logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/03/2013 lúc 09:21:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dàn diễn viên chính của The Sapphires, Jessica Mauboy (thứ hai từ trái sang), Mirinda Tapsell (thứ tư bên trái), Deborah Mailman (thứ năm bên phải), và Shari Sebbens(thứ ba bên phải) chụp cùng với nhóm hát Sapphires thật ngoài đời tại lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế tại Melbourne. 2/8/2012 (AP Photo/Paul Jeffers
Phim The Sapphires – tạm dịch là Những Viên Ngọc Bích – là phim truyện rất thành công tại Australia trong năm 2012 – mô tả câu chuyện có thật của bốn ca sĩ thổ dân Australia trình diễn giải trí quân đội đồng minh tại Việt Nam hồi năm 1968, sẽ được phổ biến tại Mỹ vào ngày 22 tháng 3 tuần này.

Trong lĩnh vực nghệ thuật màn bạc, Hoa Kỳ là thị trường rất lớn nên dù là phim được dàn dựng và thực hiện tại đâu, giấc mơ của đạo diễn và những nhà đầu tư vẫn là xâm nhập được thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên Phim The Sapphires còn có một yếu tố khác khiến kỹ nghệ phim ảnh Australia hi vọng có thể thành công tại Mỹ, như đã rất thành công tại Australia trong năm 2012 và đầu năm 2013. Đó là vì phim nầy dựa vào một câu chuyện có thật của 4 nữ ca sĩ người Úc gốc Thổ Dân trong thời chiến tranh Việt Nam.

Vừa rồi là tiếng hát của ca sĩ kiêm nữ diễn viên Jessica Mauboy trong vai Julie McCrae, là ‘danh xưng màn bạc’ của 1 trong 4 ca sĩ Thổ dân Úc Châu nguyên thủy đã đến Việt Nam 45 năm trước đây. Ba nữ ca sĩ Thổ Dân Úc còn lại Gail McCrae, do Deborah Mailman thủ diễn, trong khi hai nữ diễn viên Shari Sebbens và Miranda Tapsell đóng vai Kay McCrae và Cynthia McCrae.

Thổ dân bản địa là vấn đề nhạy cảm tại Australia, vì trước năm 1770 khi Đại tá Hải Quân Hoàng Gia Anh Quốc, James Cook dẫn đoàn tàu thám hiểm đến Cảng Sydney, lục địa Úc Châu lúc bấy giờ là nơi cư ngụ hàng chục ngàn năm của người bản địa gọi là Thổ dân da đen [black aboriginals]. Đại tá James Cook đã tuyên bố chiếm hữu lục địa nầy như là lãnh thổ của Hoàng Triều Anh Quốc và 8 năm sau (1788) đoàn tàu đầu tiên The First Fleet đã chuyên chở phạm nhân từ Anh Quốc đến khai phá thuộc địa nầy. Cả thế kỷ đã trôi qua và chính quyền người da trắng đã phạm nhiều lầm lỗi trong chính sách kỳ thị chủng tộc thổ dân. Cho đến ngày nay, tập thể người thổ dân vẫn còn bị thiệt thòi rất nhiều về mặt kinh tế giáo dục và an sinh xã hội. Tuy vậy, về mặt văn hóa, Australia đã cố gắng duy trì và phát huy tài nguyên phong phú 40 ngàn năm di sản Thổ Dân – đặc biệt là trong lãnh vực hội họa, ca-vũ-nhạc và phim ảnh.

Vào năm 1968, sự việc Ban Hợp Ca Thổ Dân nầy đến Việt Nam để trình diễn giúp vui cho quân đội Mỹ và đồng minh quả thật là một diễn biến văn nghệ hi hữu. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, rất nhiều ca nhạc sĩ Úc và Mỹ đã đến Việt nam để trình diễn giải trí cho quân đội, nhưng hầu hết là người da trắng.

Ngày nay, khi hồi tưởng kinh nghiệm ca hát tại chiến trường Việt nam, một thành viên nguyên thủy, đã tâm sự: “Tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ hãi vì di chuyển lên xuống bằng phi cơ trực thăng. Vài việc vẫn còn rõ nét trong trí nhớ của tôi. Lúc chúng tôi sắp trình diễn tại một căn cứ quân sự, chúng tôi nhìn thấy đơn vị quân đội từ trong rừng rậm di chuyển về phía chúng tôi. Tôi hỏi “Ai vậy?” và được trả lời: đó là khán giả của Ban Hợp Ca. Đoàn binh bước ra khỏi rừng rậm, hò hét vui mừng. Cử tọa thật đông đảo.”

