logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/08/2015 lúc 11:55:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mái Tây là cái tên quen thuộc đối với những người thích văn chương và yêu những thiên tình sử lãng mạn nhưng bi lụy. Thi hào Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên dùng chữ “Mái tây” để dịch chữ “Tây sương” (Căn gác phía tây) của văn học Trung hoa.
Trong Truyện Kiều, trong một đêm thanh vắng ở hiên Lãm Thúy, chẳng mấy ai quên khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe và trong lúc tình nồng ý đậm, chàng Kim “xem trong âu yếm có chiều lả lơi”, thì nàng Kiều nghiêm trang nhắc lại mối tình diễn ra ở Mái Tây giữa Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy ban đầu đẹp như thế mà cuối cùng tan như mộng ảo để đề tỉnh người yêu:

Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi-Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền,
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Nguyễn Du là “nòi tình” nên đem hết tâm huyết viết lại cuộc đoạn trường của Kiều nhi và khi nhắc lại thiên tình sử của Thôi-Trương trong Hội chân ký, ông đã khắc họa bằng những nét rất đẹp và tỏ nỗi cảm thông với giai nhân Tây sương. Nhượng Tống cũng là “tình chủng” đã mang mực mài nước mắt dịch Tây Sương Ký. Đúng như Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc của Hồng lâu mộng, sau khi đọc Tây sương ký đã cảm thấy nhân vật trong truyện và họ hình như có mối dây cảm thông hết sức gần gũi chẳng khác giữa những người thân thích hay nói như danh sĩ Chu Mạnh Trinh trong bài tựa Truyện Kiều “Ta cũng nói tình thương người đồng điệu”.

Tây sương ký là tác phẩm loại nào? Nó là một kịch bản đời Nguyên (1254-1367) và tác giả là Vương Thực Phủ. Tác giả này năm sinh, năm mất không rõ, chỉ biết là người Đại Đô (Bắc Kinh) và nổi tiếng là nhà viết kịch danh tiếng sánh vai với Quan Hán Khanh, Bạch Phác và Mã Trí Viễn.

Câu chuyện trong Tây Sương Ký dựa vào một truyện ngắn có tên là Hội chân ký (Hồi ký gặp tiên) của nhà thơ Nguyên Chẩn (779-831) tên tự là Vi chi, đời vãn Đường nhưng dưới ngòi bút của Vương Thực Phủ nó biến thành một tạp kịch (mà ta quen gọi là một vở tuồng). Tác phẩm, ngoài phần “yết” tức “giới thiệu” ở đầu mỗi hồi, gồm năm hồi, mỗi hồi gồm 4 màn (danh từ chuyên môn gọi là “mạc”).

Tuồng hay kịch đời Nguyên phối hợp giữa những vai diễn và các điệu hát, rất phức tạp, nên không những phải sành văn mà còn phải sành điệu, hiểu rõ cấu trúc “tuồng” mới có thể chuyển sang Việt ngữ.

Mối tình Thôi-Trương khá quen thuộc đối với độc giả Việt Nam nhờ Truyện Kiều và có thể tóm tắt như sau:
Chuyện tình xảy ra ở mái tây ngôi chùa Phổ Cứu, một ngôi chùa được xây dựng đầu đời Tùy ở huyện Thủy Tế (Sơn Tây). Cạnh chùa có một biệt thự của một vị tể tướng họ Thôi. Thôi tướng công xây cái biệt thự ấy để làm nơi dưỡng lão; không ngờ trời chẳng độ, tướng công qua đời, vì thế phu nhân và con gái (Thôi Oanh Oanh) trên đường mang linh cữu “tướng công” về quê nhà là Bác lăng đã tạm ở lại biệt thự này.

