logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/08/2015 lúc 11:06:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Nhượng Tống (1906-1949) trong những năm cuối thập niên 20 sang đầu thập niên 30 thế kỷ trước, nổi tiếng là một nhà báo như Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại nhận định: “Ông là một tay kỳ cựu trong làng văn làng báo Bắc kỳ… không mấy người là không biết tên ông, vì ông vốn có tiếng là một nhà văn tài hoa.” Nhượng Tống tài hoa thể hiện cả trong thơ ca với những bản dịch thơ Đỗ Phủ đăng trên tờ Hà Nội tân văn phát hành ở Hà Nội vào năm 1940. Cũng năm này ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết tình gây tiếng vang trong giới thưởng ngoạn văn học, đó là cuốn Lan-Hữu. Đây cũng là thời kỳ ông dịch nhiều kiệt tác trong văn học cổ điển Trung quốc như Tây sương ký, Ly Tao, Nam hoa kinh…Ngoài ra, Nhượng Tống được nhiều người biết qua cuốn Nguyễn Thái Học (1902-1930). Cuốn này là tài liệu quý báu liên quan đến cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (10-2-1930) và lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học.
Tài liệu về Nguyễn Thái Học dưới ngòi bút Nhượng Tống cung cấp gồm những sự kiện trong một giai đoạn lịch sử tối tăm và đẫm máu nhất của dân tộc. Tài liệu được viết theo dạng hồi ký bởi một nhân chứng trực tiếp tham dự vào đảng cách mạng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Những trang sử về cuộc khởi nghĩa Yên bái cho biết Nhượng Tống là một yếu nhân của VNQDĐ từ lúc thành lập đảng cho tới khi phong trào ái quốc bị thực dân đàn áp dã man. Bản thân, Nhượng Tống, sau khi 13 liệt sĩ đồng chí lên đoạn đầu đài ở Yên bái, từng bị đày ra Côn đảo và sau đó bị án trí ở quê nhà. Tác giả cũng là kẻ sĩ nuôi lý tưởng vì dân vì nước cho tới lúc gục ngã trong một vụ mưu sát ở Hà Nội vào năm 1949.
Cuốn sách Nguyễn Thái Học (1902 – 1930) được viết dưới dạng hồi ký lịch sử hoăc truyện ký danh nhân, bao gồm 43 chương, xuất bản năm 1945 tại Hà Nội và trước 1975 có ba lần được tái bản tại Sài Gòn. Ấn bản đầu tiên của cuốn sách hiện nay được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de France).
Tác phẩm được xuất bản vào tháng 5, 1945 trong không khí phấn khởi của dân tộc Việt khi Hoàng đế Bảo Đại ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ cho một Việt Nam độc lập vào 11 tháng ba, 1945.
Trong cuốn Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nhượng Tống kể lại là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã, cũng là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc Dân đảng cuối năm 1927. Ông thoát án tử hình vì bị bắt trước cuộc khởi nghĩa: Cuối 1929, Nguyễn Thái Học giao nhiệm vụ cho Nhượng Tống vào Huế gặp nhà ái quốc Phan Bội Châu để mời Cụ làm chủ tịch đảng danh dự. Nhượng Tống bị mật thám bắt tại tòa soạn tờ Tiếng dân.
Sau 1945, Nhượng Tống đã trở thành người chép sử Việt Nam Quốc Dân đảng. Kỷ niệm 15 năm “vụ Yên Bái”, cuốn sách Nguyễn Thái Học của ông được ấn hành vào tháng Sáu 1945.
Đọc kỹ thiên hồi ký Nguyễn Thái Học (1902-1930), chúng ta sẽ thấy tâm sự của người cầm bút gắn bó sâu sắc với cuộc giải phóng dân tộc, với tình đồng bào, đồng chí. Qua những dòng huyết lệ, tác giả còn vẽ ra chân dung hào hùng bất khuất, không những của lãnh tụ VNQDĐ mà của hàng trăm thanh niên yêu nước đứng lên đáp lời sông núi dù phải hy sinh bản thân.
