logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/09/2015 lúc 08:43:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có thể nói 10 bài Tù ca do Đình Đại sáng tác được khởi đi từ sự biết ơn của tôi đối với những hy sinh của tác giả Nguyễn Ngọc Già, và sự quý mến dành cho người em gái can trường Phạm Thanh Nghiên....

Nguyễn Ngọc Già… tôi nhắc tên anh như để chia sẻ cùng anh nỗi đau mà anh đang gánh chịu, ngoài tôi sẽ còn rất nhiều những độc giả thương quý anh, những người bạn đã đồng hành cùng anh suốt nhiều năm tháng trên trang nhà Dân Làm Báo, dù không nói ra nhưng tôi tin mọi người vẫn âm thầm làm điều gì đó để mong anh mau sớm thoát khỏi chốn gông xiềng. Nguyện cầu cho cháu Nguyễn Đình Vĩnh Khang sớm được siêu thoát nơi miền cực lạc. Thành kính phân ưu đến gia đình và xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho anh trong những ngày tháng đau thương này.


Thời gian dù có làm phai mờ những vết hằn năm tháng, thì ký ức lại là nơi tích tụ những nỗi đau quá khứ, đến một lúc nào đó… vết sẹo thời gian ấy sẽ trở về gậm nhấm từng nỗi đau đã chôn sâu từ trong đáy vực tâm hồn. Làm sao có thể vùi chôn một chặng đường quá khứ chất đầy những nhục tủi của một phận đời? Bốn mươi năm qua, trong chuỗi Khúc tù ca ấy, có những người đã trở về miền miên viễn chiêm bao, kẻ còn lại ôm nỗi đau một thời cố sống để mong chờ một ngày mai… ngày trở về với kiếp sống của một con Người đúng nghĩa.


Có nhiều Tù khúc bị thất lạc hoặc mai một theo thời gian, nhưng vẫn còn đó những chứng nhân lịch sử để kịp ghi lại những trang sử đầy bi hận, được viết bằng máu và nước mắt rớt trên đôi chân cùm sắt, hòa cùng với âm thanh của xích xiềng. Trong bốn mươi năm qua… kể từ khi ca khúc "Ai Trở Về Xứ Việt" được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ từ thơ của Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, cho đến nay có rất nhiều "Khúc Tù Ca" sáng tác từ trong ngục tối, vượt qua số phận để kể lại cho chúng ta nghe về những nỗi oan khiên mà Người tù đã phải gánh chịu trong chốn lao tù cộng sản. Từ "Hai Hàng Cây So Đũa" (Trọng Minh và Nguyên Huy) đến "Quê Hương Ba Vòng Ngục Tù" (Trọng Minh và Lê Xuân) hay "Chúa Nhật Của Người Tù" (Trần Ngọc Phong) "Điểm Nóng Trên Công Trường Sỏi" (Thơ: Hạ Quốc Huy-Nhạc: Nguyễn Hữu Tân) và còn cả hàng trăm "Khúc tù ca" khác đã được phổ biến sau này. Trong dòng lịch sử Việt chưa có giai đoạn nào lại có những ca khúc "Tù Ca" nhiều đến thế. Đây không phải là những sáng tác được viết bởi những nhạc sĩ chuyên nghiệp để đạt tới mức đỉnh cao nghệ thuật âm nhạc, mỗi tác phẩm là một chứng nhân của một giai đoạn lịch sử khốc liệt đầy biến động, được viết bằng máu và nước mắt từ những người "thua cuộc" nhưng tinh thần bất khuất của Họ đã thể hiện qua những Khúc tù ca mà thế hệ mai sau khi nghe lại cũng phải dành cho Họ một chỗ đứng giá trị trong lịch sử.


Từ sự trả thù hèn hạ đối với Quân - Dân miền Nam cho đến những nhà "Bất đồng chính kiến" hay các Tù nhân chính trị, Tù nhân lương tâm sau này. Cho đến nay, những khúc tù ca ấy vẫn vọng hoài những lời ai oán đi cùng vận nước, nhiều bản tù ca đã ra đời với những dòng sự kiện mới. Tuy không còn những "Điểm Nóng Trên Công Trường Sỏi", nhưng Việt Nam Tôi Đâu, Anh Là Ai của Việt Khang, hay những sáng tác của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước đã kéo rơi chiếc mặt nạ của những kẻ bán nước mở ra một bước ngoặc mới cho công cuộc đấu tranh dành lại quyền tự quyết cho dân tộc. Trong những Khúc tù ca ấy, có thể nói "Oan Khúc Người Tù Kiên Giang" của Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu cũng đã nói lên đầy đủ những tội ác của nhà cầm quyền cộng sản trong suốt bốn mươi năm qua. Bên cạnh đó là những sáng tác tại hải ngoại mang tính cách "yểm trợ" cho những tù nhân Quốc nội phải nói đến sự đóng góp rất lớn của Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và Việt Dũng trong Phong Trào Hưng Ca, hay Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ của nhạc sĩ Cao Minh Hưng và rất nhiều những cá nhân chuyên hoặc không chuyên nghiệp.


Trong nhiều năm qua, cá nhân tôi cũng đã đi khắp nơi để trình bày những ca khúc đấu tranh hay những khúc tù ca, đặc biệt là những ca khúc thuộc nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước sáng tác, điều buồn nhất là những ca khúc ấy đã bị "đánh cắp niềm tin" và chết tức tưởi ngay từ khi mới chào đời. Ngoài hai tác phẩm Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai của Việt Khang, những ca khúc khác thuộc nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước được rất ít người biết đến, bởi "hiện tượng" Việt Khang quá lớn đã che lấp bầu nhiệt huyết của nhiều tâm hồn trẻ mà Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình là những người đi tiên phong để làm viên sỏi lót đường cho những bước chân nối tiếp.


