logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/08/2015 lúc 11:49:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Không có giấy khai sinh chính thức nhưng người ta cho biết nó được ra đời tại thị trấn Port Credit thuộc tỉnh bang Ontario, Canada, vào một ngày mùa hè thật êm ả của năm 2014 và được chăm sóc bởi một nhóm sinh viên và giáo sư của các trường Đại học McMasters, Đại học Ryerson và Đại học Toronto. Tên nó là hitchBOT và bắt đầu cuộc sống như là một thí nghiệm không giống bất kỳ một thí nghiệm nào từ trước tới nay: tìm hiểu xem một người máy có thể tự sống và sinh tồn trong thế giới của loài người.

HitchBOT là một người máy chỉ nhỏ bằng cỡ một đứa bé sáu tuổi và nhìn bề ngoài hiền lành, thân thiện, dễ làm quen. Nó không thể tự mình đi đứng như người bình thường, nhưng biết đưa ngón tay cái ngoắc xin đi quá giang xe và đó là cách nó di chuyển từ nơi này tới nơi khác, từ thành phố này sang thành phố nọ, và nó đã làm được những chuyến đi dài ngàn dặm như thế được đúng một năm.

Tháng Tám năm ngoái, hitchBOT đã làm một chuyến phiêu lưu 19 ngày xuyên ngang Canada, bắt đầu từ Halifax, Nova Scotia (miền đông) và ngừng lại ở thành phố Victoria, British of Columbia (miền tây), trở thành một câu chuyện đẹp được nhiều người nói tới của mùa hè 2014. Sau đó, hitchBOT qua Âu châu, đi hết nước Đức và ghé ngang Hoà Lan. Tới đâu nó cũng được người dân địa phương ở đó tiếp đón và đối sử thật chân tình.

Vì không có khả năng đi đứng, sự di chuyển của hitchBOT phải hờ tới lòng tốt bụng của những người lạ mặt mà trước đó hitchBOT chưa từng gặp. Những người này cho nó quá giang một đoạn đường, xong thường chuyền tay qua cho người đi đường khác hoặc để nó ở bên cạnh một lề đường nơi những người khác dễ nhận ra.
Qua những hình ảnh đưa lên mạng, người ta thấy có những người lạ tốt bụng còn đưa hitchBOT tới dự một đám cưới hoặc một buổi hội nghị đông người.

Với tay chân của nó là màu xanh thật tươi và chiếc đầu hình vuông nằm bên trong vòm kính trong suốt, chỉ nhìn thoáng qua ai cũng nhận ra hitchBOT là một người máy với vẻ bên ngoài hiền lành, không có một chút đe dọa nào để người đối diện phải hoài nghi, lo ngại. Nó được thiết kế đơn giản và có thể nói được một ít câu thông thường bằng một giọng nói lễ độ, chẳng hạn như cho người qua đường biết rằng nó đang cần sự giúp đỡ. Trong suốt những chuyến đi xuyên ngang Canada và một phần Âu châu, nó đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình và khi trở về nguyên quán hình hài vẫn nguyên vẹn như lúc mới đi, không một mảy may sơ sát. Thế rồi, vào tháng 7 vừa qua, những nhà khoa học tạo ra hitchBOT đã quyết định thử cùng một thí nghiệm trên tại Hoa Kỳ.

Cuộc Mỹ du bắt đầu tại tiểu bang Massachusetts, và từ phút đầu, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp như đã dự định. Sau một thời gian ngắn tá túc tại thị trấn Marblehead, hitchBOT được đưa đến Boston. Các tin nhắn trên trang mạng Twitter trưng hình ảnh hitchBOT được đi chơi ở nhiều nơi, như du ngoạn Duck Tour, ghé công viên Public Garden. Tại sân vận động Fenway Park, hitchBOT được người hâm mộ diện cho bộ đồng phục của đội bóng chày Red Sox. Tại New York, hitchBOT được chụp hình với nhiều người ngay trên công trường Times Square.

