logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/08/2015 lúc 08:55:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cũng có những gia đình khuyết tật hạnh phúc, như gia đình chị Mến và chồng là “người đàn ông cụt” Ngô Văn Phúc tại thôn Cầu Quan, xã Tân Dân, Chí Linh, Hải Dương luôn được mọi người gần xa nhắc đến bởi nghị lực sống phi thường và gia cảnh “trong ấm ngoài êm”. Báo Đời sống pháp luật

Ngay cả khi cùng là một nhóm người khốn khổ, tận cùng bất hạnh của xã hội – những người khuyết tật nữ vẫn khổ hơn nam giới, ở đất nước Khổng giáo.
Đó là do đạo khổng ăn sâu vào thái độ phân biệt Nam - Nữ của người Việt hay vì những chính sách thiếu cân nhắc tới sự khác biệt giới?

Việc ban hành luật người khuyết tật (số 51/2010/QH12) năm 2010 là một trong những tiến bộ vượt bậc của hệ thống dịch vụ công ở Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện, chương trình hỗ trợ người khuyết tật đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, trong đó phải kể đến các thành quả đã được báo cáo trong hội nghị “đánh giá kết quả 5 năm thực hiện luật người khuyết tật” của hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, tổ chức tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ngày 31 tháng 7 năm 2015 vừa qua, bao gồm:

Tổ chức nghiên cứu Luật NKT và quán triệt tinh thần và nội dung của Luật dưới góc độ nhân quyền, NKT có quyền bình đẳng và có nghĩa vụ thực hiện quyền công dân như mọi người bình thường khác;

Tham gia góp ý về chính sách, chương trình hỗ trợ NKT giai đoạn 2011 - 2020, Bộ GTVT về khung giám sát đánh giá việc thực hiện Luật NKT, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật NKT; về quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng,

Tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về lĩnh vực NKT,
Trực tiếp can thiệp giải quyết các vụ việc vi phạm quyền của NKT về giao thông, giáo dục, việc làm, trợ cấp xã hội, v.v.

Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH và Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, xã, tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ cải thiện sinh hoạt, hỗ trợ sinh kế cho NKT;

Phối hợp với một số tổ chức nước ngoài tổ chức nghiên cứu về Chiến lược phát triển Hội, tổng kết chương trình tặng xe lăn và thoả thuận cung cấp xe lăn hàng năm, triển khai các chương trình trao học bổng, tặng quà, dạy nghề, v.v..

Với giả định rằng các hoạt động nêu trên được triển khai đầy đủ và rộng khắp mọi địa phương trên cả nước; có thể thấy, Luật NKT đã quan tâm một cách đầy đủ về mọi mặt tới đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng hưởng lợi, nhằm đảm bảo sự công bằng cho NKT với những đối tượng khác.

Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh “bình đẳng”, đặc biệt là bình đẳng giới, ta có thể thấy, bản thân Luật cũng như việc thực hiện Luật của các cơ quan, ban ngành có liên quan chưa có sự quan tâm cần thiết đến các khác biệt về giới giữa các đối tượng chịu ảnh hưởng của Luật và có những chính sách, chương trình hành động riêng nhằm cân bằng sự khác biệt này.

“Như chị đã kể về bạn trai của chị đấy. Họ không thể vượt qua được những rào cản của người thân, bạn bè, kích bác qua những câu nói. Trong những bữa ăn giao lưu bạn bè, họ nói: Phụ nữ Việt Nam chết hết rồi hay sao mà mày phải đến với cái đứa “chân tươi, chân héo” như thế. Qua đó, lâu dần bạn trai chị thấy “nóng gáy” và quyết định đến nói với chị là “em thông cảm” vì bạn bè và gia đình anh như thế”.
Đó là tâm sự của chị Quỳnh Hoa, một phụ nữ xinh đẹp, thông minh hiện đang điều hành một Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Quỳnh Hoa sinh ra vốn là một cô bé hoàn toàn xinh đẹp, tuy nhiên sau một trận sốt, do bác sỹ tiêm lệch Venn nên đã để lại di chứng cho chân trái của chị, khiến toàn bộ chân trái nhỏ hơn chân phải và chị đi hơi cà nhắc. Thiết nghĩ, khuyết tật đó không thể nào là đối trọng với khuôn mặt xinh đẹp, trí thông minh, nghị lực phi thường và tấm lòng nhân ái của chị. Mặc dù vậy, chị chỉ có thể vượt qua mọi khó khăn mà xã hội đem đến cho bản thân mình, mà không thể giữ người đàn ông chị yêu vững vàng với tình cảm của anh.

Hầu hết phụ nữ khuyết tật chỉ có thể trở thành bà mẹ đơn thân để thỏa mãn khát khao làm mẹ của họ. Ngọc Huyền, một bà mẹ đơn thân khuyết tật chia sẻ:

“Em muốn được làm một người mẹ. Vì hạnh phúc của một phụ nữ là được làm mẹ. Vì thế Em nghĩ là nếu em không lấy được chồng thì em sẽ xin con về để tự em nuôi con em phát triển, nuôi nó lớn lên thành người”.

