logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/09/2015 lúc 06:41:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xin minh xác ngay rằng những sự kiện sắp được kể lai rai trong bài này không phải “chuyện trẻ con” thứ thiệt, tức là những “sự cố” vốn chẳng có gì quan trọng mà một số người nhớn cứ khoái phóng đại, làm cho to chuyện; hoặc khi gặp sự bực mình, người này “gắt lên như mắm”: “Chuyện trẻ con!”; cụm từ lại gần đồng nghĩa với “trẻ ranh”, tiếng rủa những đứa trẻ hỗn láo, tinh nghịch: “Làm chi những thói trẻ ranh nực cười” (Kiều).
Nhưng đây là những “chuyện về trẻ con”, nghĩa là thuần túy liên quan đến con nít thật sự. Tuy vậy nội dung câu chuyện vẫn có vẻ “lạ đời” nếu không muốn nói là “ngược đời” khả dĩ gây cho người nhớn, nhất là giới phụ huynh thích thú thì ít mà ngạc nhiên lại nhiều...
Nhân tiện cũng xin “thanh minh thanh nga” là cá nhân tôi, tuy cũng đã “được phúc bẩy mươi đời” lên làm bố chính thức của năm “đấng” con nít (có thử DNA đàng hoàng!), nhưng chưa được leo đến chức “ông”, người viết vốn “văn dốt vũ dát” lại nghèo nàn kinh nghiệm về các... đấng con nít, nên không hề dám bảo đảm là “chắc ăn trăm phần trăm” về những gì được tường thuật dưới đây; kẻ hèn này chỉ “thấy sao, nói vậy, người ơi!”. Trường hợp quí độc giả đọc thấy sự gì “chướng tai gái mắt” hoặc bị điều chi ám ảnh, gây thắc mắc đến ăn mất ngon, ngủ không yến... thì hay hơn cả, thành khẩn đề nghị quí vị - thay vì xỉ vả người viết - xin cứ “tự nhiên... như người Hà Lội” mà tư vấn với các nhà chuyên môn về trẻ con, chẳng hạn bác sĩ nhi khoa hay tâm lý gia nhi đồng. Vậy nhé!
Trẻ con ăn đường hay của ngọt không bị... hại răng?
Từ xưa tới nay, từ ông già bà lão tới các bậc phụ huynh dù còn “trẻ người non dạ”, mới... ra lò làm cha mẹ, đều biết một trong những phương cách gìn giữ hàm răng sữa cho con nít là không cho chúng xơi bất cứ của ngọt nào, nhất là kẹo bánh hay đường ở bất cứ dạng nào. Bằng không, chất ngọt chẳng bao lâu sẽ đục những lỗ đen như các hố mìn ở răng trong lẫn răng ngoài của chúng. Cứ mỗi lần muốn răn đe hay dọa nạt đám con nít nhằm ngăn chặn các bé phải tránh của ngọt, những người nhớn khôn ngoan vẫn dùng hình ảnh “con sâu”, nào “con sâu” đã nấp sẵn trong kẹo, thành thử ăn kẹo tức là rước “sâu” vào miệng mình; nào “sâu” lúc nào cũng thích, cũng mê răng con nít bởi vì nếu mình giữ răng sạch, chịu khó đánh răng sáng tối thì răng đẹp như... răng tiên, thành thử “sâu”... ghen tị, chỉ chờ trẻ con ăn kẹo này, uống nước ngọt này là theo vào mà đào lỗ ở răng để nằm êm ấm luôn trong đó, làm cho răng sún hết, rụng hết... rồi cuối cùng chui luôn vào bụng. Dĩ nhiên trẻ con với tâm hồn trong trắng, tin hết, còn hơn người nhớn “tin như tin kinh Tin Kính”.
Mà nếu có bé nào chẳng may bị sâu răng thật sự - có thể không hoàn toàn vì “sâu” do kẹo hay đường, nước ngọt đưa vào miệng - nhưng đấy lại là “sự cố” thường tình nơi trẻ nít - tức thì bố mẹ vẫn “vô tư” lấy đó làm chứng minh bất khả chối cãi: Tại ăn kẹo! Thấy con lâm cảnh “thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, bố mẹ lại như càng “thừa thắng xông lên” mà “ca khúc khải hoàn”: Ăn kẹo nữa vào, “sâu” đang đục khoét răng đấy!