Thôi tiểu thư là một mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành, lại đủ tài thi họa. Một hôm nàng vào chùa lễ Phật, tình cờ gặp một thư sinh là Trương Quân Thụy. Quân Thụy xuất thân nơi gia thế đang trên đường vào kinh để kiếm công danh, có chí lớn, cũng là bậc thông minh tuấn tú, cầm kỳ thi họa đủ mùi. Thôi Oanh Oanh là một người đẹp. Mà Trương Quân Thụy là một khách tài hoa. Cả tấn kịch ở “Mái Tây” là ở đó. Quân Thụy cảm Oanh Oanh ngay từ phút đầu nên cố xin ở lại chùa trọ học và ở một căn phòng phía tây chùa gần kề biệt phủ họ Thôi, cốt để gần Thôi Oanh Oanh. Nhưng đường tình ngăn cách vì người thục nữ ở nơi kín cổng cao tường giữ cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che”, nên kẻ thư sinh trọng lễ nghĩa sao tìm tới được con chim xanh.

Cơ hội tới, bọn giặc Tôn Phi Hổ vây chùa, đòi lấy cho được Oanh Oanh. Mẹ Oanh Oanh trong lúc khốn nguy, hứa gả Oanh Oanh cho kẻ nào có thể cứu nguy cho nhà mình. Trương Quân Thụy có cơ hội anh hùng cứu mỹ nhân, nhờ có bạn là Đỗ tướng quân cầm quân ở Bồ Quan gần đó, nên nhận lời và nhờ bạn giải cứu. Bạch mã tướng quân kéo cứu binh tới. Giặc tan, nguy đã hết rồi thì lời hẹn kia cũng bị quên đi. Thôi phu nhân không muốn gả con cho Quân Thụy (mà muốn gả nàng cho cháu là Trịnh Hằng), nên chỉ bằng lòng cho hai người kết làm “anh em” mà thôi. Trương Quân Thụy thất vọng, tương tư và gần kề với ngưỡng cửa tử sinh. Thôi Oanh Oanh cũng đau đớn như Quân Thụy về sự lỗi hẹn nhưng nàng vẫn tỏ ra là con người nề nếp, phải giữ giá cao… Tất cả sự khổ sở “gian truân” của kẻ si tình là ở chỗ này. Nhưng cuối cùng lễ giáo cũng không giữ được lòng người. Nhất là trung gian có một con hầu lanh lợi tên là Hồng nương. Hồng nương là gạch nối kết giữa hai kẻ tình chung. Một hôm Oanh Oanh để mình xuôi theo dòng tình ái mặc cho con hầu mang tới Mái Tây nơi Trương Quân Thụy ở và hiến cả tấm lòng trinh bạch mà xưa nay nàng vẫn gìn giữ cho chàng. Việc ấy đến tai phu nhân, nhưng biết làm thế nào! Mẹ nàng cũng đành để cho hai linh hồn ấy tác hợp với nhau vậy… Nhưng bà không muốn rể bà chỉ là một anh chàng áo vải. Vì thế, giữa ngày ân ái, đã diễn ra cảnh sinh ly. Chàng phải vào kinh chạy theo hai chữ công danh.

Dưới ngòi bút của Nguyên Chẩn trong Hội chân ký (hay Oanh oanh truyện) thì cuộc biệt ly cũng là vĩnh biệt, vì Trương Quân Thụy sau khi độ đại khoa đã cắt tình xưa vì cho rằng người tình cũ chỉ làm chàng đắm đuối chuyện nguyệt hoa mà quên việc lập thân.

Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ chỉ gồm có bốn hồi tức 16 màn và hoàn toàn dựa vào Hội chân ký nghĩa là kết thúc bằng cuộc chia tay và người yêu nhau chỉ còn gặp nhau trong mộng. Nhưng những bản hiện hành như bản của Vương Quý Tư (Hương cảng 1980), Trương Yến Cẩn (Bắc kinh 2003) gồm 5 hồi, kể tiếp chuyện Trương-Thôi đoàn tụ sau khi chàng đăng khoa trở về chốn cũ với người xưa, mà người sau ngờ rằng kẻ thêm phần đoàn tụ chính là một danh sĩ đương thời có tên là Quan Hán Khanh.

