logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/08/2015 lúc 07:26:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo ra một lực lượng khổng lồ những con người khốn khổ, luôn muốn vươn ra ngoài

để thoát cảnh cùng cực, cứu mình và gia đình trước khi “cứu quốc!”

Trong thập niên 90, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, tất cả các nước trong khối Liên Xô cũ gánh chịu một nền kinh tế

suy kiệt, hàng hóa tiêu dùng thiếu thốn nghiêm trọng. Người Việt sang đây đã xây dựng nên những chợ trời nổi tiếng,

cung cấp hàng, đặc biệt là quần áo, giày dép giá rẻ. Những người có vốn nhập hàng từ Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan...

về bán, một vốn bốn lời. Từ quần áo jeans đến quần lót “bà bô,” đều bán chạy như tôm tươi và lãi suất cao. Từ khoảng

năm 2000, hàng Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh hơn do giá cả thấp.

Đất lành chim đậu, cơ hội kiếm tiền và thoát nghèo đã tạo nên một làn sóng di dân từ các tỉnh miền Bắc sang Nga và các

nước Đông Âu. Thoạt đầu, nghiên cứu sinh, sinh viên du học, hoặc những người thuộc diện “hợp tác lao động” ở lại, tìm

cách lôi kéo người trong gia đình, họ hàng qua. Sau này hình thành những đương dây chuyển người. Họ được lo thị thực

du lịch qua Nga, sang tới Nga số thì ở lại luôn, sống bất hợp pháp; số thì từ Nga đi tàu hỏa về phía biên giới phía Tây và

lội bộ băng rừng vượt sang Tiệp và Ba Lan. Một số tiếp tục vượt biên qua Đức xin vào trại tị nạn. Thời gian này, Ba Lan,

Tiệp chưa gia nhập Liên Minh Châu Âu, đường biên giới còn lỏng lẻo là điều kiện tốt cho những băng nhóm chuyển

người. Có những cuộc hành trình gian nan, phải nằm dài ở Moscow chờ ngày ra đi, rồi bị kẹt trong rừng, hoặc qua tới Ba

Lan hay Tiệp thì bị cảnh sát bắt giam. Có trường hợp cô gái bị ép làm tình với bọn cầm đầu nhóm đưa người, khi gặp

được người thân thì cười ra nước mắt, bụng vác bầu mà không biết cha của đứa bé là ai!

Trong giai đoạn này Nga và Ba Lan là điểm hội tụ lớn nhất của người Việt. Vào năm 2000, ước tính cả Ba Lan có khoảng

60-70 ngàn người Việt, trong đó đến hai phần ba số người không có giấy tờ cư trú hợp pháp.

Nhu cầu ở lại hợp pháp ngày càng cao gắn với công chuyện làm ăn, vì thế người ta chi tiền lo giấy tờ bằng mọi giá, trong

bối cảnh tồn tại vấn nạn hối lộ cho quan chức công quyền. Lấy vợ, lấy chồng giả, khai man dưới tuổi 18 để ăn theo cha

mẹ... trở nên phổ biến. Lắm người sau khi cưới, được cấp thị thực cư trú ba tháng, nhưng không xin gia hạn được tiếp

nên “bỏ” luôn vợ hoặc chồng. Một thời gian sau, khi “chạy” được thị thực nhân đạo, phải đi tìm trở lại để hợp thức hóa.

Trăm chuyện trần ai!

Đã có lần tôi cùng một cô gái lội tuyết giữa mùa đông đi gõ cửa từng nhà trong một làng quê để dò thông tin của người

“chồng” cũ của cô vì cô ta không nhớ rõ anh chàng ấy ở đâu! Những người chồng Ba Lan đa phần là dân ít học, nghiện

rượu, thất nghiệp, nên khi biết được cô gái Việt Nam cần thì mè nheo, vòi vĩnh tiền, nhưng cũng có người tử tế. Trong

những năm ấy, ở vùng Slupsk có đến hơn 30 cặp chồng vợ Ba lan-Việt Nam! Câu chuyện bị báo chí phát hiện và làm rùm

beng.

Dịch vụ làm giấy tờ cư trú nở rộ! Kèm theo nó là nạn giả mạo giấy tờ, từ hộ chiếu mới đến các loại khác từ tòa đại sứ,

giấy chứng nhận đã ly dị, giấy khai sinh giả gửi từ Việt Nam qua. Có những phần tử dính tội phạm hình sự từ Bulgaria hay

Đức chạy qua Ba Lan, sẵn sàng chi tiền đổi tên họ với hộ chiếu mới. Nhân viên phụ trách lãnh sự của tòa đại sứ được

mùa. Người ta nói ông H., một viên chức lãnh sự tại Ba Lan, đã kiếm không dưới một triệu đô trong nhiệm kỳ của mình.

Người Việt kiếm những đồng tiền đầu tiên của mình bằng đủ thứ mánh mung như buôn lậu dược phẩm, đồng hồ điện tử,

lao động chui, trấn lột, khai man thu nhập, chuyển người lậu, hàng hóa nhập về giảm giá trị hóa đơn và hối lộ hải quan để

trốn thuế, chuyển tiền mặt không qua hệ thống ngân hàng, buôn bán hóa đơn VAT (giá trị gia tăng) giả, v.v.. Không ít vụ bị

bắt.

