logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/09/2015 lúc 06:39:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, tức rằm tháng 7, trong đạo Phật có một ngày lễ có tên gọi là lễ Vu Lan. Vào ngày này, các gia đình làm mâm cơm cúng lễ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, tỏ lòng trân trọng biết ơn những đấng sinh thành. Những ai còn mẹ được cài lên áo bông hồng đỏ tượng trưng cho sự biết ơn, tự hào. Với những người con mà mẹ đã khuất thì cài bông hồng trắng thể hiện nỗi thương nhớ. Mùa Vu Lan ở Việt Nam năm nay phổ biến hơn đối với giới trẻ và còn lan rộng đến nỗi đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius cũng đội mưa gió đưa mẹ lên chùa Quán Sứ làm lễ.

Nhìn những màu hoa trắng đỏ rực khắp các trang mạng xã hội, hay báo điện tử, tôi bỗng chợt nghĩ về những người mẹ đã mất con, những người mẹ Việt Nam anh hùng. Khi mà người người nô nức khấn vái cầu mong bình an cho mẹ mình, lại có những người mẹ đang ngày ngày lặng lẽ thắp hương trên bàn thờ của con qua tháng năm. Mà có lẽ, không có một đất nước nào như đất nước tôi, có quá nhiều những người mẹ âm thầm nuôi con lớn khôn trong bom đạn, lặng lẽ chờ chồng, mòn mỏi chờ con, để rồi “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…” Và chắc có lẽ cũng không có đất nước nào như đất nước tôi, dọc cả Tổ quốc có hàng trăm những bức tượng tôn vinh các mẹ, nhưng đồng thời cũng có vô vàn những câu chuyện vừa khôi hài vừa đau thương về họ. Có người mẹ ở Vĩnh Phúc, cả đời loay hoay giấy tờ chứng minh có con trai là chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường từ 30 năm trước, chạy ngược chạy xuôi đến sau khi qua đời mới được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và hưởng trợ cấp 42 triệu đồng tiền thờ cúng. Vụ tranh chấp, phân chia số tiền này giữa các thân nhân lùng bùng đến nỗi lên các trang báo trong nước.

Những vụ kiện giữa chú cháu, con gái, con dâu cho đến giờ vẫn chưa đến hồi kết. Các bài báo không đề cập đến tên tuổi của người mẹ anh hùng này, và người đọc có lẽ cũng chẳng màng đến. Tìm hiểu thêm, với danh hiệu này, chính sách trợ cấp là cực kỳ ít với mức 1.105.000 đồng/ tháng, ngoài ra còn bao gồm các chế độ khác như bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng sau khi qua đời theo chính sách của bộ. Cũng mới gần đây, việc trao tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” còn được đem ra xem xét lại với các trường hợp là mẹ hoặc vợ liệt sỹ nhưng đã…tái giá.

Đọc những thông tin lùm xùm đó, tôi bỗng thấy hạnh phúc của những người mẹ Việt Nam sao mong manh đến thế. Một người mẹ bình thường đã phải nhọc nhằn cả phần lớn cuộc đời vì chồng vì con, dẫu vậy vẫn có những khoảng thời gian vui vẻ viên mãn với mái ấm gia đình riêng của mình. Còn với những người mẹ liệt sỹ, dường như dù chỉ là nghĩ đến hạnh phúc riêng của bản thân thôi đã là một điều khó chấp nhận.

Những tượng đài lịch sử cứ mọc lên càng nhiều mỗi năm, những chương trình truyền hình hoành tráng được tổ chức mỗi dịp thống nhất Tổ quốc hay Quốc khánh hàng năm như một tấm bình phong khổng lồ che đi cuộc đời họ đã và đang sống trong mấy chục năm có lẻ, đơn côi một mình, lạc lõng mưu sinh từng ngày trên mảnh đất đã thấm đẫm máu và nước mắt của người thân.

So với những mất mát đớn đau đó, tôi chỉ thấy những danh hiệu này, bằng khen nọ đều trở nên vô nghĩa. Ai mong muốn được khen tặng vì cái chết của con mình, khi mà ẩn sau niềm “vinh dự” đó là một mái nhà hiu hắt mùi hương trầm và những bức ảnh đã mờ đã cũ. Những câu hát về mẹ Việt Nam tảo tần chung thủy cùng nỗi buồn cứ mãi dài ra. Mùa Vu Lan này, ai đã cài hoa tưởng nhớ về họ?

Theo Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang (VOA)
____________
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.