Khách quan nhận định, Nhượng Tống không phải là sử gia như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh mà là người “đem tâm tình và huyết lệ chép lịch sử.”
Cứ đọc lại phần đề tựa của cuốn hồi ký thì sẽ rõ:
“ĐỀ TỰA
Các bạn,
Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử.
Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích! Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương! Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh.
Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản, khi họ viết cuốn “An Nam lê minh ký’’ hay “Nam phương dân tộc vận động sử’’. Trong các cuốn sách ấy, người ta đã vì công lý, vì nhân đạo mà nói nhiều về Nguyễn Thái Học.
Vậy mà Quốc Dân ta, các đồng bào Anh, đối với thân thế Anh, nhiều người mong được biết qua loa mà không thể được!
– Bao nhiêu là đợi trông!
– Bao nhiêu là tủi nhục!
Cho nên trong lúc này, là lúc có thể được, tôi cần phải viết ngay cho Anh một cuốn tiểu sử. Tôi tự nhận đó là một nghĩa vụ.
Nghĩa vụ đối với Quốc Gia, vì thân thế Anh chính là tấm gương phấn đấu, hy sinh, cần phải được nêu ra để khích lệ tất cả mọi người trong nước. Nghĩa vụ đối với văn hóa, vì thân thế Anh chính là một kết tinh phẩm của hai giáo lý Phật và Khổng, nó đã cho phương Đông ta nảy ra một ánh sáng riêng.
Sau hết, nghĩa vụ đối với khoa lịch sử học, vì tôi với Anh chẳng những là người đồng thời, còn là bạn đồng chí. Có lẽ trong các cây bút ở đây khó có ai hiểu biết về Anh hơn tôi nữa. Bởi vậy, tôi đã cố lục lọi sách, báo, cùng trí nhớ, để viết nên cuốn sách nhỏ này.
Tôi rất mừng rỡ đã cho xuất bản kịp trước ngày 17 tháng 6.
Ngày mà Tỉnh Đảng Bộ Yên Báy đã xây xong mộ Anh và lập cho Anh cùng các đồng chí hy sinh vì Đảng một đài kỷ niệm. Ngày mà các đồng bào đã công khai làm lễ truy điệu Anh ở khắp mọi nơi.
Anh Học!
Hãy đem tinh thần bất tử mà lãnh đạo cho Quốc Dân trên con đường tranh đấu lấy một địa vị ở dưới ánh sáng mặt trời!
Các anh em!
Hãy giúp thêm tôi về tài liệu để những lần xuất bản sau, cuốn tiểu sử này có thể thêm đầy đủ.
Ngày 28 tháng 5 năm đầu Độc Lập.
Nhượng Tống”
Trong 43 chương Nguyễn Thái Học (1902-1930), Nhượng Tống kể lại từ việc lập Nam đồng thư xã, tới việc thành lập Việt nam quốc dân đảng và tới lúc lãnh tụ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị hành quyết bởi máy chém của thực dân vào ngày 17 tháng 6 1930 tại Yên Bái.
Sau đây là một đoạn trích trong thiên hồi ký trên để chứng tỏ ngòi bút tài hoa của Nhượng Tống và tấm lòng sắt son của ông đối với đồng chí và tiền đồ dân tộc:
“NAM ĐỒNG THƯ XÃ
Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với Chùa Châu Long. Nó là một nhà xuất bản do tôi và hai anh Phạm Tuấn Lâm (Dật Công), Phạm Tuấn Tài (Mộng Tiên) lập nên vào cuối năm 1926. Nguyên hồi ấy, phong trào chính trị đương bùng bộc. Tuy vậy, trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục. Chúng tôi lập ra thư xã là mong làm việc ấy. Nghĩa là dạy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ Quốc, biết thế nào là nghĩa vụ và quyền lợi của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa. Tất cả công việc ấy sẽ làm bằng cách xuất bản và phát hành các sách. Sách chúng tôi bán rất rẻ, chỉ mỗi cuốn một, hai hào mà thôi! Sách hồi ấy còn được xuất bản tự do, không phải kiểm duyệt trước như các báo. Những bài bị xóa ở các báo, có thể đem in thành sách. Cố nhiên là có thể bị cấm. Nhưng, với cái gọi là ‘’chậm trễ hành chính’’ của nhà cầm quyền Pháp, khi họ ra được cái nghị định cấm thì sách mình đã bán hết rồi!
