Cuộc sống ở một trong những trại trẻ mồ côi ở vùng cao Việt Nam thường là khởi đầu chu kỳ luẩn quẩn của cái đói, cái nghèo, nhà báo tự do Matthew Clayfield viết.
Trẻ mồ côi người Ba-na được chở tới nhà thờ trên thùng xe tải của một đồn điền cao su. (Matthew Clayfield) (Credit: ABC licensed)
Chúng tôi đi một chặng đường núi dài và hiểm trở đầy sương mù để tới Tây Nguyên,Việt Nam, và đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi ở độ cao hơn 600 mét.
Chỉ khoảng một lúc trước, chúng tôi ở vùng đồng bằng ven biển với cái nóng ngột ngạt và những cánh đồng lúa bất tận.
Nhìn ra ngoài cửa sổ chiếc xe taxi thuê được với giá rẻ bất ngờ, chúng tôi thấy xung quanh mình là những đám mây.
Một đàn trâu xuất hiện trong sương mờ và nhìn chúng tôi với ánh mắt thờ ơ.
Chúng tôi đang trên đường đến thị trấn Kon Tum, một tỉnh lỵ Việt Nam giáp với Lào và Campuchia, nơi trong hai ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ thăm trại Mồ côi Vĩnh Sơn 4, một trong sáu cô nhi viện ở khu vực này.
Trại Mồ côi Vĩnh Sơn dành riêng cho người dân tộc thiểu số Ba-na, dân tộc có dân số lớn thứ thứ ba trong sáu nhóm dân tộc của vùng cao nguyên.
Cô nhi viện là nơi sinh sống của 157 trẻ em và được điều hành bởi năm bà xơ cùng một số tình nguyện viên luân phiên hỗ trợ.
Bahnar orphans take part in mathematics lessons.
Với mỗi em ngồi tựa tay trên một cuốn sách giáo khoa toán còn có năm, sáu em đang đứng bên ngoài (Matthew Clayfield)
Chúng tôi mang đến cho lũ trẻ một vài túi quần áo cũ và 100 kg gạo.
Số gạo chỉ đủ cho bọn trẻ ăn trong một vài ngày, nghĩa là không thể đủ trong thời gian dài.
Người dân miền núi Việt Nam được gọi bằng nhiều tên khác nhau.
Người Pháp gọi họ là người Thượng, hoặc người leo núi, một thuật ngữ vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay.
Họ tự gọi mình là Degar, nghĩa là con của núi rừng.
Trong cuốn sách ‘A Dragon Apparent: Travels in Cambodia, Laos and Vietnam’ xuất bản năm 1951, tác giả Norman Lewis vô tình gọi họ lạ 'mọi', hay man rợ, một từ có ý miệt thị trong tiếng Việt, - một sai lầm tôi đã may mắn chỉ mắc phải khi quá cảnh, rất lâu trước khi chúng tôi gặp những người đón tiếp chúng tôi ở đây.
Khi tôi hỏi các bạn đồng hành người Việt và người Mỹ liệu người Ba-na có phải là một nhóm nhỏ của tộc người 'mọi', họ nhìn tôi như thể tôi là một kẻ phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế và kiên nhẫn giải thích lời nói hớ hênh của tôi.
Với những người đã trải qua rất nhiều khó khăn - bị đẩy vào sống trong núi sau những cuộc xâm lược liên tiếp của người Chăm và người Việt, bị bắt bớ vì đứng về phía Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, và bây giờ, đối với nhiều người, bị bỏ rơi bởi gia đình do kinh tế eo hẹp – chúng ta không nên xúc phạm họ.
Chúng tôi đến trại trẻ mồ côi trong khi giờ học đang diễn ra, hoặc ít nhất bề ngoài là như vậy.
Với mỗi em ngồi tựa tay trên một cuốn sách giáo khoa toán học thì có tới vài em đang chạy bên ngoài. Trường của Việt Nam đang trong thời gian nghỉ hè và giáo viên địa phương làm tình nguyện trong thời gian chuyển tiếp năm học.
Các lớp học rất thô sơ, giống như các trường học ở các nước đang phát triển và bán phát triển khác.
Sân chơi không phải là sân đất mà được lát bê tông.