Về sự khác biệt này, Nhượng Tống trong bài tựa Mái Tây có viết:
“Vở Tây Sương Ký tôi dịch đây nguyên là một vở tuồng Tàu. Người viết vở tuồng ấy là Vương Thực Phủ (người đời Nguyên).
Cũng như tất cả các nhà viết tuồng ở Đông phương hay Tây phương, thường lấy một truyện xưa làm “lam bản”, họ Vương viết vở tuồng này lấy truyện “Hội Chân ký” làm lam bản. Hội Chân có nghĩa là “gặp tiên”. Nhưng “tiên” ở đây chỉ là một nàng tiên sa xuống cõi trần, nghĩa là một người con gái đẹp thôi vậy. Người viết truyện Hội Chân là Nguyên Vi Chi, một thi sĩ tề danh và là bạn thân với Bạch Lạc Thiên đời Đường. Trong truyện chép sự gặp gỡ của Trương Quân Thụy cùng Thôi Oanh Oanh. Nhưng người đời sau, bằng vào các thơ từ, các bia văn của họ Nguyên cùng của những danh sĩ cùng thời đó, thì vai Quân Thụy chẳng phải là ai, mà lại chính là Nguyên Vi Chi.

Vậy thì “Hội Chân ký” chỉ là Vi Chi ghi lại một chuyện tình của mình trong lúc thiếu thời. Sở dĩ phải mượn tên người khác, chỉ là vì trong chuyện có một đôi điều bất đạo đức mà người viết không tiện tự nhận mà thôi.
Theo vào “Hội Chân ký” họ Vương viết vở Tây Sương Ký. Hai chuyện khác nhau nhất là ở đoạn cuối; Hội Chân thì kết quả là ly biệt, mà Tây Sương Ký kết quả là đoàn viên (thêm 4 chương cuối cùng).

Để nguyên bản của Tây Sương ký không bị sai lạc với tích cũ của Hội Chân ký, khi dịch bản này, tôi bỏ qua không dịch 4 chương cuối. Vả lại người đọc sẽ có thêm được cảm giác lai láng, bồi học khi đọc xong cuốn sách này. Đến như việc dịch, chỗ nào nguyên văn là văn xuôi tôi sẽ dịch ra văn xuôi, chỗ nào nguyên văn là từ khúc, tôi sẽ dịch sang các thể lục bát hay lục bát gián thất. Ý tôi mong muốn gặp được một người thông thạo có thể lựa các câu văn vần của tôi dịch, theo các giọng hát tuồng, hát chèo, và đưa vở này lên sân khấu… Nhưng đó là chuyện về sau này. Còn giờ đây, tôi giới thiệu với các bạn chuyện Hội Chân ký, lam bản của vở Tây Sương.”

Qua đề tựa có thể nói, Nhượng Tống đã Việt-hóa Tây sương ký. Ông có tham vọng làm một công việc như Nguyễn Du đã làm là biến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân, vốn là tác phẩm tầm thường, thành Đoạn trường tân thanh tuyệt tác của ta.

Phải nhìn nhận, công việc của Nhượng Tống vô cùng khó khăn vì Tây sương ký là một đại tác phẩm trong văn học Trung hoa từng được các nhà phê bình từ Kim thánh thán đời Thanh tới Hồ Thích đời Dân quốc hết lời khen ngợi.
Thành công nhất của Nhượng Tống là biến một kịch phẩm rất phức tạp viết bằng một thứ văn chương điêu luyện và tài hoa, gồm những ca khúc chỉ có trong tuồng đời Nguyên như Cổn tú cầu, Nguyên hòa lệnh, Thượng mã kiều… thành các vần thơ theo thể lục bát, song thất quen thuộc trong văn chương Việt nam. Nguyên tác là những lời hoa mỹ, tả tình tả cảnh như vẽ ra tâm tư người trong cuộc, nhất là trong hồi 4, màn 3 cảnh chia tay giữa Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh. Trong dịch phẩm, màn 3, Nhượng Tống gọi là Tiệc khóc, đã được ông việt-hóa thành những vần thơ hoa mỹ, lấy cảnh tả tình, lấy tình tả cảnh, đã cực tả được tâm trạng kẻ biệt ly, dễ gây xúc động cho người đọc:

