logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/08/2015 lúc 08:34:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Phim Pháp khá khôi hài đối với người Nga, thân mật gần gũi đối với khán giả Mỹ. Điện ảnh Pháp đậm tính nghệ thuật trong mắt người Nhật, nhưng lại hơi ‘’nói nhiều’’ đối với người dân vùng Québec, ở Canada. Đó là kết quả thăm dò khảo sát thực hiện gần đây của cơ quan UniFrance, trực thuộc Trung Tâm Quốc gia Điện ảnh Pháp (Centre national de la cinématographie / CNC).
Được thành lập vào năm 1949, cơ quan UniFrance hiện có khoảng 800 thành viên thuộc giới chuyên ngành (đạo diễn, diễn viên, sản xuất, viết kịch bản ….) có nhiệm vụ quảng bá nền điện ảnh Pháp với khán giả nước ngoài. Hàng năm cơ quan này thường tổ chức Liên hoan phim Pháp tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, trong đó có New York, Berlin, Madrid, Roma, Dubai, Bắc Kinh hay Tokyo. Cuộc thăm dò thực hiện vào cuối năm 2014 là nhằm tìm hiểu đối tượng, bắt mạch thị trường, để rồi từ đó xuất khẩu các bộ phim Pháp sao cho hợp với thị hiếu của đa số khán giả.

Trong năm nay, bộ phim Pháp thành công nhất trên thị trường nội địa cũng như ở nước ngoài chính là Lucy, cuộn phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn Luc Besson. Mặc dù bộ phim được làm theo kiểu blockbuster của Mỹ, phim cũng được quay hoàn toàn bằng tiếng Anh, với thành phần diễn viên chính là Scarlett Johansson người Mỹ gốc Đan Mạch, Morgan Freeman người Mỹ, Choi Min-Sik diễn viên Hàn Quốc …. nhưng Lucy có 100% vốn đầu tư là của Pháp, do bốn hãng phim Pháp hợp tác sản xuất.

Bộ phim thứ nhì là Giai nhân và Quái Thú (La Belle et La Bête / The Beauty and The Beast) phiên bản mới của đạo diễn Christophe Gans, tuy không ăn khách như phim khoa học viễn tưởng Lucy trên thị trường Pháp, nhưng bộ phim thần thoại cổ trang này lại bán chạy ở nước ngoài, thành công ngoạn mục tại Đông Âu và nhất là tại các nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông là những thị trường quan trọng nhất.

Bộ phim tình cảm xã hội La Famille Bélier (của đạo diễn Eric Lartigau) nói về quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình câm điếc, chinh phục thị trường Ý, Tây Ban Nha, Colombia và Nhật Bản, nhưng lại gặp thất bại tại Anh và Đức. Bộ phim Gia đình họ Bélier từng đoạt giải thưởng của công chúng nhân kỳ Liên hoan phim Pháp tại Tokyo đầu tháng Bảy vừa qua. Cũng thuộc vào thể loại phim hài, bộ phim ‘‘Ông Claude và bốn đứa con gái’’ (Mister Claude & His Daughters) tựa tiếng Anh của bộ phim "Qu'est-ce qu'on a fait au Bon Dieu", ít thành công tại châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) nhưng đổi lại, phim rất ăn khách tại Đức và tại Nga.
Theo lời phóng viên người Úc Simon Weaving, mỗi lần các liên hoan phim quốc tế đưa phim Pháp vào trong chương trình chính thức, thì điều đó lúc nào cũng giúp thu hút thêm người xem, vì có hẳn một thành phần khán giả, thích xem phim Pháp. Còn theo đạo diễn Lucas Belvaux, nhìn chung khán giả ngoại quốc có thiện cảm với phim Pháp, do cách làm phim gần giống với phim ‘’độc lập’’, thiên về nghệ thuật hơn là thương mại.

Tại Nga hay tại Đức, các bộ phim Pháp dễ xuất khẩu nhất vẫn thuộc vào thể loại phim hài, dành cho đại chúng. Một truyền thống mà có lẽ xuất phát từ thời vua hề Louis de Funès và sau đó là các bộ phim của Pierre Richard. Các vua hề này chọc cười khán giả nhờ vóc dáng khôi hài điệu bộ dí dõm, nhiều hơn là khai thác các tình huống ngược đời hay các chi tiết tinh tế. Thị trường Tây Ban Nha thì lại đặc biệt hưởng ứng phim hồi hộp, rùng rợn theo kiểu Pháp. Tuy kinh phí đầu tư khá thấp, thành phần diễn viên ít nổi tiếng, nhưng các bộ phim kinh dị của Pháp (các đạo diễn trẻ tuổi như Xavier Gens, Alexandre Aja, Pascal Laugier ….) lại khá ăn khách ở nước ngoài.

Ngược lại phim ghê rợn của Pháp nếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng như sang Thái Lan thì lại khó mà thành công, do cả hai thị trường này đều bị ứ đọng, đầy rẫy những bộ phim kinh dị, cho nên phim Pháp khó có thể chen chân vào. Một cách tương tự, trên thị trường Nhật Bản, các bộ phim hoạt hình của Pháp dù có hay cách mấy cũng khó mà cạnh tranh nổi với Pixar, DreamWorks hay Disney của Mỹ, cũng như với các hãng phim hoạt hình như Ghibli, Mushi, Toei hay Tatsunoko của Nhật.

