logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/08/2015 lúc 10:58:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khách đi du lịch cách đây hơn 40 năm

Hồi nhỏ, đến nhà đứa bạn con một bác hàng xóm làm nghề thầu khoán, tôi xem được bức ảnh ông chụp bên cạnh tháp

Eiffel bên Pháp. Bác kể: “Tôi chụp khi đi du lịch Paris”.

Ngày nay, du lịch là một chuyện bình thường. Nhưng cách nay hơn bốn mươi năm, chuyện đó nghe thật lạ tai với một

thằng nhóc. Về kể cho má tôi nghe, bà bảo: “Thời buổi này ai mà đi du lịch cho nổi trừ nhà giàu có như ông thầu. Ba của

con có đi du lịch ở Đà Nẵng, nhưng từ chục năm trước rồi, bây giờ đi đâu cũng sợ súng bom!”. Rồi bà chỉ một cái bình

nhựa có dây đeo, cho biết cái bình đó dùng đựng nước uống mang theo để ba tôi đeo trên vai khi lên đường. Má tôi kể

một bà bác là nhà giáo về hưu có đi được vài nơi, du lịch hẳn hoi với hướng dẫn viên, ra tới Huế, sang Hồng Kông, Nhật

Bổn và đó là niềm tự hào cả dòng họ. Nhưng đó là chuyện đầu những năm 1960.

Thú đi du lịch của người Sài Gòn hầu như tôi chỉ biết có vậy. Bạn bè tụ họp trong các chuyến đi chơi, bảo nhau hồi trước

1975 nhà nào ham đi chơi cũng quanh quẩn ra Vũng Tàu, sáng đi chiều về. Sang lắm thì lên Đà Lạt, ra Nha Trang là hết.

Sài Gòn thời chiến tranh, dân chúng sống càng lúc càng khó khăn, vùng nào cũng có đánh nhau nên ít ai dám đi đâu.

Có lẽ ngành du lịch thực sự ở miền Nam trước 1975 vẫn còn phôi thai, non trẻ cho dù đã có những cuộc tổ chức đi chơi

xa cho dân chúng, có chương trình hẳn hoi. Đọc cuốn Hơn nửa đời hư, đầu thập niên 1960 ông Vương Hồng Sển đón

cha từ Sóc Trăng lên Sài Gòn đi thăm đền Angkor và người tổ chức chỉ là một người quen, thuê xe, đưa đón, thuê nhà

trọ và ăn một chút tiền dôi ra từ các cá nhân đóng góp. Rải rác có các công ty du lịch hình thành đưa khách đi chơi nhưng

danh sách điểm đến thật nghèo nàn: du lịch trong nước chỉ tổ chức đi Đà Lạt, Bảo Lộc, Vũng Tàu, Nha Trang… Ra nước

ngoài có Angkor, Nhật Bổn, Hồng Kông…

Trước thời gian đó một chút, năm 1959, có một công ty du lịch hình thành và có thể coi là công ty đầu tiên chuyên làm du

lịch của người Việt. Chủ đầu tư là ông Nguyễn Văn Liêm, chủ Hãng phim Hoàn Kiếm chuyên nhập phim Nhật và cũng là

chủ nhân hai điểm lui tới nổi tiếng của giới văn nghệ sĩ là quán La Pagode, thường gọi là quán Cái Chùa và nhà hàng Tự

Do ở trung tâm Sài Gòn. Công ty lấy tên là Saigon Service Center (S.S.C). Lúc đó đô thành Sài Gòn sau khi ký Hiệp định

Geneva vài năm đang còn ổn định, chiến tranh chưa lan rộng, ông Nguyễn Văn Liêm có tầm nhìn xa, nghĩ là tình hình sẽ

thay đổi, người Mỹ và người nước ngoài vào miền Nam nhiều hơn để làm ăn nên muốn đi đầu trong việc cung ứng các

dịch vụ du lịch cho người nước ngoài và cả người Việt Nam khá giả.

Ngay sau khi thành lập, ban điều hành vạch ra một kế hoạch phát triển khá hấp dẫn. Trước hết, công ty tổ chức các cuộc

du ngoạn mỗi ngày đi vòng quanh thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, thăm các thắng cảnh, di tích, viện bảo tàng

dành cho khách đến Sài Gòn du lịch. Phương tiện là đội xe mười chiếc sơn trắng của Ý hiệu TRI-LAMBRETTA do Hãng

Lambretta tại Sài Gòn nhập cảng về. Đây là loại xe chạy máy hai thì, ba bánh, mái vải, có lối đi lên ở giữa, thông thoáng

để có thể quan sát cảnh vật. Hình dáng xe này khá giống loại xe điện dùng để chạy trong các công viên, nhưng chỉ có ba

bánh. Bên hông xe có kẻ dòng chữ “Sai Gon sight seeing”. Giá xe mỗi chiếc lúc đó chỉ khoảng 35.000 – 45.000 đồng,

dễ đầu tư vì vốn nhẹ.

Đã có dịch vụ đưa khách đi chơi quanh thành phố rồi, ban giám đốc tính chuyện xa hơn với các kế hoạch lớn hơn. Trước

hết, công ty liên kết với dịch vụ Club Nautique tại khu Thanh Đa. Đây là loại hình giải trí câu lạc bộ dưới nước có từ thời

Pháp thuộc, thường xuyên tổ chức chơi trượt nước, dạo chơi trên sông bằng canoe. Câu lạc bộ này còn có ba nhà hàng

phục vụ khách. Công ty đưa khách đến, thuê canoe đi trên sông Sài Gòn ngắm cảnh, lướt sóng ra tới Nhà Bè ăn cá, đến

Lái Thiêu ăn trái cây, xem làm đồ gốm…

Do mới mở nên khách mua dịch vụ lai rai, không ồ ạt. Lúc đó, công ty còn nghĩ đến một kế hoạch táo bạo hơn. Cố vấn

phụ trách giao tế là ông Đoàn Châu Mậu gửi một lá thư bằng tiếng Anh cho ông Hugh Hefner, chủ tạp chí Playboy chuyên

dành cho đàn ông nổi tiếng của Mỹ. Thư đề nghị công ty ông Hefner liên doanh với S.S.C vào dự án xây dựng một Sandy

club – khu du lịch có bãi tắm riêng dành cho người nước ngoài tại đảo Thổ Chu, Tây Nam nước Việt. Một thời gian sau,

có một người Mỹ tên là Clinton, đại diện ông Hugh Hefner tìm đến Văn phòng Chính phủ VNCH tìm hiểu điều kiện đầu tư.

Tin đến tai Tổng thống Ngô Đình Diệm, vốn là một người Công giáo gốc phong kiến. Ông nổi trận lôi đình, đòi bắt bỏ tù ai

dám thảo thư mời chủ báo Playboy mở loại công ty du lịch như vậy. Ông Kha Thùy Châu nhớ lại: may là bức thư chỉ đứng

tên công ty, không có chữ ký cụ thể của ai, nên thoát nạn!

Đến năm 1970, tuy còn khó khăn vì chiến tranh, ngành du lịch vẫn được nhìn nhận là có mãi lực phát triển dần. Theo ông

Lê Thái Khương trong cuốn Du lịch, kỹ nghệ đệ tam đẳng tại Việt Nam, năm 1966 số chi tiêu của người nước ngoài ở

Việt Nam là 29 tỉ đồng thời đó. Đến 1967 là 47 tỉ và ước tính năm 1968 là 50 tỉ đồng.

Phạm Công Luận
Sài Gòn- Chuyện đời của phố
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.