logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/09/2015 lúc 05:56:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đại học Tân Tạo là trường phi lợi nhuận theo mô hình Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam. Đại Học Tân Tạo (ttu.edu.vn)

Mô hình giáo dục đại học phi lợi nhuận đã được bàn đến trong vài năm gần đây tại Việt nam. Việc áp dụng mô hình này ở Việt nam đang gặp nhiều trở ngại, nhất là sau việc tranh cãi bùng nổ tại Đại học Hoa sen. Một nguồn tin khác cũng cho chúng tôi biết là dự án Đại học Trí Việt theo mô hình này cũng vẫn đang bế tắc.

Cuối năm 2014, một quyết định của chính phủ Việt nam được đưa ra về qui chế của các loại đại học khác nhau. Sau đây là ý kiến của Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại Đại học Harvard ở Mỹ về mô hình phi lợi nhuận ở Mỹ cũng như quyết định của chính phủ Việt nam được ban hành hồi cuối năm 2014. Bài phỏng vấn do Kính Hòa thực hiện. Trước tiên ông nói về mô hình này ở Mỹ.

Giáo sư Tạ Văn Tài: Ở Mỹ có hai mô hình là đại học công và tư. Đại học tư thì có thể được ban hành qui chế không vì lợi nhuận. Giữa hai loại đó biên giới không hoàn toàn cắt đôi, vì đại học tư, hầu hết có tính cách giáo dục không vì lợi nhuận, hầu hết có thể chuyển thành đại học công. Tôi lấy ví dụ đại học Virginia, nơi tôi từng học, do Tổng thống hồi hưu Thomas Jefferson thành lập đã trở thành đại học công của tiểu bang Virginia.

Đại học tư vì lợi nhuận ở Mỹ có rất ít, hầu hết xuất hiện gần đây do một số doanh nhân nhắm vào việc thu lời từ việc lấy học phí từ sinh viên nghèo có học bỗng do chính phủ liên bang giúp, như là (quĩ trợ cấp) Pell chẳng hạn. Họ thu nhận sinh viên vào năm thứ nhất một cách vô tội vạ bất kể năng lực. Sau đó sinh viên có ra sao thì họ mặc kệ vì đã bỏ túi nhiều tiền rồi. Vì thế nhiều đại học như vậy đã bị điều tra, chẳng hạn như đại học Phoenix.
Đại học tư làm lâu đời theo đúng mục tiệu giáo dục, chủ tương không kiếm lời như đại học Harvard thành lập năm 1630. Vì mục đích vô vị lợi đó nên chính quyền liên bang trong bộ luật về thuế lợi tức ban hành vào đầu thế kỷ 20 đã ban cho các đại học đó qui chế miễn thuế thu nhập. Tiền thu được sau khi trừ chi phí sẽ được miễn thuế lợi tức để tái đầu tư vào việc phát triển cho sứ mạng giáo dục.

Việc này làm cho những người góp tiền cho các tổ chức vô vị lợi về giáo dục có một cái lợi là họ được trừ vào lợi tức tính thuế của họ.

Luật này đã làm cho các đại học tư vô vị lợi, hay nói chung các tổ chức phi lợi nhuận phát triển rất mạnh.

Các tổ chức này phải nộp tờ trình hàng năm cho tiểu bang nói rõ là hoạt động vì công ích. Không chia lời cho nhân viên, nhân viên chỉ là những người lãnh lương thôi.

Số tiền lời được dùng cho công ích, và khi giải tán, điều này rất quan trọng, là số tiền không được chia cho ai cả. Tiền và tài sản của ai đó đã đóng góp cho tổ chức thì được giao cho chính quyền, để giao cho các tổ chức có mục đích tương tự, hay nhập vào ngân sách của chính quyền tiểu bang. Người đã góp vốn coi như mất số vốn đó, coi như là tặng, chứ không được lấy lại. Không phải là cổ phần!

Họ góp tiền nhưng không phải để thu lời mà để được vinh danh, trong các học bỗng mang tên họ, hay là những tòa nhà mang tên họ, đó là những phần thưởng tinh thần mà thôi.
Kính Hòa: Cuối năm 2014, ở Việt nam Thủ tướng chính phủ đã có ra văn bản về các đại học không vì lợi nhuận. Giáo sư có nhận xét gì về những qui định này?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Qui định số 70 ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng ban hành áp dụng cho cả ba loại đại học, đại học công, đại học tư, và đại học tư không vì lợi nhuận. Đó là một qui định rất đầy đủ, có 45 trang,
58 điều khoản.
UserPostedImage
Trường Đại học Hoa Sen


Trước hết tôi nhận thấy là qui định này khá rõ ràng về qui chế ba loại đại học.

Nhưng tôi cũng thấy trong này ông Thủ tướng đã bị các người hiện có các đại học tư xúi dại, ghi vào các điều khoản dành cho những người góp vốn cho các đại học tư lúc mới thành lập được quyền chia lời, khi chuyển sang đại học không vì lợi nhuận. Tôi xin nhắc lại, họ muốn giữ lại quyền được chia lợi như khi đang còn là đại học tư. Mà chia như thế nào? Chia theo tỉ lệ góp vốn điều lệ giống như khi mới góp vốn lúc còn là đại học tư.

Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ.

Thứ nhất là nó trái với tinh thần đại học phi lợi nhuận. Và mấy người góp vốn lúc đầu vẫn còn tham lam, muốn nhận được những ưu đãi từ sự hổ trợ của nhà nước về sự miễn thuế, việc ưu tiên được giao đất, rồi những ưu đãi về đầu tư trong điều 28 về các đại học phi lợi nhuận… nhưng họ lại muốn chia lời theo vốn. Điều này dẫn đến chuyện họ chiếm đa số, rồi sẽ vào hội đồng của trường, họ sẽ thao túng đại học, lúc đó đã nhận được tài trợ từ ngoại quốc hay là nơi này nơi kia. Từ cái phần nhỏ ban đầu bây giờ ban cho họ những cái quyền lớn lao, thì đó là điều trái khoáy.

Đó là vấn đề quyết định.
Còn chuyện chia lời thì (theo qui định) hạn chế tối đa chỉ đạt được tỉ lệ lời của trái phiếu mà thôi. Như thế thì quyết định của Thủ tướng lại tước đi cái quyền chia lời theo nguyên tắc doanh nghiệp.

Những chuyện trái khoáy này phải được sửa lại.

Tôi đề nghị là những ông góp vốn mà tiếc của đó thì cho các ông ấy làm trái chủ, không có quyền hành gì trong hội đồng cả, mà trong các phiên họp chỉ ngồi đấy để nghe thôi.

Kính Hòa: Vậy theo Giáo sư là một đại học phi lợi nhuận sẽ không thể có cổ phần, vì hễ là cổ phần thì phải chia lợi nhuận?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Đúng rồi.

Kính Hòa: Theo Giáo sư thì trong tương lai ở Việt nam có thể có những người như ông Stanford bỏ tiền ra để làm thiện nguyện thành lập đại học Stanford, hay như các cụ của Đông kinh nghĩa thục ngày xưa không?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Ở Việt nam tôi nghĩ là mấy người có tiền, mấy người đại gia, họ cũng muốn phú quí sinh lễ nghĩa. Trừ khi cái tiền bẩn mình không nên nhận, còn tiền lành mạnh thì mình nên khuyến khích họ bằng cái luật thuế lợi tức, khi họ đóng góp vào các trường đại học. Vinh danh họ bằng cách lưu danh họ trong các khuôn viên đại học, bằng cách đặt tên họ cho các tòa nhà, các học bỗng. Danh tiếng của họ như thế sẽ trường tồn cùng thời gian và trong nhân dân. Đó là cách nước Mỹ đã làm và họ đã có một hệ thống đại học hàng đầu thế giới phát triển rất là mạnh mẽ.

Kính Hòa: xin cám ơn Giáo sư.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 08/09/2015 lúc 05:44:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giáo dục đại học Việt nam, nhà nước hay tư nhân?

UserPostedImage
Đại học Tân Tạo là trường phi lợi nhuận theo mô hình Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam. ttu.edu.vn

Sau bài phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn tài về đại học phi lợi nhuận ở Mỹ, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi từ độc giả và nhà nghiên cứu về giải pháp nào thích hợp cho việc quản trị đại học Việt nam hiện nay. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin và bình luận của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các đại học ở một số nơi trên thế giới, ngõ hầu tìm kiếm một hướng đi khả dĩ cho việc quản trị đại học nước nhà.

Cho đến hiện nay hầu như Hoa kỳ là quốc gia duy nhất phát triển được một hệ thống trường đại học tư thục phi lợi nhuận mạnh mẽ và đầy sức sống. Lý do được nhiều nhà quan sát đưa ra là ở Mỹ có một số lượng lớn các nhà tài phiệt giàu có, và những người này được khuyến khích bỏ tiền ra làm chuyện công ích bởi chính sách ưu đãi về thuế.

Tuy nhiên người ta cũng thấy rằng hệ thống này đang có nhiều khó khăn phải giải quyết. Thứ nhất là học phí quá cao. Thứ hai là số sinh viên theo học các trường tư thục hàng đầu vẫn là thuộc tầng lớp khá giả chứ không phải những người bình dân chiếm đa số trong dân chúng.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, trước đây giảng dạy tại Đại học Liege, nước Bỉ, hiện đang sống ở Việt nam, có nhận xét về tỉ lệ sinh viên ở các đại học Mỹ hiện nay:
“Nếu mà tôi hiểu không sai, và thông tin của tôi đầy đủ thì các trường tư ở Mỹ chỉ có 20% sinh viên thôi. 80% còn lại cũng do các trường nhà nước giảng dạy. Bên Mỹ tư nhân mạnh hơn, nhưng nhà nước cũng còn có chỗ đứng khá bao trùm, nếu mà ta nói đến số sinh viên theo học.”