Anh Học khi ấy học trong Trường Cao Đẳng Thương Mại. Với các anh em Cao Đẳng, bọn ‘’Nam Đồng Thư Xã’’ chúng tôi thường liên lạc để làm các việc tuyên truyền, hợp với mục đích của chúng tôi. Ví dụ như truy điệu Cụ Phan Tây Hồ, truy điệu Cụ Lương Văn Can, mở các lớp dạy cho anh em lao động học biết chữ Quốc Ngữ .Vì thế chúng tôi quen với anh Học, và sự đi lại mỗi ngày một thêm thân. Đến cuối năm 1927, thì Anh cùng anh Mịch lên ở hẳn với chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên những người bạn ‘’đồng xu cuối cùng’’. Nghĩa là ‘’còn cùng ăn, hết cùng nhịn!’’
Được lệnh anh em cử, tôi hẹn với anh Học mồng bốn Tết năm Kỷ Tỵ (1929) sẽ gặp nhau ở Hà Nội, rồi sẽ vào Huế.
Khi tới Hà Nội, tôi được tin tên Ba-gianh bị giết. Tôi đi tìm anh Học, mới biết đó là thủ đoạn của anh em trong Ám Sát Đoàn. Tôi bảo anh Học:
-Nếu vậy thì một mình tôi đi Huế thôi. Mệnh lệnh Đảng, cố nhiên phải phục tòng. Thế nhưng tôi bị bắt thì được, chứ Anh bị bắt thì không được! Đảng cần đến Anh hơn tôi.
Anh Học cho là phải. Chúng tôi liền uống với nhau một bữa rượu tiễn hành. “Ai hay vĩnh quyết là ngày sinh ly’’.
Đêm hôm ấy, hai tôi đã cùng nhau chuyện trò, cười, khóc suốt đêm. Và từ đấy, tôi không được gặp anh Học ở trong đời nữa!”
Cuộc khởi nghĩa Yên bái thất bại với những cái chết oanh liệt của biết bao liệt sĩ nam cũng như nữ.
Qua ngòi bút của Nhượng Tống, hình ảnh một Nguyễn Biểu tái hiện trong lịch sử cận đại. Đó là chân dung của liệt sĩ Ngô Hải Hoàng:
“Anh Ngô Hải Hoàng quê ở Nghệ An, vào đảng từ năm 1928, ở chi bộ Tuyên Quang. Từ khi đổi sang Yên Báy, anh lại theo anh em ở đấy mà làm việc, và chính anh được thay anh Quản Cầm chỉ huy anh em võ trang trong việc Đảng đánh Yên Báy. Tôi thuật lại lời đối đáp của anh với tên chánh Hội Đồng Đề Hình Yên Báy, họp ngày 28 tháng Ba.
Tên chánh Hội Đồng hỏi:
– Sao anh lại đánh Yên Báy?
Anh đáp:
– Không phải tôi đánh mà là Trung Ương Đảng bộ hạ lệnh tôi đánh. Các ông còn lạ gì kỷ luật Đảng tôi; không phục tòng mệnh lệnh, Đảng xử tử! Đánh với các ông thua ra nữa, cũng đến xử tử là cùng!
Hỏi: Anh thật là người vô ơn! Ông quan ba Dua-đanh là quan thầy tử tế với anh, vậy mà đêm ấy, anh bắn chết ông ta trước nhất.
Anh đáp: Ông Dua-đanh tử tế với tôi thật, nhưng đó là tình riêng. Còn tôi giết ông ta là bổn phận đối với Đảng, với Nước. Người Việt Nam chúng tôi, thì bao giờ cũng đặt nghĩa công lên trên tình riêng.