Đi khắp các vùng quê nước Việt, nơi đâu cũng có những túp lều lụp xụp được xây gá đợ bên cạnh những căn nhà khang trang hoặc bên cạnh đình làng, trên những giải đất hoang, v.v. đó là nhà của những cặp mẹ con đơn thân khuyết tật. Họ lặng lẽ sống cùng nhau, lặng lẽ vượt qua những khó khăn của cuộc sống và chấp nhận nó như một phần của “số phận”.

Chính các chị cũng biết rằng “Những người khuyết tật nam, họ rất dễ lấy vợ. Mà không rõ, không hiểu nguyên nhân. Thường thì phụ nữ mình thường hay có khẳ năng chịu đựng tốt hơn so với nam giới. Cho nên những người khuyết tật mà khéo mồm hoặc giỏi giang một chút thì phụ nữ bình thường vẫn chấp nhận.” (chị Quỳnh Hoa chia sẻ)

Trong khi đó, ở một trong những thung lũng trên dãy Trường Sơn, nơi chỉ có gió lào và sự nghèo đói, Đức Vân, một nam giới khuyết tật dạng nặng: tim hở van hai lá bẩm sinh, hở động mạch phổi, hở hàm ếch và thần kinh co giật vẫn có thể lấy vợ vào năm 23 tuổi. Năm nay, con trai anh đã lên năm và cũng bị di truyền hở hàm ếch và thần kinh co giật. Vợ anh, một cô gái “quá lứa” đã chấp nhận anh nhưng không thể chấp nhận việc con trai anh và cô cũng lớn lên điên khùng và bệnh tật giống bố nên đã bỏ nhà ra đi. Tất cả mọi gánh nặng vật chất, tinh thần lại dồn lên vai mẹ anh. Bà chia sẻ:

“Chị cũng nghĩ là cưới vợ để nó hỗ trợ cho chị, san sẻ bớt gánh nặng nhưng mà không ngờ nó lại bạc tâm. Giờ nó trút lại cho chị hết”.
Sự đói nghèo, cô đơn, lạc lõng, không được hỗ trợ cộng với tư tưởng lạc hậu, ích kỷ, đóng khung toàn bộ thế giới trong mối quan hệ gia đình, máu mủ đã khiến chị tự đặt thêm lên vai mình gánh nặng.

Khi được hỏi về sự tư vấn, hỗ trợ của chính quyền các cấp, các trại trẻ, trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật cho trường hợp của con chị, chị chia sẻ:
“Chị nghĩ là giờ mình đang còn bố mẹ mà đem gửi con vào trại trẻ thì sợ ảnh hưởng đến chính trị cho các em sau này nên cũng không nghĩ tới việc đi gửi. Chỉ nghĩ tới việc hỏi vợ để san sẻ bớt gánh nặng. Không biết gửi nó vào trại trẻ khuyết tật thì có ảnh hưởng gì tới chính trị không. Mà cũng không biết, không nghĩ đến chuyện đó vì mình sinh con ra thì mình phải chịu thế thôi.
UserPostedImage
Chị Võ Thị Còn ở khu phố 6 (phường 9, TP. Mỹ Tho) đã bị người chồng bỏ đi để lại cho chị đứa con trai vừa tròn 5 tuổi

Việc đó (xin hỗ trợ của nhà nước) thì không có ai tư vấn cả. mà chỉ có hôm trước, có chị bí thư xóm nói rằng nếu có bạn hoặc anh em thân thì nói chụp ảnh bố con nó mà gửi lên mạng để mà xin hỗ trợ một chút cho đỡ vất vả”.

Hạ Vũ đã phải hỏi đi hỏi lại tới 3 lần về cách tư vấn “lạ lùng” của chị bí thư xóm nọ cũng như vấn đề “ảnh hưởng chính trị” mà mẹ của Đức Vân đề cập trong câu trả lời. So với những báo cáo thực hiện Luật NKT mà chúng ta đã nói ở trên, có vẻ như thung lũng này không nằm trên đất Việt.

Tôi cũng không có thông tin liên lạc để phỏng vấn vợ của Đức Vân, để hỏi xem áp lực nào đã khiến chị chấp nhận mai mối, trở thành vợ một người đàn ông hoàn toàn khuyết tật; nỗi đau nào đã khiến chị bỏ rơi giọt máu của mình, xa rời ba mẹ, làng xóm để ra đi vào cái tuổi đó, khi mà trước đó chị chưa hề có kinh nghiệm đi xa khỏi làng quê và nỗi thất vọng nào có thể khiến chị quay trở lại vào một ngày nào đó, v.v..

Mặc dù vậy, tiếng khóc của chị vẫn áp ảnh tâm trí tôi trên đường về thành phố. Tiếng khóc của những người phụ nữ bất lực, cô đơn trước cuộc đời, xã hội và những khát khao hạnh phúc của bản thân mình.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.