Thế nhưng nay - đúng là “vật đổi sao rời” - một nữ tác giả, đúng hơn là một bác sĩ về chuyên khoa thực thẩm, Mina Fredborg Stokke (39 xuân xanh), đã viết trên Gia Đình trong nhật báo Aftonposten ở Bắc Âu, số phát hành ngày 25 tháng 8, 2015: “Đường không còn làm cho trẻ con bị sâu răng. Đường làm đẹp và sạch da” - y chang cô bé trong hình dưới đây:

Tuy vậy, bà Stokke cũng chỉ “góp ý” thế này: “Tránh kẹo bánh hoàn toàn là việc làm không đúng. Trẻ con vẫn cần chất ngọt để phát triển. Vấn đề chính yếu là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể lý”.
Mina Fredborg Stokke mang chuyện đá banh làm thí dụ: “Trước khi chơi bóng thành thạo, người ta cần tập luyện”. Theo bà này, những đứa trẻ cũng cần chất ngọt, điển hình Nugatti, để cứng xương, rắn thịt. Bà không đồng ý các “chiến lược - chiến thuật” cổ truyền của phụ huynh, chẳng hạn đem “sâu”, mang “quỉ” ra mà dọa con nít con nôi nhưng “trẻ con thời nay, thời của kỹ thuật điện tử, của truyền thông đại chúng, của thông tin xã hội... nên chúng không ngu ngơ khù khờ như các thế hệ trước để rồi người nhớn “nói tưới hạt sen” gì chúng cũng tin. Không dám đâu! Hãy trò chuyện với chúng và trao đổi, truyền đạt kiến thức thực tế cho chúng”.
Nữ tác giả này kết luận: “Một khi trẻ con bị buộc phải tránh tuyệt đối Nugatti đễ giữ răng đẹp như... răng tiên, phải chăng là việc bắt chúng đi... quá xa?” Và đừng quên “kẹo bánh vẫn luôn là món quà mơ ước của tuổi thơ”.
Trẻ con ngủ ít, mai này sẽ ra sao?
Kết quả một cuộc điều nghiên mới đây, được phổ biến ngày 31 tháng 5, 2015, cho biết là trẻ nít vốn miệng còn sặc mùi sữa mà ngủ quá ít hoặc ngủ chập chà chập chờn, thức giấc thường xuyên, ắt sẽ gặp nhiều “vấn đề” sau này, không cần đợi tới tuổi mới lớn hoặc trưởng thành, nhưng rất có thể khởi sự ở tuổi lên 5.
Các nhà khảo cứu thuộc Viện Y Tế Nhân Dân ở Oslo, thủ đô của Na Uy, đã khám phá được sự liên hệ giữa mô hình giấc ngủ và những vấn đề về hành vi trong vài năm sau.
Theo khảo cứu gia kỳ cựu Brge Sivertsen, “họ (tức các chuyên gia) vẫn biết là có một sự liên hệ rồi chứ, tuy nhiên họ bị kinh ngạc trước sự liên hệ mạnh mẽ, chặt chẽ và về hệ quả lớn lao.”
Ông trình bày: “Chúng tôi không thể quả quyết sự cấu tạo nào đứng phía sau sự liên hệ mạnh mẽ ấy. Để tìm ra nguồn gốc của các mối quan hệ này, cần phải có nhiều hơn nữa các cuộc nghiên cứu và các loại nghiên cứu khác nhau”. Ối giời, các bố trí thức bao giờ cũng nói kiểu “vong vo tam quốc”, thích “rào trước đón sau”. Theo ý tôi, chỉ cần “nói toạc móng heo” thế này cho đỡ “tốn sức lao động” lại tiết kiệm được giấy mực: “Tại sao thế? Chưa biết hết! Phải nghiên cứu mệt không nghỉ nữa!”
