiểu.”

Bà giải thích thêm, “Trong ngữ học nó còn có cái phần gọi là tâm lý sử dụng của người nghe. Nếu người nghe họ nghe

mình nói họ hiểu ngay thì tâm lý họ mới tốt, nếu mình dạy học trò nói những từ ngày xưa, thì họ sẽ bị lúng túng khi đối

thoại, vì người nghe không hiểu rõ họ, mà họ không hiểu khi người kia đáp lại, thành ra phải dạy những từ ngữ đang được

dùng.”

Đào tạo theo vai trò

Trả lời câu hỏi việc nội dung giảng dạy khác nhau cho mỗi học trò, bà Thức dẫn giải, “Mỗi học trò học khác nhau lắm chứ!

Đó là lý do tại sao một lớp chỉ dạy 2 hay 3 học trò là cùng. Còn dạy đại sứ, thì như tôi đã nói, lớp chỉ có... một người.”

“Thí dụ, những người đi phỏng vấn về chính trị thì phải dạy họ về nhân quyền, về dân chủ, để khi họ vào nhà tù thăm

những chiến sĩ dân chủ, họ phải biết nói từ ngữ dân chủ. Gần hết khóa học, tôi sẽ cho hai người đóng vai hai nhân vật.

Một người đóng vai tù nhân lương tâm, còn người kia đóng vai chuyên viên về nhân quyền của đại sứ quán vào nhà tù

thăm. Mục đích là để huấn luyện biết cách đặt câu hỏi cho thích hợp. Chẳng hạn, người đến thăm sẽ hỏi sức khỏe, hỏi

ông có cần giúp gì không? Có thể người kia sẽ nói về tình trạng ở trong nhà tù thế nào. Có thể họ sẽ yêu cầu nói cho thế

giới biết về tình trạng của mình, vậy phải tả tình trạng của mình ra sao, hoặc có thể họ chuyển thư của tôi ra nước ngoài.

Nói tóm lại trong trường hợp này, người được huấn luyện phải hiểu những vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam.”

“Còn đào tạo một người chuyên đi phỏng vấn về kinh tế thì phải cho họ học những từ ngữ khác. Ngoài những từ thông

thường như dầu, dầu khí, hợp đồng, thì họ còn phải hiểu biết tình trạng kinh tế. Chẳng hạn như ngay bây giờ thì họ phải

học về hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), phải học Mỹ muốn những điều kiện gì.”

“Tôi phải tìm những bài đọc dài khoảng 600, 700 chữ, trong đó có những từ, nói về nợ công, như ông bộ trưởng thương

mại nói rằng nợ công mà chính phủ đã đứng ra bảo lãnh cho Vinashin bây giờ bị lỗ, và họ phân tích nói rằng nếu chính

phủ không trả, bắt tư nhân trả nợ, thì chỉ có ‘húp cháo đi buôn thôi,’ và phải hỏi cái chữ ‘húp cháo’ trong trường hợp này,

họ phải hiểu là gì?”

Cuối khóa, mỗi học viên tốt nghiệp được thêm 10% tiền lương, gọi là tiền sinh ngữ, mà giáo sư giỏi cũng được thưởng

nhiều. Nên mỗi khi có học sinh tốt nghiệp, cả thầy lẫn trò đều vui.

Được hỏi về kinh nghiệm giảng dạy, bà Thức nói, “Dạy học là một nghệ thuật, nếu mình tạo được cho học sinh một động

lực tốt , thì họ tiến rất nhanh. Tôi được lợi thế là khó tính thành ra bắt học sinh học rất kỹ lưỡng. Các giáo sư trẻ thì

thường không quá nghiêm khắc với trò.”

Bà kể có một lần bà rất khó với một học sinh. Người này khi tốt nghiệp xong, viết cho bà một thiệp cám ơn. Thiệp viết

rằng, “Em cám ơn cô đã đào tạo em trong suốt một năm. Em rất vinh dự được cô làm tigress trong cuộc đời của em.”

Bà cười sảng khoái, “Tigress! Hihi. Là cọp cái. Ông xã chọc quê tôi, bà khó tính, hèn gì trong trường nó gọi là tigress.

Nhưng mà thật ra mình chăm chút, mình kỷ luật, học trò chăm thì họ thi đỗ thôi.”


Hà Giang/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.288 giây.