Lớp sơn trước đây sáng sủa đang tróc ra từng mảng và tượng Chúa Giêsu vẫn được bọc một lớp ni-lông gắn trên cây thánh giá.
A plastic-wrapped Jesus Christ on the wall of a building at Mo Coi Vinh Son 4.
Một bức tượng Chúa Giêsu bọc ni-lông trên bức tường ở Trại Mồ côi Vinh Sơn 4. (Matthew Clayfield)
Những tấm nệm chỉ dày một vài phân và các phòng tắm không khá hơn phòng tắm trong nhà tù.
Hôm đó là ngày giặt giũ và quần áo trẻ em phơi trên sân chơi.
Những đống gạch nằm rải rác khắp mọi nơi, tường hoặc đường đi vẫn đang đang làm dở dang, một đội công nhân từ thị trấn đang dần hoàn thiện công trình này.
Tôi nhớ tới ký túc xá dành cho những người di cư bị thương tới từ Trung Mỹ khi tôi đến thăm ở Mexico năm năm trước và cơ sở cho trẻ mồ côi nhiễm AIDS ở Swaziland, nơi tôi tới hồi năm ngoái.
Trại Mồ côi Vinh Sơn 4 đã nỗ lực hết mình để có thể tự duy trì hoạt động.
Bên kia suối, phía sau trại mồ côi, bọn trẻ nuôi lợn để mang ra chợ bán, nướng bánh mì mang vào bán ở thị trấn và trồng cây cao su.
Trại mồ côi có một khu đất rộng 10 hecta, cách đó một giờ đi lại, được điều hành bởi một trong các nữ tu và một nhóm trẻ lớn tuổi hơn.
Trại mồ côi có kế hoạch sắp tới sẽ nuôi gia súc và trồng ngô ở khu đất này.
Khi được hỏi về hy vọng cho các trại trẻ mồ côi, người sáng lập trại, xơ Augustine y Liêng nói về sự phát triển khiêm tốn trong tương lai.
Sister Augustine y Lieng, the orphanage's founder.
Xơ Augustine y Liêng thành lập các trại trẻ mồ côi vào năm 1999 sau khi gặp Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trong một giấc mơ.(Matthew Clayfield)
"Chúng tôi muốn mua thêm gia súc, và tăng thu nhập theo cách đó," xơ nói.
Nếu năm nào được mùa, trang trại của trại trẻ mồ côi thu được khoảng 50 triệu đồng, (khoảng 2800 đô-la Úc), nhưng vẫn chỉ đủ chi dùng trong năm tháng.
Trại nhận được một số khoản đóng góp như chúng tôi giúp đỡ, nhưng không nhiều: trại trẻ mồ côi cần khoảng 1.200 kg gạo mỗi tháng, hầu hết là mua chịu.
Những món quà không thường xuyên như thực phẩm đóng hộp và mì gói, mặc dù rất quý, không thể giải quyết sự thiếu hụt trong dài hạn.
Giáo hội Công giáo đóng góp những gì có thể, nhưng không phải là nhiều.
Lunch being prepared in the orphanage's makeshift kitchen area
Một bữa ăn trưa với cá mòi chiên, cháo và cơm trong khu vực nhà bếp tạm của trại trẻ mồ côi. (Matthew Clayfield)
Con lợn đầu tiên của trại trẻ mồ côi được mua bằng tiền Xơ Augustine vay mượn của người thân ở thành phố Hồ Chí Minh.
Người nữ tu 58 tuổi, người dân tộc Sedang, thành lập trại trẻ mồ côi này vào năm 1999 sau khi gặp Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trong một giấc mơ.
Ngoài cuộc gặp gỡ tâm linh đó, bà cũng có những lý do cá nhân để làm việc thiện.
"Gia đình của tôi rất nghèo, làm nghề nông như nhiều gia đình của các em nhỏ," bà nói.
"Nông dân ở khu vực này có rất ít cơ hội. Tôi mở lòng giúp đỡ những người khốn khổ như chúng tôi trước đây. "
Vào buổi trưa, các em về trại ăn trưa.
Hầu hết buổi sáng, thức ăn được nấu trên những bếp củi nhỏ trong khu vực nhà bếp thô sơ và bây giờ là một nhóm trẻ 10 tuổi đang phân phát cá mòi chiên, cháo và cơm ở những chiếc bàn kê ngoài trời, nơi trẻ mồ côi ngồi ăn.
