logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/08/2015 lúc 06:27:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cây vĩ cầm đã được trao lại cho ba cô con gái của nghệ sĩ vĩ cầm Roman Totenberg hôm 6/8/2015.

Bà Thanh Trần, một phụ nữ gốc Việt, đã không hề biết gì về cây vĩ cầm Stradivarius trị giá hàng triệu đô-la mà chồng bà đã cất giấu dưới tầng hầm của ngôi nhà của họ.

Cây đàn Stradivarius đã bị đánh cắp từ nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Roman Totenberg vào năm 1980 đã được trả lại.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 550 cây đàn Stradivarius và trong cuộc bán đấu giá năm 2011, một đàn Stradivarius đã được bán với giá 15,9 triệu đô-la.

Bà Thanh là một người gốc Việt di cư sang Hoa Kỳ với cha mẹ. Bà gặp ông Johnson vào đầu những năm 1990 sau một buổi trình diễn nghệ thuật tại Los Angeles. Họ hẹn hò vài năm trước khi cưới. Họ có hai con gái và đã ly dị vào năm 2008.

Ông Philip Johnson, chồng bà Thanh, đưa vợ cũ xuống tầng hầm ngôi nhà ở Venice, California, khi biết mình bị ung thư tuyến tụy.

Ở đó, ông đưa cho bà Thanh một chiếc hộp và không nói gì về nó. Bà Thanh đoán rằng đó là cây vĩ cầm mà bà đã từng mua cho ông ấy.

4 năm sau, bà Thanh phát hiện ra sự thật rằng cây đàn đã bị chồng bà đánh cắp của nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Roman Totenberg từ năm 1980.

Chồng bà Thanh qua đời tháng 11 năm 2011 và đến tháng 5 năm sau, nghệ sĩ vĩ cầm Roman Totenberg cũng qua đời.

Lần cuối cùng ông Totenberg nhìn thấy cây vĩ cầm của mình là vào năm 1980, sau khi biểu diễn tại một trường âm nhạc ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts.

Hối tiếc

Trong cuộc phỏng vấn với AP hôm 11/8, bà Thanh nói, hối tiếc lớn nhất của bà là đã không phát hiện ra cây đàn sớm hơn để trả lại chủ nhân của nó khi ông còn sống.

Bà nói: “Tôi mong rằng chồng tôi đã nói với tôi sớm hơn để tôi có thể trả nó lại cho ông Totenbergs. Tôi rất buồn vì điều đó”.

Vào mùa Xuân năm nay, khi đang sửa chữa nhà cửa, bà Thanh cùng con gái của mình đã tò mò về chiếc hộp đựng cây đàn vĩ cầm.

Bà và vị hôn phu mới đã mở chiếc hộp ra. Bà nói: “Cây vĩ cầm nhìn rất đẹp nhưng tất cả các dây đàn đã bị đứt”.

Khi nhìn thấy nhãn hiệu Stradivarius, bà Thanh quyết định mang nó đi thẩm định vì bà nghĩ có thể đó chỉ là hàng giả.

Sau khi có kết quả thẩm định vào tháng Sáu, vị hôn phu của bà Thanh thông báo cho bà một tin tốt, rằng cây đàn là thật, và một tin xấu, rằng họ phải gọi cho FBI.

Bà Thanh kể về cuộc gặp với FBI mà không có luật sư đi cùng: “Họ đã hỏi tôi rằng liệu tôi có để cho họ lấy cây đàn đi không, và tôi nói ‘Vâng, tất nhiên rồi. Nó không phải là của tôi. Nó đã bị đánh cắp’. Họ đã đưa cho tôi một giấy biên nhận”.

Sau đó, FBI đã cho bà Thanh biết rằng ông Johnson từng bị phát hiện có mặt tại hiện trường vụ trộm và là nghi can duy nhất.

Tuần trước, chính quyền liên bang đã trao cây vĩ cầm cho ba cô con gái của nghệ sĩ vĩ cầm Roman Totenberg.

Nina Totenberg cho biết cha cô đã luôn nghi ngờ Johnson ăn cắp cây vĩ cầm nhưng chính quyền đã không có đủ bằng chứng để có được lệnh khám xét.