Trong bài thơ “Chợ Đời” của tôi viết có đoạn:


... Giữa cái chợ đời cạnh tranh khốc liệt

Người ta bán buôn mọi tình cảm con người

Quan chức bán chữ ký

Cảnh sát, quan tòa bán cán cân công lý

Nhân viên thuế vụ bán nguồn thu ngân

Vì quốc tịch, định cư người ta mua vợ, mua chồng

Mua họ, đổi tên để trẻ thơ thành con kẻ khác

Sự thật trớ trêu không thể nào tin được

Người ta mua cả cha cho đứa con chưa kịp ra đời

Khung giá hình thành, dịch vụ lên ngôi!


Vì thế báo chí truyền thông Ba Lan không dưới một lần nói đến người Việt như là một thế giới ngầm, khép kín. Xin thị

thực vào Ba Lan cực kỳ khó khăn.

Trong mắt nhà chức trách đây là một cộng đồng chăm chỉ nhưng chẳng mang lại lợi ích gì đang kể cho xã hội Ba Lan,

nhưng là hang ổ của tội phạm. Cầm hộ chiếu Việt Nam đi qua cửa biên phòng Ba Lan hay Nga luôn có cảm giảm lo lắng

vì con mắt thiếu thiện cảm và đầy ngờ vực của biên phòng. Hành lý của người Việt rất dễ bị lật tung lên khám xét. Phải là

người đi lại nhiều như tôi mới ngấm đau nỗi nhục này.

Từ khi Ba Lan đã gia nhập Liên Minh Châu Âu năm 2005, công chuyện làm ăn kiếm sống của người Việt khó khăn hơn,

mọi thứ dần dần đi vào trật tự, quy củ, nhưng người Việt xin thị thực vào Ba Lan vẫn khó hơn cả xin đi Mỹ, Đức, Pháp...

Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á và từ hơn chục năm nay, người Việt được qua các nước

trong khối Asean du lịch ngắn ngày không cần thị thực nhập cảnh. Trong cao trào lấy chồng và hợp tác lao động, người

Việt qua lại Nhật, Đài Loan hay Hàn Quốc khá đông đảo.

Tôi không biết các loại tội phạm hình sự như ở Ba Lan hoặc Đông Âu có tái diễn trong các nước Châu Á này hay không,

nhưng một tệ nạn khác nổi bật làm mất mặt người Việt, đó là nghề mại dâm và ăn cắp vặt.

Bản tin của BBC tiếng Việt ngày 18 tháng 7 năm 2013 viết:

“Việt Nam là nước có con số đông phụ nữ kiếm sống bằng nghề bán thân xác trong nhóm phụ nữ nước ngoài làm nghề

này ở Malaysia vào năm ngoái, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin. Kết quả thống kê này dựa trên con số

3,456 người Việt Nam trong tổng số 12,434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mại dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.

Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này ‘đang

chiếm lĩnh ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia,’ hãng tin Malaysia đưa tin hôm 16/7.”

“Nhiều đường dây bán dâm có người Việt tham gia đã bị phát giác, khiến giới chức Singapore đau đầu” là tiêu đề của tờ

Giaothông.vn. Trong khi đó, tờ Straits Times của Singapore cho biết hoạt động của gái mại dâm người Việt tại Singapore

đã trở nên rầm rộ và tai tiếng ngay từ những năm 2003-2004, khi nhiều cô gái tìm tới các quán rượu tại khu vực Joo Chiat

chào mời khách.

Bài “Rúng động những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật Bản” trên tờ Đời sống và Pháp luật ngày 9 tháng 3 năm 2014

viết:

“Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40%

những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp

người Việt.”

Tình trạng người Việt ăn cắp ở Nhật đã trở thành hiện tượng thường xuyên đến mức báo chí, truyền hình Nhật phải đưa

tin. Người Nhật treo cả những tấm áp phích nơi công cộng cảnh báo người Việt ăn cắp.

Rồi người Việt ăn cắp hàng ở Thái Lan, Đức, Thụy Điển và gần đây là Thụy Sĩ cũng được báo chi nói đến.

Cộng đồng người Việt sang làm ăn, sinh sống ở Nga và Đông Âu hầu hết là người miền Bắc, cũng như người Việt qua

Malaysia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.. chủ yếu sau năm 2000, là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là những “con người mới” của “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ!”

Điều này trái ngược với cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản. Họ liều chết ra đi tìm tự do, sang xứ người với hai bàn tay

trắng, thế hệ người Việt đầu tiên đã phải lao động cật lực, làm những công việc phổ thông nặng nề, dành dụm để tạo

tương lai cho con em họ. Thế hệ thứ hai đã nhập vào dòng chính của nước sở tại, thành đạt trong mọi lãnh vực nghiên

cứu, khoa học, kỹ thuật, chính trị. Tất nhiên, nơi nào cũng có tội phạm nhưng số người phạm pháp này chỉ là những cá

nhân đơn lẻ không gây tai tiếng cho cả cộng đồng, là nơi mà lá phiếu của họ có tầm quan trọng trong các cuộc bầu cử ở

địa phương.

Mới đây Singapore đã không cho hàng chục cô gái Việt nhập cảnh tại sân bay, thậm chí có cô còn viết trên Facebook là

bị đối xử như súc vật, âu cũng không lấy gì làm lạ. Sang nước người ta mà bê nguyên cái thứ văn hóa lưu manh “xã hội

chủ nghĩa” qua thì đừng trách người ta đối xử tệ.

Người đời có câu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân,” là vậy!

Lê Diễn Đức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.