Cách đây khá lâu qua một bài viết của cô em Phạm Thanh Nghiên viết về tác giả Nguyễn Ngọc Già, trong đó có nhắc đến ước nguyện của tác giả mong sẽ có một tác phẩm dành riêng cho các "Tù Nhân Lương Tâm". Nhận thấy mình không đủ khả năng làm những chuyện vá trời lấp biển, và đây cũng là dịp để tôi tạ ơn những người đã hy sinh cho công cuộc đấu tranh vì một Việt Nam tương lai. Tôi có một người em tinh thần, tuy không là nhạc sĩ nhưng tôi có thể khẳng định những sáng tác của em không thua gì những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Đình Đại, một nghệ sĩ sống tại Paris, người đã sáng tác 10 ca khúc "Tù ca" trong đó bài Tù ca 2 được viết theo đề nghị của tôi làm quà cho Phạm Thanh Nghiên, và cũng để Phạm Thanh Nghiên làm tròn lời ước nguyện của tác giả Nguyễn Ngọc Già. Tôi và Đình Đại đều không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, chị em tôi chỉ là những nghệ sĩ mang trong mình nỗi trăn trở của những người con đất Việt, biết đau nỗi đau chung của Dân tộc, mong chia sẻ phần nào ước muốn của tác giả Nguyễn Ngọc Già, một người đang sống trong cảnh tù đày cho đến nay vẫn chưa biết sống chết ra sao? Rất mong mọi người hãy chung tay kêu gọi lương tâm thế giới đòi lại quyền sống cho anh, một người đã đóng góp rất nhiều những bài tham luận chính trị, đầy ắp tình yêu thương dành cho Tổ Quốc Việt Nam.


Tù ca 1 đã được ra đời từ cảm xúc qua những trao đổi giữa tôi và Đình Đại về thân phận của những người không chỉ đơn giản là bị cầm tù mà ngay cả những nhà "bất đồng chính kiến" hay những người bị đày ra khỏi quê hương, họ đều là những Tù Nhân Lương Tâm hay nói đúng hơn cả dân tộc này, ngoài lũ tham quan, tất cả còn lại đang bị tù đày trên chính quê hương mình. Xin chia sẻ đến quý vị bài Tù ca 1 do Đình Đại sáng tác và trình bày: Bài ca 1


Bài Tù ca 2 lấy từ cảm xúc qua một bài thơ của Phạm Thanh Nghiên. Bài hát này tôi đã trình bày trong "Đêm Thắp Nến & Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm" tại Nam Cali ngày 27 tháng 6 vừa qua mà trang nhà Dân Làm Báo đã có lần chia sẻ đến mọi người.




Có thể nói 10 bài Tù ca do Đình Đại sáng tác được khởi đi từ sự biết ơn của tôi đối với những hy sinh của tác giả Nguyễn Ngọc Già, và sự quý mến dành cho người em gái can trường Phạm Thanh Nghiên.


Tôi chọn ngày 2 tháng 9 để viết và nghĩ đến những người đang sống trong lao tù cộng sản chỉ vì đấu tranh dành lại quyền sống, quyền làm người cho những thân phận bé nhỏ mà 70 năm về trước Hồ Chí Minh đứng tại Ba Đình đọc bản Tuyên ngôn khẳng định với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Với tôi… ngày 2 tháng 9 là ngày bắt đầu của mọi oan khiên, ngày phá sản mọi giá trị cao quý nhất trong truyền thống Việt. Rồi đây những khúc tù ca sẽ mãi là chứng nhân lịch sử cho thế hệ mai sau biết đến mà thương cảm cho những người đã hy sinh vì Tự Do và nền Độc lập của nước nhà.


Nguyễn Ngọc Già… tôi nhắc tên anh như để chia sẻ cùng anh nỗi đau mà anh đang gánh chịu, ngoài tôi sẽ còn rất nhiều những độc giả thương quý anh, những người bạn đã đồng hành cùng anh suốt nhiều năm tháng trên trang nhà Dân Làm Báo, dù không nói ra nhưng tôi tin mọi người vẫn âm thầm làm điều gì đó để mong anh mau sớm thoát khỏi chốn gông xiềng. Nguyện cầu cho cháu Nguyễn Đình Vĩnh Khang sớm được siêu thoát nơi miền cực lạc. Thành kính phân ưu đến gia đình và xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho anh trong những ngày tháng đau thương này.


Nhiều năm qua, tôi như cánh chim trời rày đây mai đó, mong đóng góp chút sức mọn cho quê hương đang bị đọa đày dưới ách thống trị của lũ cường quyền. Nhìn lại những gì tôi làm, thật quá nhỏ bé so với những hy sinh của các anh chị em đang dùng mạng sống mình chiến đấu cho tự do, cho dân tộc. Dù đang mang trong lòng những cảm xúc "tiêu cực" về một Việt Nam tương lai, nhưng tự trong cùng tận thâm tâm tôi vẫn mơ hồ về một niềm tin nào đó vẫn còn hiện hữu, niềm tin ấy chính là sự hy sinh của những người dám thách thức cùng cường quyền và sẵn sàng bước chân vào ngục tối. Xin cho tôi được nói lời tạ ơn đến những con người quả cảm, rồi đây đất nước sẽ được hồi sinh, tôi sẽ về nhìn thật sâu vào những ánh mắt yêu thương để nói với nhau rằng: "Từ nay người biết yêu người".
Paris 2/9
Hạt Sương Khuya
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.