Khán giả Nhật thích xem phim Pháp thường là phụ nữ và giới trung niên, đối với thành phần này sở trường của Pháp là làm phim có bề dày văn hóa. Chính cũng vì vậy mà các nội dung phim có liên quan tới lịch sử, di sản văn hóa như ẩm thực, thời trang, nếp sống của người Pháp đều được khán giả Nhật hưởng ứng. Theo lời ông Masamichi Matsumoto, giám đốc Trường Cao đẳng Điện ảnh Tokyo, sau các tên tuổi của Làn sóng mới (Nouvelle Vague) như François Truffaut hay Jean Luc Godard, đa số khán giả Nhật giờ đây đều biết đến các thế hệ đạo diễn mới như Jacques Audiard, Olivier Assayas hay François Ozon.

Thế nhưng hai bộ phim rất ăn khách tại Nhật trong thời gian qua (ngoài Lucy hay là Giai nhân và Quái Thú) chính là hai cuộn phim tiểu sử về công nương Grace de Monaco (Grace Kelly) và nhà thiết kế thời trang Pháp Yves Saint Laurent. Đạo diễn của hai phim này (Olivier Dahan và Jalil Lespert) tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng chủ đề mà họ đề cập tới lại lôi kéo đông đảo khán giả Nhật vào các rạp hát.

Theo bà Yoko Yamanaka, giám đốc công ty Cetera International, chuyên phân phối phim Pháp trên thị trường Nhật Bản, cách đây vài thập niên chỉ cần có tên của các ngôi sao màn bạc như Alain Delon, Catherine Deneuve hay Jean Paul Belmondo trong phim, thì bất kể nội dung cốt truyện là gì, phim vẫn ăn khách. Thời nay với đà toàn cầu hóa, ngay cả những diễn viên Pháp nổi tiếng trong làng phim quốc tế như Sophie Marceau, Marion Cotillard, Juliette binoche hay Jean Dujardin chưa chắc gì bảo đảm ăn khách nếu như nội dung các bộ phim không đáp ứng chờ đợi của khán giả xứ hoa anh đào.

Về điểm này, hai bộ phim Les Intouchables (của hai đạo diễn Olivier Nakache & Éric Toledano) và The Artist (của đạo diễn Michel Hazanavicius) có thể được xem như là hai trường hợp ngoai lệ. Cả hai tác phẩm này đều rất thành công trên thị trường nội địa (Pháp) và lập kỷ lục về số lượng khán giả nhờ được phân phối rộng rãi ở nước ngoài. Nhưng đa phần khán giả châu Á đi xem hai phim này vẫn là giới trung niên, trong khi giới trẻ ở Nhật Bản hay ở Hàn Quốc thì lại thích xem phim theo kiểu ‘’Amélie Poulain’’, với những câu chuyện trẻ trung sống động hợp với lứa tuổi ‘’lãng mạn, yêu đời’’ mà vẫn lồng vào bối cảnh của Paris, thủ đô văn hóa.

Hàng năm nước Pháp xuất khẩu trên dưới 50 phim sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là một phần ba trên tổng số phim mà nước Pháp sản xuất mỗi năm, đều được bán ra nước ngoài, và dĩ nhiên là chiến lược xuất khẩu phải biết thích nghi với đối tượng khán giả của từng quốc gia, từng châu lục. Ăn trông nồi, ngồi coi hướng : làm gì thì cũng phải xem trước ngó sau, để thấy có thích hợp hay chăng ? Nếu muốn chinh phục thêm khán giả, nước Pháp buộc phải mở rộng các chủ đề khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, hầu lôi kéo lứa tuổi thanh niên vào rạp xinê.

Riêng về thị trường Hoa lục, hướng phát triển tương lai của Hollywood cũng như của giới làm phim Pháp, cho tới nay Trung Quốc vẫn có chính sách ‘’bảo hộ’’, dùng quota để hạn chế số lượng phim ngoại quốc trên thị trường khổng lồ này. Hiện giờ, chỉ có khoảng 30 bộ phim Mỹ được phân phối hàng năm tại Trung Quốc, trong khi đó chỉ có 8 bộ phim Pháp mới được công chiếu tại Hoa lục.

Cơ quan UniFrance buộc phải lao vào một vòng đàm phán ‘’dài hơi’’, nỗ lực thuyết phục chính quyền Trung Quốc nới lỏng quota đối với sản phẩm văn hóa đến từ Pháp. Không chỉ riêng gì Trung Quốc, mà nước Pháp còn hy vọng trong những năm tới tăng mức xuất khẩu điện ảnh sang các nước đang trỗi dậy.

Nước Pháp hiện đứng hàng thứ hai trên thế giới về mặt xuất khẩu phim ảnh. Một mặt, Paris phải gia tăng số lượng xuất khẩu, nhưng mặt khác, nước Pháp phải chăm chút về mặt chất lượng để duy trì nét ‘’đặc thù văn hóa’’, một ưu thế để có thể bán phim ra nước ngoài.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.