logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/08/2015 lúc 07:45:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Người Syria chui rào ở từ Serbia vào Hungary

Tin tức quốc tế dồn dập mấy ngày qua cho thấy thế giới ngày càng không phẳng hơn, như nhà báo Mỹ, Thomas Friedman,

viết hồi 2005.

Tại Úc, cảnh sát Melbourne tung ra chiến dịch khám giấy tờ để 'trông mặt mà bắt hình dong' những ai có vẻ là di dân nhập

cư lậu hoặc người quá hạn visa. Chỉ sau khi bị phản đối, giới chức mới tạm ngưng vụ việc.

Tại Áo, số trên 70 xác người tìm thấy trong xe đông lạnh từ Hungary sang cho thấy một vấn đề khác là làn sóng người di

chuyển, thông thương xuyên biên giới trong EU gồm cả nạn nhân buôn người.

Tại Hungary, chính quyền thiên hữu của ông Victor Orban chi hàng triệu USD để xây một hàng rào dây thép gai ngăn người

Syria, châu Phi, châu Á vượt biên từ Serbia sang.

Tại Pháp, cuộc khủng hoảng tại Calais khiến cả hai chính phủ London và Paris ra tay dựng hàng rào ngăn người vượt

tường vào tuyến xe tải và đường hầm Eurotunnel nối Pháp sang Anh.
Tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, từ mấy năm qua, dọc đường biên giới đầy bất trắc đã mọc lên các trại tỵ nạn và hàng rào với cột

bê-tông và quân lính trang bị cẩn mật.

Tại Venezuela, một thảm cảnh dọc biên giới cũng diễn ra với hàng nghìn người Colombia đã tạm cư nhiều năm bị trục xuất

hồi hương, mang cả bàn ghế, giường tủ, cha mẹ bồng con cõng đồ đặc, tư trang lội suốt về nước.

Chỗ nào đuổi được họ rồi, cảnh sát Venezuela ngay lập tức đóng cửa khẩu và tăng cường tuần tra đường biên.

Tại các bang New Mexico và Arizona của Mỹ, hàng rào cao vút ngăn người nhập cư từ Mexico đã có từ lâu.

Tại Singapore, chính quyền cho thanh lọc tại sân bay và ngăn không cho một con số không nhỏ du khách Việt nhập cảnh.

Tại Myanmar, người Rohingya ở bang Rakhine không chỉ không được coi là công dân mà còn bị tước giấy tờ và cấm di

chuyển vào các bang khác trong nước.
Tự do và rào chắn
Nhớ lại trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, Hungary là nơi đầu tiên cho công dân Đông Đức vào tỵ nạn và mở cửa cho họ

sang Áo tìm tự do.

Vậy trào lưu ở châu Âu nay là gì? Xóa bỏ rào cản hay quay lại thời kỳ dựng tường, rào của Chiến tranh Lạnh?

Báo Anh cũng đặt câu hỏi vì sao sau năm 1975 hàng trăm nghìn thuyền nhân Việt Nam liều chết lao ra biển thì được các

nước châu Âu đón nhận, cho định cư, nhưng ngày nay thuyền nhân Libya lại không được như thế?

Nhìn ngược lại thời gian, ta thử xem quan niệm 'tự do đi lại' mà khối Schengen ở châu Âu cổ vũ và là một quyền cơ bản

của người châu Âu đến từ đâu.

Nhắc lại thời Chiến tranh Lạnh, phe cộng sản Đông Âu bị lên án vì không cho công dân của họ tự do đi lại, cư trú.

Chế độ trói buộc nhân thân với nơi cư trú mà các Nga Hoàng áp dụng với người Do Thái và nông nô được Liên Xô và khối

cộng sản biến thành hộ khẩu.
Cùng lúc, Trung Quốc và Việt Nam lại thừa hưởng chính sách thời Tần Thủy Hoàng lập hộ khẩu để giám sát dân và quản lý

'tạm trú, tạm vắng'.

Nhưng năm 1974, khi đàm phán về Hiệp ước Helsinki với Phương Tây, Liên Xô đã đồng ý về điều khoản ghi các quyền tự

do cư trú, đi lại của công dân để đổi lấy sự công nhận biên giới Đông Đức, Ba Lan và Cộng hòa XHCN Ukraine từ sau Thế

Chiến 2.

Ngay lập tức, Bonn yêu cầu Moscow cho hàng nghìn người gốc Đức từ Liên Xô sang Tây Đức tái định cư và nhận được

lời đồng ý.