Những trẻ mới đến, chưa đầy năm tuổi, bị lườm với ánh mắt khó chịu, được những đứa trẻ lớn hơn vài tuổi dẫn vào chỗ ngồi ăn.
Chúng cầu nguyện trước khi ngồi vào chỗ.
Khi dùng xong bữa, bọn trẻ tự rửa bát và về phòng nghỉ ngơi.
Long, 7, pulls a face for the camera
Chỉ có một em tên Long ăn với người lớn - (Matthew Clayfield)
Chỉ có một em ăn với người lớn.
Đó là Long, một cậu bé bảy tuổi, nhưng trông bề ngoài chỉ khoảng bốn tuổi.
Long được Xơ Bernadine y Vân giám hộ. Xơ đã chăm sóc Long như con riêng từ khi mới ba ngày tuổi.
Mẹ Long đã chết khi sinh con và cậu bé suýt bị chôn sống với mẹ.
Xơ Bernadine, 32 tuổi, nhận được tin và đã nhanh chóng can thiệp.
Giống như nhiều trẻ em ở đây, Long có tất cả các dấu hiệu của chứng rối loạn phản ứng gắn bó. Cậu rõ ràng thể hiện sự khó chịu trong người vì không được gần người mẹ duy nhất mà cậu từng biết.
Orphans shirt says 'love is possible'
Một đứa trẻ mồ côi người Ba-na đứng cầu nguyện buổi trưa.(Matthew Clayfield)
Hiếm thấy một đứa trẻ bảy tuổi thích ngồi trên lòng người khác, dù rằng có thể nó nghiện các trò chơi trên iPhone của Xơ Bernadine.
Trong một bữa trưa với thịt lợn kho, trứng chiên và cơm, Xơ Bernadine và đầu bếp của trại trẻ mồ côi, xơ Levi y Pheng, thảo luận về sự hỗ trợ của chính phủ cho các trại trẻ mồ côi.
Ngoài học phí cho mỗi đứa trẻ khoảng 15 đô-la cho 9 tháng và đất nông nghiệp được giao cho trẻ, hầu như chúng không nhận được khoản hỗ trợ nào khác.
Mặc dù vậy, chính phủ vẫn kiểm tra và kiểm toán cả những khoản đóng góp và thu nhập của trại trẻ.
Các ni cô rất thận trọng không muốn nói quá nhiều về việc này.
Họ lo lắng nếu chỉ trích chính phủ thì sẽ gặp phiền toái.
Bạn đồng hành người Mỹ của tôi khuyên họ nên gian lận sổ sách và các nữ tu tỏ vẻ rất lo sợ.
Khi chúng tôi rời khỏi trại trẻ mồ côi, một linh mục thực tập sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh đang cắt tóc cho một cậu bé ở trong sân.
Mặc dù trời đầy mây u ám, một nhóm nhỏ tụ tập xem vị linh mục trẻ cắt tóc. Cậu bé rõ ràng không cảm thấy thoải mái khi bị mọi người chú ý. Xơ Augustine cho biết trẻ mới đến thường mất khoảng từ hai đến sáu tháng để làm quen với môi trường xung quanh, nhưng tại thời điểm này thì nỗi buồn của cậu bé bảy tuổi này vẫn chưa thể vơi.
Một đứa trẻ mồ côi Ba-na được một linh mục thực tập sinh cắt tóc nhưng cậu không cảm thấy thoải mái. (Matthew Clayfield)
Chúng tôi trở lại vào sáng sớm hôm sau để xem các em đi lễ nhà thờ.
Chủ nhật là ngày duy nhất những chiếc bánh mì được làm từ lò nướng tạm của trại trẻ mồ côi, nơi thường sản xuất 300 chiếc bánh mì ngọt mỗi ngày, không được bán cho khách hàng trong thị trấn, mà thay vào đó là dành cho bọn trẻ ăn để đi chặng đường bảy cây số tới dự lễ nhà thờ.