Sau khi rời New York, ông thần phù hộ của hitchBOT đã bỏ rơi nó và vận may cũng biến mất. Ngày 31 tháng 7, có người đã đưa hitchBOT tới thành phố Philadelphia, và tại đây có lẽ vào ban đêm, một người hay một đám người nào đó đã hành hung hitchBOT, đập vỡ vòm kính đội trên đầu của nó, bẻ gẫy cả hai cánh tay và vứt thân xác hư hại của nó trên đường phố. Mặc dù không có cảnh máu đổ thịt rơi, nhưng nhìn những hình ảnh sau vụ hành hung làm nhiều người không khỏi có cảm nghĩ hãi hùng.

Dư luận trên các trang mạng trong mấy ngày qua cũng có nhiều ý kiến: Một phụ nữ đã thay mặt nước Mỹ ngỏ lời xin lỗi hitchBOT trên trang Facebook. Trong khi đó có người lại cho rằng trước sau gì hitchBOT cũng sẽ gặp hậu quả tương tự như thế nếu cứ một mình ở ngoài đường phố vào ban đêm, và nếu không xảy ra tại Philadelphia thì cũng sẽ xảy ra một thành phố nào đó. Nhưng cho dù cố gắng biện minh cách gì thì thành phố Philadelphia nói chung cũng đang chịu búa rìu của dư luận, bị mỉa mai là thành phố mang danh hiệu Brotherly Love (Tứ hải giai huynh đệ) mà lại đối xử tàn bạo với một người máy hiền lành như thế, với ước muốn được đi cho hết một vòng nước Mỹ để xem cho biết sự tình và tấm lòng của người Mỹ đối với nó có thân thiện và cởi mở như người Âu châu hay Canada hay không.
Có lẽ người ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra cái người đã hại hitchBOT, bởi vì nếu tìm ra người ta có thể hỏi thủ phạm để biết rõ hơn lý do vì sao lại làm một chuyện ghê tởm như thế. Phải chăng vụ tấn công đó đơn giản chỉ là một việc làm nghịch ngợm vẫn thường thấy ở những thiếu niên mới lớn, mà nếu như trong trường hợp hitchBOT không có mặt ngay vào lúc đó, thì những người trẻ này sẽ phá phách một thứ gì khác quanh đó? Hoặc có thể đây là việc làm của những người không ưa người máy, những người vẫn thường lên tiếng chống đối lại vì lo sợ sự vươn lên của người máy trong tương lai? Người ta có thể đưa ra trăm, ngàn câu hỏi nhưng một điều chắc chắn là hitchBOT không còn nữa để tiếp tục cuộc hành trình vòng quanh nước Mỹ mà đích cuối cùng là San Francisco.

Một bài báo của tờ New York Post còn nêu câu hỏi là phải chăng vụ việc tấn công hitchBOT có thể xem như tội ác do từ lòng thù hận (hate crime), giống như khi người ta đối xử tàn bạo với một người đồng loại chỉ vì không ưa màu da, giới tính, tôn giáo của người đó. Có thể lắm chứ, vì nếu nay mai người máy góp mặt và tham gia nhiều hơn trong những sinh hoạt xã hội, chúng cũng có một cái tên, có giấy tờ hộ thân hay ít ra mang một mã số để người khác có thể nhận diện.