Sợ hãi và gây hấn
Hầu hết cha mẹ, nhất là cha mẹ Việt Nam, không mấy quan tâm đến “sự cố” đứa con sơ sinh mình thức, ngủ, cùng lắm kết luận “trẻ mới đẻ trong tháng/trong năm mà ngủ, thức bất thường... thì chỉ là sự thường tình, “chuyện cơm bữa”, chờ ra khỏi cữ là lại đâu hoàn đó”. Thế nhưng, các nhà chuyên môn về y tế, đặc biệt về nhi đồng thì sức mấy chịu vậy; họ nghiên cứu, điều nghiên cho “ra tây, ra khoai”. Chẳng thế mà đã có nhận định như sau: Trẻ nít trong khoảng 18 tháng tuổi mà một đêm thức giấc ba lần hay nhiều hơn thì rất có thể tâm tính về sợ hãi, lo âu, phiền muộn, trầm cảm dần dần phát triển ở tuổi thứ 5. Đứa trẻ mà chỉ ngủ khoảng 10 tiếng hay ít hơn trong một ngày đêm thì mối rủi ro sẽ gia tăng về những vấn đề về tính tình (thích) gây hấn, ưa gây sự, háo chiến...
Các nhà khảo cứu cũng đã đặt nặng nhiều yếu tố khác vốn có thể ảnh hưởng đến các hệ quả kể trên, chẳng hạn tuổi tác, trình độ học vấn của người mẹ, thời gian mang thai và số anh chị em, trọng lượng cơ thể và giới tính của em bé sơ sinh này. Nói tổng quát, đó là một sự liên hệ, một bối cảnh.
Chưa hết, các chuyên gia này còn nêu ra nhiều lời giải thích khả thể nữa. Thí dụ bé này có thể sống với cặp bố mẹ vốn “cơm không lành, canh không ngọt”, nghĩa là cuộc sống lứa đôi “khấp khểnh như răng bà già” chứ không phải trường hợp người vợ được chồng cưng: “Có người mặt nhọ như niêu; Cái răng khấp khểnh chồng yêu lạ lùng” (Ca dao). Sự tương tác thê thảm giữa cha mẹ hoặc giữa đứa trẻ với cha mẹ... có thể gây tai hại bằng những vấn đề sức khỏe tâm lý.... để rồi cũng “nối kết” vào tính khí của đứa trẻ, thêm những thói quen hay các yếu tố di truyền..
Quan trọng là phải phòng ngừa
Ngoài ra, các nhà khảo cứu còn “chỉ điểm” thêm rằng khi đứa trẻ ngủ không ngon giấc thì hậu quả còn mang lại cho bé tính khí dễ cáu giận, khó chịu hoặc bé nhát nhúa, mặc cảm. Ông Brge Sivertsen diễn giải thế này để lưu ý quí vị phụ huynh: “Cuộc nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cứu xét những phương cách khác nhau trong mức độ nào đó, chẳng hạn giờ giấc ngủ ở giai đoạn thơ ấu có thể phòng ngừa sự phát triển của các vấn đề về tình cảm và hành vi”.
Được biết là công cuộc nghiên cứu này dựa trên sự khám phá từ cuộc phân tích về người mẹ và đứa con Na Uy; theo đó 32,000 bà mẹ đã tham gia đầy đủ vào cuộc cứu xét này vốn kéo dài trong nhiều năm liên tục. Vào thời gian này, các bà đã mang thai vào tuần lễ thứ 17 và khi đứa con từ 18 tháng cho tới khi lên 5 tuổi. Và theo đó nữa, 2 phần trăm trong tổng số các bé chào đời được 6 tháng ngủ dưới 10 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm, và khoảng 3 phần trăm thức giấc 3 lần hay nhiều hơn trong đêm.
Tóm lại thì... vậy đó; tin hay không tùy từng người. Thế nhưng, một công trình nghiên cứu của cả một ê-kíp chuyên gia thuộc một cơ sở chuyên môn, lại kéo dài trên 5 năm với cả mấy chục ngàn người tham dự... hẳn không phải một trò chơi và kết quả không thể chỉ là “chuyện nhỏ”. Vậy thay vì thấy em bé ngủ ít trong một ngày hoặc hay thức giấc trong đêm đã vội lo lắng, cho uống hết “thần dược” nọ đến “thuốc tiên” kia - thay vì thấy đứa trẻ lên 5 nghịch ngợm, phá phách hoặc “nhát như cáy”.... đã lập tức nọc ra đánh đòn viện lý “thương cho roi cho vọt”... thì hãy cứ ứng dụng những điều chỉ dẫn của các nhà khảo cứu ấy, “mất gì mà sợ”!
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.