Ông Johnson đã từng bị buộc phải bán một cây vĩ cầm từ thế kỷ 18 do Đức sản xuất. Đến cuối những năm 1990, bà Thanh mua lại nó cho chồng mình với giá khoảng 4.500 đô-la và bà nghi rằng ông ấy không sở hữu bất cứ thứ gì có giá trị hơn.

Theo The Seattle Times, Business Insider, AP
nga  
#2 Đã gửi : 16/08/2015 lúc 08:18:18(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cây đàn quý hiếm tìm lại sau hơn 3 thập niên

Đàn violon Stradivarius là loại đàn rất quý, trên toàn thế giới hiện nay chỉ có khoảng 550 cây đàn violon do Antonio Stradivari, nhà làm đàn người Ý đại tài, thiết kế và thực hiện từ vài thế kỷ trước. Giá bán của mỗi cây đàn violon loại này giờ đây lên tới nhiều triệu đôla trong các cuộc bán đấu giá. Cây đàn violon trong câu chuyện được đặt tên là ‘Ames’ theo tên của người sở hữu nó vào thế kỷ thứ 19 George Ames. Cây đàn này lúc bấy giờ thuộc quyền sở hữu của danh thủ đàn vĩ cầm Roman Totenberg, khi nó ‘không cánh mà bay’ sau một buổi hoà nhạc vào năm 1980. Từ đó cho tới nay, cây đàn violon do Stradivarius hoàn thành vào năm 1734, không còn xuất hiện trước công chúng. Nghi can duy nhất là một nghệ sĩ vĩ cầm tên Philip Johnson, tuy rằng các cơ quan điều tra lúc bấy giờ không có bằng chứng để có thể khám xét hay điều tra ông.

Vào đầu tháng 8 năm nay, sau 35 năm, gia đình Totenberg cuối cùng đã được trao lại món vật gia bảo sau khi cây đàn quý qua tay của một người Việt Nam, bà Thanh Trần. Theo tường thuật của hãng tin AP, thì khi Philip Johnson biết mình không còn sống bao lâu nữa vì chứng bệnh ung thư quái ác, ông đưa vợ cũ, bà Thanh, xuống tầng hầm của căn nhà của ông ở Venice, bang California. Dưới một tấm trải nhựa được đè nặng bằng gạch là một hộp đàn violon cũ kỹ có ổ khoá.

Ông Johnson trao lại hộp đàn cho người vợ cũ, nhưng ông không giải thích gì và bà Thanh tưởng rằng trong chiếc hộp ấy là cây đàn violon cổ thời thế kỷ thứ 18 do Đức chế tạo, mà bà đã mua cho ông trong thập niên 1990 với giá 4.500 đôla để tặng lại ông, sau khi Johnston vì túng thiếu phải bán đi cây đàn yêu quý.

Phải tới gần 4 năm sau khi được Philip trao lại hộp đàn, bà Thanh mới nhận thức được rằng cây đàn mà bà có trong tay không phải là cây đàn mà bà đã mua, mà là một cây đàn quý hiếm hơn nhiều. Trong lúc dọn dẹp để tân trang lại nhà cửa, bà Thanh cùng các con gái đâm ra tò mò muốn mở hộp ra xem. Hôn phu của bà Thanh phải nạy nắp hộp. Bà kể lại với phóng viên AP:

“Cây đàn violon trông tuyệt đẹp nhưng buồn bã làm sao, tất cả các giây đàn đều bị bật tung.”

Bà quyết định nhờ người hiểu biết đánh giá cây đàn, và mãi cho tới khi thực hiện ý định này bà mới khám phá ra nhãn hiệu Stradivarius được gắn bên trong cây đàn violon. Nhưng lúc bấy giờ, bà tin rằng đây là một chiếc Stradivarius giả mạo.

Vào tháng 6 năm nay, cuối cùng bà Thanh cùng người hôn phu đã đến gặp chuyên gia Phillip Injeian tại một khách sạn ở New York. Chuyên gia đánh giá các cổ vật đã nhận ra ngay chiếc đàn quý. Ông nói ông có tin vui và tin buồn cho bà Thanh, tin vui là vì cây đàn violon này là đàn Stradivarius chính hiệu. Nhưng tin buồn là, bà cần phải gọi cho Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ -FBI ngay lập tức, bởi vì đây là một cây đàn đã bị đánh cắp.