Tất nhiên lúc bấy giờ, ca nhạc sĩ da den – đặc biệt là nữ ca sĩ Thổ dân Úc - là điều mới lạ. Chúng ta hãy nghe một mẩu đối thoại trong Phim The Sapphires:

"Can you make it sound blacker? – And what’s the name again? – We’re the Sapphires – See you in Saigon."
Chris O’Dowd trong vai Dave Lovelace: Cô có thể làm cho tiếng hát đậm thêm nét thổ dân không? – Và ban nhạc này tên gì?
- Chúng tôi là Ban The Sapphires. - Hẹn gặp nhau tại Sài Gòn.”

Truoc khi câu chuyện được quay thành phim, một kịch bản đã được dàn dựng và trình diễn trên sâu khấu tại Australia hồi năm 2004. Kịch bản này cũng mang tên The Sapphires mà soạn giả là Tony Briggs. Vào năm 2010, Tony Briggs hợp tác với Keith Thompson để viết thành truyện phim screenplay.

Phim được quay vào cuối năm 2010 và năm 2011 – phần lớn tại phim trường ở Tiểu bang New South Wales và một phần tại Việt Nam, mà đạo diễn là Wayne Blair, một người Úc gốc Thổ dân. Ngoài bốn nữ diễn viên nói trên, nam diễn viên chính là Chris O’Dowd, một tài tử điện ảnh gốc Ai-len (Ireland) đã từng góp mặt trong Bridesmaids, một phim hài (comedy) của Mỹ năm 2011.

Phim The Sapphires dài 103 phút và được ‘trình làng’ đầu tiên ngày 19 tháng 5 năm 2012 tại Liên hoan Phim Quốc tế ở Cannes, miền Nam nước Pháp. Sau đó, The Sappires tham dự Liên hoan phim Quốc tế tại Melbourne hồi tháng 8 năm 2012 và được phổ biến trên toàn quốc Úc Châu. Tổn phí đầu tư cho phim The Sapphires là 10 triệu Úc kim, tương đương với 10 triệu rưỡi Mỹ kim, một ngân khoản đầu tư tương đối nhỏ so với các phim làm tại Hollywood. Tuy nhiên, cho đến nay tại thị trường Úc Châu, tài khoản mà The Sapphires đem lại đã lên đến trên 16 triệu Úc kim.

Ngoài phương diện tài chính, phim The Sapphires cũng rất thành công về mặt nghệ thuật. Tuy không giành được giải quốc tế tại Cannes, The Sapphires đã đạt được nhiều giải thưởng khác. Tại Liên hoan Phim Denver lần thứ 35, The Sapphires đã được sáu giải thưởng kể cả giải phim hay nhất (the Best Film). Tại Liên hoan Phim Úc châu đầu năm 2013, The Sapphires dành được sái giải thưởng kể cả Diễn viên Nam/Nữ hay nhất và Diễn viên phụ hay nhất (Best Lead Actor, Best Lead Actress, Best Supporting Actress).

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ gốc Thổ dân Jessica Mauboy phát biểu cảm tưởng khi được bình chọn là diễn viên phụ hay nhất:

“Xin cảm tạ quý vị đã tin tưởng nơi tôi và cho tôi tham dự vào phim tuyệt dịu này. Tôi cũng xin tri ân quí cô bác gốc Thổ dân và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi.”

Nữ diễn viên Shari Sebbens tin rằng ít khi mà một phim truyện phản ảnh được nhân dáng và màu sắc văn hóa Thổ dân tại Australia. Ban tứ ca [quartet] trong phim đều là ca sĩ gốc Thổ dân cũng như các thành viên quay phim.

Đạo diễn Wayne Blair hi vọng rằng nét đặc thù văn hóa Thổ dân của The Sapphires có thể thu hút được khán giả bên ngoài Australia, như đang thu hút được khán giả tại Úc châu. Ông Wayne Blair đánh giá vai trò của các diễn viên Úc gốc Thổ dân có tầm quan trọng đặc biệt ngay tại Australia, vì theo ông, khác với Châu Âu và Bắc Mỹ, Australia tương đối chậm trễ trong việc chính mạch hóa sắc thái văn hóa và phong cách thổ dân trong phim ảnh cũng như trên màn ảnh truyền hình.

Phim The Sapphires đã được giới thiệu và trình chiếu nhiều nơi, kể cả tại nước Anh, nước Ai Len, nước Đức, và Hàn Quốc.

Và Wayne Blair hi vọng:

"Còn những nơi như Toronto. Los Angeles, New York thì chúng tôi chưa phổ biến. Chúng tôi sẽ phổ biến The Sapphires vào thị trường Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 3 này.”
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.