Những đứa trẻ lớn tuổi đi xe đẩy hoặc đi bộ, tạo thành một hàng dài dọc theo con đường nứt nẻ trong khu vực, trong khi những đứa nhỏ hơn được chở tới nhà thờ trên thùng xe tải của đồn điền cao su.
Các linh mục học việc chở chúng tôi bằng xe tay ga.
Quan sát bọn trẻ tới nhà thờ - một tòa nhà kết hợp giữa kiến trúc của đạo Công giáo với kiến trúc bản địa có mái dốc và cao - những người bạn đồng hành của tôi cảm thấy rất vui.
Ngoài việc cung cấp quần áo và gạo, chúng tôi có một lý do khác để được tới đây: những người bạn Mỹ của tôi mong muốn nhận con nuôi.
Họ kể lại quá trình đầy gian khổ và phức tạp do những vấn đề liên quan tới đạo đức.
Năm 2008, Hoa Kỳ cấm nhận con nuôi từ Việt Nam sau khi có cáo buộc về hành vi buôn bán trẻ em và các trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi mà không được sự đồng ý của cha mẹ đẻ.
Lệnh cấm được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái, nhưng không phải không có điều kiện: Hiện tại, người Mỹ có thể nhận con nuôi thông qua hai cơ quan cấp phép, nhưng chỉ giới hạn với trẻ em có nhu cầu đặc biệt và những trẻ trên năm tuổi.
Việt Nam cũng là một trong một số những quốc gia Chính phủ Liên bang Úc mong muốn ký thỏa thuận nhận con nuôi, mặc dù những ông bố bà mẹ tương lai phải đối mặt với nhiều rào cản - đặc biệt là thời gian chờ đợi dài khiến nhiều người nản lòng.
Đồng thời, những người chỉ trích về các động thái gần đây của Úc, trong đó có Patricia Fronek từ Đại học Griffith, tranh luận rằng động thái nhận con nuôi dễ dàng hơn "bỏ qua xung đột lợi ích và mối quan tâm đạo đức khác, biến các bậc cha mẹ tương lai thành những khách hàng và các cơ quan môi giới nhận con nuôi trong nước phải chịu nhiều áp lực rủi ro".
Về phần mình, các nữ tu không tiếp xúc với bất cứ tổ chức nhận con nuôi nào, dù tổ chức đó được cấp phép hay không.
Tôi hỏi việc nhận con nuôi có ý nghĩa thế nào đối với các em chúng tôi đã gặp ở đây.
Câu trả lời không phải màu hồng.
Những đứa trẻ vẫn ở trong hệ thống trại trẻ mồ côi cho đến khi 18 tuổi, Xơ Augustine cho biết, trừ khi họ kết hôn trước, trong trường hợp đó, họ được độc lập.
Những người học tốt ở trường có thể tiếp tục học lên cao hơn, thường là với sự hỗ trợ của tổ chức từ thiện hoặc các nhà tài trợ cá nhân, mặc dù số này không đáng kể.
Trong khi một số trẻ sẽ vào nhà thờ - chính xơ Levi cũng là một đứa trẻ mồ côi trước khi thành nữ tu - hầu hết trẻ khác lớn lên trở thành nông dân như các ông bố bà mẹ đã bỏ rơi chúng.
Sister Levi y Phenh with a delivery of rice (purchased on credit).
Xơ Levi y Pheng, đầu bếp của trại trẻ mồ côi, là trẻ mồ côi rồi trở thành nữ tu (Matthew Clayfield)
Kết quả là một vòng luẩn quẩn mà Xơ Augustine cho rằng "khiến cô cảm thấy trái tim tan vỡ ".
“Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở đây thường trở lại khi chúng trưởng thành. Chúng xin thức ăn hoặc việc làm hay tiền bạc, " bà nói nói.
"Rồi họ có con nhưng không thể chăm sóc chúng và đôi khi lại bỏ chúng ở đây với chúng tôi. Tôi luôn luôn lo lắng về tương lai. "
Khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi trại trẻ mồ côi, chúng tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ này.
Chúng tôi nhảy lên xe và vẫy tay chào các nữ tu - và Long ữa - khi xe lên đường cao tốc và trở về vùng ven biển.
Cánh cửa quay vòng của Trại Mồ côi Vinh Sơn 4 tiếp tục xoay phía sau chúng tôi.
Theo ABC