Bà Thanh kể rằng suýt nữa bà đã ngất xỉu vì lo sợ bị bắt giữ, bà lập tức tiếp xúc với các nhân viên FBI, mà không cần tới sự giúp đỡ của một luật sư. Bà kể tiếp:

“Họ hỏi tôi có bằng lòng cho họ lấy đi cây đàn hay không. Tôi trả lời ngay, vâng, các ông cứ mang nó đi, bởi vì cây đàn này không phải là của tôi. Nó đã bị đánh cắp. Thế rồi họ trao cho tôi một giấy chứng nhận đã nhận đàn.”

Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ sau đó báo cho bà Thanh biết rằng ông Johnson, chồng cũ của bà, từng được trông thấy ở gần nơi cây đàn bị trộm, ông là nghi can duy nhất, tuy nhiên nhà chức trách không có đủ bằng cớ để bắt ông hoặc yêu cầu toà ra trát để khám xét nhà ông.

Lúc đó, bà Thanh là một sinh viên theo học Đại học Maryland. Cách đó 5 năm bà đã cùng cha mẹ di dân sang Hoa Kỳ. Bà gặp ông Johnson vào đầu thập niên 1990 sau một buổi trình diễn ở Los Angeles. Hai người hò hẹn trong nhiều năm trước khi thành hôn. Ông bà Johnson có với nhau hai người con gái, nhưng ly dị vào năm 2008. Bà Thanh giải thích:

“Ông ấy là một con người phức tạp.”

Bà Thanh nói khi nhìn lại thời gian ấy chỉ có một điều đáng nghi, đó là ông Johnson không bao giờ rời cây đàn lâu. Bà nói nhìn lại những tấm ảnh cũ, bất kỳ đi tới đâu, cả trong những chuyến băng rừng lội suối, không lúc nào mà ông Johnson không mang theo cây đàn.

Bà Thanh cho biết là chắc chắn ông Johnson đã từng chơi cây đàn Stradivarius ở nhà, nhưng bà không biết liệu có bao giờ ông mang nó đi trình diễn hay không.

Bà Thanh cho biết là mãi tới giờ bà vẫn chưa hoàn hồn khi khám phá cây đàn là của bị đánh cắp. Bà nói niềm hối tiếc duy nhất của bà là không được biết sớm hơn, để có thể trả lại cho khổ chủ.

Một người bạn của Johnson, nghệ sĩ đàn cello Michael Fitzpatrick cũng nhắc tới thói quen hơi lập dị đó của bạn mình. Michael nói ông tin rằng bạn của ông đã bị lương tâm cắn rứt trong suốt mấy thập niên qua.

Cây đàn Stradivarius đắt tiền nhất từng được mang ra đấu giá là chiếc violon tên Lady Bunt, sản xuất vào năm 1721, cây đàn này đã được Quỹ Âm nhạc Nippon mang ra đấu giá vào năm 2011 và sau cùng được trao tay với giá 16 triệu đôla. Quỹ Nippon đã dành một phần số tiền bán đàn để giúp các nạn nhân trong thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011.

Hiện không biết giá của cây đàn violon Ames trên thị trường là bao nhiêu, nhưng cây đàn quý đã ‘trở về nhà’ sau chuyến phiêu lưu dài 35 năm, là một bảo vật vô giá đối với các ái nữ của sở hữu chủ cuối cùng của nó, nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Roman Totenberg. Là một thần đồng âm nhạc ở Ba Lan, sự nghiệp của danh cầm Roman Totenberg gắn bó với cây đàn Stradivarius mà ông đã mua từ năm 1943, với giá 15.000 đôla.

Bà Nina Totenberg, người con cả trong gia đinh, là một ký giả đang cộng tác với Đài Phát thanh Quốc gia NPR ở thủ đô Washington. Trên một chương trinh của đài phát thanh này hồi gần đây, Nina cho biết là cây đàn luôn luôn theo ông đi lưu diễn khắp nơi. Việc cây vĩ cầm bị đánh cắp là một mất mát lớn không hề nguôi ngoai đối với cha của bà tới khi ông qua đời ở tuổi 101 vào năm 2012.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.