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã thử đủ mọi phương pháp khác nhau để đo lường sự chấp nhận của công chúng đối với người máy trong những vai trò khác nhau, vì sớm muộn gì rồi đây con người cũng phải sống chung đụng với người máy. Nói chung, thái độ của công chúng đối với người máy cũng rất khác nhau, một phần có lẽ là do ảnh hưởng bởi những hình ảnh từ những cuốn sách hay phim ảnh về khoa học giả tưởng. Một nghiên cứu năm 2012 bởi Ủy ban Âu châu cho biết đa số dân Âu châu nói chung có ý kiến tốt đẹp về người máy, nhưng phần đông cực lực chống lại việc sử dụng người máy để chăm sóc cho trẻ em, người già và những người tàn tật. Khi được hỏi nếu trong trường hợp họ phải sống chung với người máy, 48% nói rằng họ sẽ chấp nhận làm việc bên cạnh người máy, nhưng không mấy người chịu để cho một người máy đảm nhận những công việc có tính hệ trọng, chẳng hạn như làm công việc phẫu thuật của bác sĩ lên cơ thể của họ. Điều khá lý thú ở đây, rất nhiều người tham gia trong cuộc nghiên cứu nói rằng họ không muốn để người máy đi dạo với chó của họ. Nghĩa là tâm lý của đa số chịu chấp nhận sự hiện diện của người máy nhưng lại không muốn quá gần gũi.

Sự khác biệt về văn hoá cũng mang lại cái nhìn khác về người máy. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2008 trên các sinh viên tại Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ cho thấy mức độ chấp nhận người máy như là những người bạn thì ở Nhật là cao nhất và ở Mỹ thấp nhất. Nhưng sự chấp nhận người máy nơi sở làm thì cao nhất lại là ở Hoa Kỳ.

Vậy thì người nào đó đã hại hitchBOT có lẽ không phải là một công dân bình thường của xã hội nơi chúng ta đang sống vì qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần đông dân chúng đồng ý chịu chấp nhận sự có mặt của người máy.
Mà rất có thể cái người hại hitchBOT đó cũng có tính bạo động đối với con người. Một nghiên cứu mới đây cho thấy phản ứng của bộ não chúng ta khi tiếp cận với những hình ảnh về lòng yêu thương hay bạo động đối với loài người hay người máy cũng tương tự nhau.

Có bằng chứng cho thấy nhiều người còn tỏ ra có lòng thương cảm đối với người máy nữa – ít ra là người máy có bề ngoài dễ coi. Vào đầu năm nay, công ty Boston Dynamics, trực thuộc Google, cho đăng lên YouTube một đoạn phim cho thấy nhân viên của công ty này đá liên tiếp vào một chú chó máy khá to con có tên Spot. Mục đích của công ty là chứng minh cho thấy chú chó Spot cứng cắp và chịu đòn giỏi. Ngay sau đó trên các trang mạng xã hội dấy lên cơn bão chỉ trích việc làm quá sức bạo động đối với chú chó máy đó.

Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra manh mối người đã hại hitchBOT và nguyên do là vì đâu. Nhưng giờ đây thì hitchBOT quá nổi tiếng và có quá nhiều cảm tình đặc biệt dành cho nó, nên ta cũng không quá ngạc nhiên khi đang có một cuộc vận động để ráp nối lại hình hài hitchBOT như lúc ban đầu và để nó làm một cuộc Mỹ du khác. Chắc chắn là việc gây quỹ đài thọ cho các chi phí sẽ không gặp trở ngại.

Nhưng phải như thế mới có câu chuyện đáng nói về nước Mỹ. Bằng một cuộc thí nghiệm với ý định khiêm tốn là khám phá xem thử người máy có thể tồn tại trong thế giới của loài người hay không. Dân Canada và Âu châu đối xử với nó thật tử tế. Trong khi người Mỹ phá tan tành nó và giờ thì lại kêu gọi gây quỹ để sửa chữa. Thử nghĩ xem cuộc thí nghiệm sẽ đỡ tốn kém biết bao nếu ngay từ lúc đầu người ta biết bảo nhau để đừng phá hoại người máy đó.
Nay mai, nếu hitchBOT được đưa trở lại Mỹ, không hiểu những người tạo ra nó có còn để nó đi lại tuyến đường cũ và đi qua thành phố Philadelphia nữa không? Có lẽ nên, và lần viễn du mới này chắc người dân Philadelphia sẽ ra sức ngày đêm bảo vệ hitchBOT chứ không lại mang tiếng nữa thì kỳ quá.

Huy Lâm

Sửa bởi người viết 22/08/2015 lúc 11:52:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.