Công dân Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc có quan hệ họ hàng với thân nhân bên Phương Tây cũng được phép xin hộ chiếu

để thăm thân, và ai ở lại Phương Tây đều được quy chế tỵ nạn.

Tiến thêm một bước nữa, năm 1975, Hoa Kỳ ra luật Jackson-Vanik buộc Liên Xô và khối Đông Âu nếu muốn giao thương

thì phải để công dân tự do di chuyển.

Luật này cũng buộc Việt Nam cho công dân tự do di chuyển, cư trú nếu muốn giao thương với Mỹ vào giai đoạn

Washington bỏ cấm vận (1994) và bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1995).

Kể từ đó và sau khi Việt Nam vào ASEAN, chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam thay đổi rõ rệt và ngày càng cởi mở,

công dân có thể xin cấp hộ chiếu để xuất ngoại.
Tự do 'đừng đi'?
Tuy thế nhìn từ góc độ các nước giàu có hơn thì quyền tự do 'đi lại tứ tung' nay đang tạo ra sức ép lên xã hội của họ.

Hiển nhiên, không thể chọn một định nghĩa rõ ràng cho hàng trăm nghìn người di cư từ Nam Bán cầu lên phía Bắc, từ

Đông sang Tây.

thế giới ngày càng giàu có hơn nhưng không hề tự do hơnGS John Gray, LSE
Có người là tỵ nạn chiến tranh, nhất là các cuộc chiến Iraq, Syria và Libya mà phe tả cho là do Hoa Kỳ và Anh Quốc gây ra,

hay người bị truy đuổi vì lý do tôn giáo, chính trị.

Có người là di dân tìm đến bất cứ đâu để kiếm việc làm, kể cả làm lậu.

Có người chỉ muốn thay đổi cuộc sống nên ra đi và tìm mọi chiêu thức phi pháp hoặc lách luật để ở lại.

Có không ít bị lôi kéo vào các tuyến buôn người để cung cấp nhân lực cho nền kinh tế ngầm khắp nơi: người Việt vào EU

trồng cần sa, người Ấn Độ, Bangladesh lao động, buôn bán, dân Đông Âu làm nghề phục vụ thực phẩm, phụ nữ của nhiều

sắc tộc bán thân...

Một mặt không thiếu các ý kiến và nghiên cứu nói người nhập cư, di cư và định cư tạo động lực cho các nền kinh tế châu

Âu.
Nhưng con số đến ồ ạt, đông đảo (hàng trăm nghìn vào mấy hòn đảo của Ý và Hy Lạp trong một năm) cũng gây sức ép

lên các chính quyền địa phương.

Mặt khác, các cộng đồng bản địa và đảng phái thiên hữu luôn lo ngại chuyện người nhập cư trái phép, ở lại làm ăn lậu, gây

án.

Với họ, tốt nhất là những người không có tiền đi du lịch hoặc đầu tư, làm ăn thì tốt nhất là đừng đi.

Trong 10 năm qua, thế giới biến đổi thật nhanh và lòng người cũng thế.

Bức tranh Thomas Friedman vẽ ra hồi 2005 cũng không sai khi ông cho rằng cùng làn sóng toàn cầu hóa và sự lan tỏa của

thông tin, sự tích hợp của công nghệ, thương mại, thế giới bằng phẳng hơn.

Nhưng ngay từ năm 2007 Joseph Stiglitz đã phê phán sách của Friedman rằng "thế giới kết nối hơn mà không bằng phẳng

hơn".

John Gray từ Trường LSE ở London cũng cho rằng 'thế giới không phẳng' như Friedman nghĩ, và thậm chí không hề bình

yên hơn nhờ toàn cầu hóa.

Image copyright Ông cho rằng thế giới ngày càng giàu có hơn nhưng không hề tự do hơn.

Có khác thì người nói đồng ý là toàn cầu hóa tăng tốc lại chỉ làm bộc lộ ra đầy các vấn đề mang tính địa phương của mọi

xã hội, mọi quốc gia.

Sân chơi cơ hội cho mọi người không bằng phẳng mà có chỗ rất gồ ghề, lồi lõm.

Bước ra khỏi nhà có khi đã gặp rào cản giao thông, giáo dục, nạn tham nhũng, bắt chẹn, ăn chặn thì còn nói gì đến các cơ

hội cao siêu.

Vì thế, có lẽ ngoài chiến tranh, chính trị và xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất bình đẳng thu nhập và thiếu vắng cơ hội là một

nhân tố quan trọng khiến người ta bỏ nhà, dấn thân ra đi, là̀m 'thuyền nhân', 'tường nhân', 'lâm nhân' và 'xa nhân' thời nay.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.