Hỏi: Anh thật là hạng người tàn ác. Một mình anh đêm ấy đã giết chết sáu người Tây.
Anh đáp: Tôi làm gì giết được nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Thế nhưng cả Đảng chúng tôi, chỉ là một người, anh em tôi giết cũng chính là tôi giết. Tôi sẵn lòng chịu hoàn toàn trách nhiệm!…
Vâng! Anh đã được cái vinh dự thay Đảng mà chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đánh Yên Báy, cùng với 39 anh nữa, cùng bị chúng xử tử.
Ấy là những người đã đem tính mệnh mà hy sinh cho Đảng đầu tiên…
Sau đây là thiên bi hùng ca khi 13 liệt sĩ lên đoạn đầu đài ở Yên bái (Yên Báy) dưới ngòi bút của Nhượng Tống:
“Anh-chỉ Nguyễn Thái học- bị giam hơn ba tháng trời. Chiều ngày 16 tháng 6, Anh và các đồng chí trong số án chém, tất cả 13 người bị giải đi Yên Báy. Từ trong buồng giam kín bước ra qua trại giam ngoài, anh chào anh em nghỉ lại.
Anh vừa đi vừa nói:
– Chúng tôi chắc đi chết đây! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công!
Anh em chào tiễn các anh. Và buổi sáng hôm sau, suốt cả Hỏa Lò, thường phạm cũng như quốc sự phạm đều bỏ cơm không ăn, để tỏ tình liên ái. Anh và 12 đồng chí với đội lính Khố Xanh, đi chuyến tàu đêm lên Yên Báy. Theo sau là bọn mật thám và hai cố đạo. Trên tàu, các anh vẫn cùng nhau nói chuyện phiếm.
Anh Chính cười:
– Đến Yên Báy, chúng ta sẽ được đón tiếp long trọng lắm! Thế nào bốn anh Thinh, Hoàng, Thuần Thuyết chẳng đứng chực sẵn chúng ta ở sân ga! (Bốn anh này đã bị chúng giết ở Yên Báy cũng một ngày trước các anh)
Anh Học thì cãi lý với Cố Ân:
– Việc gì chúng tôi phải ăn năn? Chúng tôi chỉ là kẻ thất bại, chứ đâu phải là kẻ có tội! Rồi Anh đọc mấy câu thơ tiếng Pháp, dịch nghĩa là:
“Chết vì Tổ Quốc,
Cái chết vinh quang!
Lòng ta sung sướng!
Trí ta nhẹ nhàng!…”
Khi đến Yên Báy, chúng giam các anh vào nhà pha. Rồi bắt đầu từ 5 giờ rưỡi sáng hôm 17 tháng 6, các anh đã lần lượt bước lên đài vinh dự.
Đó là một khoảng đất ở gần trại Khố Xanh, chung quanh có lính ta, lính Lê Dương vác súng đứng vòng tròn. Các anh, từng người một, do lính lê Dương dẫn từ trong ngục thất Yên Báy bước ra.
Trước khi ra, chúng đưa rượu cho Anh uống. Nhưng Anh từ chối, chỉ đòi hút điếu thuốc lào.
Người chết trước nhất là Nguyễn Như Liên, đến người thứ mười một là Nguyễn Văn Chuân, chỉ hô được hai tiếng “Việt Nam…” thì tên lính Lê Dương đứng cạnh đã bịt mồm không hô ra tiếng nữa!
Anh Phó Đức Chính thứ mười hai, đòi đặt anh nằm ngửa để xem lưỡi máy chém nó xuống như thế nào! Anh hô được đủ bốn tiếng “Việt Nam vạn tuế!”
Anh Học lên cuối cùng, tỏ ra vẻ cực kỳ bình thản. Anh mỉm miệng cười, đưa mắt nhìn công chúng, nhìn quân lính, nhìn máy chém, rồi cất giọng đỉnh đạc, trầm hùng mà hô thật lớn bốn tiếng “Việt Nam vạn tuế!”…
(Trích Nguyễn Thái Học (1902-1930))

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.