Bầu trời thăm thẳm xanh lơ.
Đìu hiu mặt đất lơ thơ hoa vàng.
Gió Tây thổi buốt can tràng.
Về Nam nhạn Bắc kêu thương lạc loài!
Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi.
Đều là nước mắt những người biệt ly.
Tơ liễu dài, dài có ích chi?
Buộc sao được gót ngựa phi dặm trường?
Sum vui sao khéo muộn màng?
Chia lìa sao khéo vội vàng xót xa!
Rừng thưa ơi, có thương ta?
Vì ta mi níu lấy bóng tà lại nao!
Ngựa kia chầm chậm chứ nào.
Xe này liều liệu theo vào cho mau!
Tương tư vừa mới qua cầu.
Biệt ly lại chuốc mối sầu mênh mang.
Chợt nghe một tiếng “lên đường”
Rụng rời tay ngọc xuyến vàng rộng thênh!
Xa trông mười dặm trường đình
Thờ ơ mặt ngọc da xanh mấy phần.

Nhà thơ Huy Cận khen bản dịch Mái Tây của Nhượng Tống là xuất sắc và kể lại vào một năm đầu thập niên 1940, khi dự định mở nhà xuất bản Xuân Huy đã mua bản quyền bản dịch này của Nhượng Tống nhưng vì thời cuộc nên không thực hiện được kế hoạch.

Còn Lưu trọng Lư sau khi đọc bản dịch Mái Tây của Nhượng Tống đã đưa ra nhận xét rất xác đáng:
“Tôi bắt đầu bị lôi cuốn. Bên cạnh văn “Mái Tây” tôi cũng vẫn đọc những lời phê của Thán, và đã lo cho tài của Thán không xứng với Tây Sương. Đã 12 giờ đêm, tôi vẫn ngồi đọc! Mỗi phút, mỗi trang đưa lại cho tôi một thú vị, một sự bất ngờ. Tôi đã hiểu thế nào là Tây Sương, thế nào là cái hay của Tây Sương, và tôi không cần lời phê của Thánh Thán nữa. Tôi chăm chú, tôi thành kính đọc có một thôi hết vở kịch. Khi gấp sách lại, như có một ngọn gió lạnh thổi qua tâm hồn tôi. Tôi mới hiểu tại sao người xưa lại sợ, không dám đọc những thơ hay trong lúc im lặng.
Bây giờ tôi đã hiểu rồi… Lời tựa của Lý Trác Ngô có lẽ không nên có, cả lời phê của Thánh Thán có lẽ cũng là thừa… Duy chỉ có lời dịch của Nhượng Tống thực là nên có. Vì; dầu muốn tiến theo ngả nào, người Việt Nam cũng không thể không biết đến những áng văn như Tây Sương Ký. Ta đã biết cái thiết thực của tư tưởng Khổng Mạnh, ta đã biết cái triết lý bóng bẩy của Lão Trang, ta lại cần phải biết cái thi vị huyền diệu của Tỳ Bà, của Tây Sương, của Ly Tao. Chuyển dịch một tư tưởng từ tiếng này qua tiếng khác không khó, nhưng chuyển dịch một câu văn hay từ tiếng này qua tiếng khác, thật quả không dễ. Nhượng Tống dịch Tây Sương kể cũng đã xứng với cái công việc mà mình đã tự ủy thác cho mình. Vì không những là một nhà nho, Nhượng Tống còn là một thi sĩ nữa.” — (Lưu Trọng Lư – Tản văn mới)
Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.