Châu Âu và nước Úc
Ngoài nước Mỹ, tại hai khu vực có nền giáo dục tiên tiến là Tây Âu và Úc, nhà nước đứng ra gánh vác trọng trách trong giáo dục đại học. Hai nơi này cũng là nơi mà nhiều sinh viên Việt nam theo học trong những năm gần đây.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết về các trường đại học tại Tây Âu:

“Ở châu Âu, ít nhất là những nước tôi biết như Bỉ, Pháp, Đức, và những nước lân cận nữa, như Hà Lan, thì nó khác ở Mỹ là phần lớn các đại học, có thể nói là đại đa số là đại học nhà nước, có thể nói đến 90% là được chính phủ rót vốn về cho chi phí. Tiền đó là do Bộ giáo dục lấy tiền thuế của dân mà rót về. Thế cho nên chi phí mà sinh viên đóng không cao như bên Mỹ. Ví dụ như là đại học Liege của chúng tôi là trung bình 1000 euro một năm. So với các đại học Mỹ thì khác biệt rất lớn. Thu tiền từ sinh viên trong chi phí chung không tới 10% ngân sách của trường. Phần còn lại thì cũng có từ hợp đồng với các xí nghiệp, các công ty để nghiên cứu khoa học. Việc đó cũng mang lại một số vốn nhất định. Nhưng không phải là phần chi phí quan trọng.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên, một nhà khoa học tại Úc và cũng là người quan sát chặt chẽ giáo dục đại học Việt nam, cho biết thông tin về giáo dục đại học tại Úc:

“Ở Úc hiện nay theo thống kê của chính phủ thì có 43 trường đại học, trong đó có 40 trường của chính phủ, tức là nguồn kinh phí chủ yếu do chính phủ cấp, nhưng mà trong đó đại học họ cũng có tự túc thu kinh phí, ví dụ như nguồn thu từ những học sinh ngoại quốc. Còn học sinh nội địa thì học dưới danh nghĩa là không có phí, tức là học sinh được trợ cấp của chính phủ trong thời gian học, rồi sau khi anh ta ra trường anh ta phải trả lại cho chính phủ với tỉ lệ lãi suất rất nhỏ.”

Theo Giáo sư Hưng ở châu Âu còn có một khuynh hướng nữa là nhà nước hóa các trường đại học, nhất là trong lãnh vực nghiên cứu khoa học tốn kém.

Nhà nước hay tư nhân, lợi nhuận hay phi lợi nhuận tại Việt nam?
Cũng theo Giáo sư Hưng việc nhà nước gánh vác trọng trách giáo dục đại học tại Tây Âu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngân sách nhà nước của các quốc gia này gặp khó khăn, và người dân phải đóng thuế rất cao.

Tại một quốc gia châu Á là Malaysia, nơi cũng có nhiều sinh viên Việt nam theo học trong những năm trở lại đây, thì theo một nhà nghiên cứu trong nước, các trường đại học của chính phủ đảm trách những ngành khoa học tốn kém, học phí thấp, còn khu vực tư nhân được xem giống như những doanh nghiệp có thu lợi thì tiếp cận những ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường hơn.

Trở lại với Việt nam, với một ngân sách nhỏ bé, hệ thống thu thuế còn chưa được hiệu quả, giáo dục đại học là một gánh nặng rất lớn. Vì thế từ hơn 10 năm nay nhà nước Việt nam đã đề ra một chính sách gọi là xã hội hóa giáo dục, tức là cho phép tư nhân tham gia vào việc thành lập các trường đại học.
Nhưng để có thể có được những trường đại học phi lợi nhuận như kiểu Mỹ thì theo nhiều nhà quan sát trong nước đó là một việc rất khó khăn vì sẽ không có những mạnh thường quân bỏ tiền ra cho đại học mà không thu lợi. Điều này dẫn tới việc đại học phi lợi nhuận vẫn có những cổ đông góp vốn.

Trong quyết định của chính phủ Việt nam được ban hành vào cuối năm 2014, sự tồn tại của các cổ đông này vẫn được cho phép trong các trường phi lợi nhuận, và họ chỉ khác doanh nghiệp ở chổ là bị hạn chế số tiền lời chia được. Điều này làm cho một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lo ngại là sẽ dẫn đến tình trạng thu lợi nhuận thực sự nhưng vẫn tận dụng được những ưu đãi của nhà nước về phi lợi nhuận.

TS. Phạm Thị Ly, một người nghiên cứu trong nước đã viết nhiều về đề tài này, nguyên là học gỉa Fulbright về quản trị đại học tại Hoa Kỳ, cho rằng sự phân biệt giữa Vì lợi nhuận và Không vì lợi nhuận không quan trọng bằng việc nhà trường đã đem lại những gì cho người học và cho xã hội, cũng như những giá trị ấy có xứng đáng với số tiền mà người học đã trả hay không.

Và nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cũng đề nghị là mô hình thích hợp cho Việt nam hiện nay là nên để cho nhà nước gánh vác các lĩnh vực cơ bản tốn kém, và nên để cho khu vực tư nhân đảm trách những ngành mang tính thị trường, như một số quốc gia châu Á lân cận đã thành công.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.