logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 23/06/2012 lúc 10:13:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trên lãnh vực khoa học, phụ trang báo Le Monde đề cập đến việc nghiên cứu sản xuất ra thịt trong phòng thí nghiệm. Hiệp hội bảo vệ động vật People for the Ethical Treatment of Animal (PETA) hứa hẹn sẽ thưởng 1 triệu đô la cho nhóm nghiên cứu đầu tiên chế tạo ra được thịt gà nhân tạo, hạn chót là ngày 30/06/2012.
UserPostedImage
Các nhà nghiên cứu tìm cách chế tạo thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm (AFP)
Không còn kỹ nghệ chăn nuôi, với những con vật được nuôi lớn rồi được đưa vào lò sát sinh. Thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, dưới sự điều khiển của các nhà hóa học. Tác giả René Barjavel trong tác phẩm « Sự tàn phá » xuất bản năm 1943 đã mơ đến thịt nhân tạo.

Bốn mươi bảy năm sau, giấc mơ này đã giã từ tiểu thuyết viễn tưởng để thực sự bước chân vào phòng thí nghiệm. Với giải thưởng trên đây, PETA hy vọng « Thịt nuôi cấy có thể chấm dứt nỗi đau của hàng tỉ con vật bị nhồi nhét trong các trại chăn nuôi và tại lò sát sinh ». Nhưng hạn cuối đã cận kề, mà các nhà nghiên cứu có vẻ hãy còn lâu mới bước qua được từ giai đoạn thử nghiệm sang thương mại hóa. Có thể PETA sẽ phải dời lại thời hạn lâu hơn để khuyến khích sự tìm tòi của các nhà khoa học.

Từ đầu những năm 2000, cơ quan không gian NASA đã có dự án tổng hợp nên thịt nhân tạo từ tế bào cơ của cá vàng, để cung ứng cho các phi hành gia trên những chuyến bay dài ngày. Tại Hà Lan, nghiên cứu về thịt nhân tạo do nhà công nghiệp Willem van Eelen khởi xướng, từ năm 2004 đã được chính phủ tài trợ 2 triệu euro và huy động ba trường đại học. Bản mẫu đầu tiên của hamburger nuôi cấy trong ống nghiệm có thể được triển khai tại phòng thí nghiệm của đại học Maastricht từ nay đến tháng 11, do ê-kíp của giáo sư giải phẫu sinh lý mạch máu Mark Post thực hiện.

Bên cạnh đó, còn có những nghiên cứu của Nicholas Genovese tại Mỹ và Vladimir Mironov tại Brazil. Với dân số thế giới sẽ lên đến 9 tỉ người vào năm 2050, thị trường tiềm năng cho sản phẩm thay thể protein động vật là đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư. Còn với những tổ chức bảo vệ súc vật, đây là một hy vọng lớn. Không chỉ chấm dứt việc hành hạ súc vật, mà còn giải quyết được vấn đề sinh thái, vì giải phóng được đất trồng trọt và hạn chế việc vật nuôi thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Oxford và Amsterdam khẳng định, thịt nhân tạo sẽ giúp giảm được 99% diện tích đất sử dụng, và trên 78% khí phát thải. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước những con số này, vì quy trình công nghiệp hóa thịt nhân tạo tương lai vẫn chưa xác định được. Một nhà nghiên cứu cho biết, tuy đúng là 70% đất canh tác được dùng để nuôi súc vật, nhưng một số loại đất chỉ có công dụng duy nhất là cho chăn nuôi. Các đồng cỏ cũng hấp thu được mỗi năm 500 kg carbon trên một hecta.

Giáo sư Mark Post sẽ không được giải thưởng 1 triệu đô la của PETA, vì ông không nghiên cứu về thịt gà, mà là thịt bò. Năm 2009, nhà khoa học Hà Lan đã nuôi cấy được một mẩu thịt nhỏ, bề ngang 8 mm, dài 22 mm và dày được 0,5 mm. Ông sử dụng kỹ thuật kích điện để làm tăng kích thước các tế bào cơ. Đến tháng 10/2011, ông đưa ra In Vitro Meat Project, nhằm chế tạo ra hamburger nhân tạo ăn được. Trước hết các tế bào gốc được trích xuất bằng phương pháp sinh thiết cổ điển từ cơ của bò. Đây là các tế bào « vệ tinh » trong cơ, có thể tự sinh sản trong trường hợp bị thương tổn để tái lập tế bào, và như vậy cần có môi trường nuôi cấy.

Phức tạp là ở đây. Để nuôi các tế bào, đầu tiên các nhà khoa học dùng loại dịch chiết xuất từ bê. Tuy nhiên trong tương lai nếu tiêu thụ ở châu Âu thì sẽ vấp phải lệnh cấm sử dụng hóc-môn tăng trưởng, vì vậy ê-kíp nghiên cứu Hà Lan quay sang hướng nuôi cấy tổng hợp, có thể với dịch dinh dưỡng từ tảo.

Để biến các tế bào cơ thành dạng sợi, ê-kíp Mark Post nén chồng lên một loại « giàn giáo » bằng polyme từ glucose, rồi kéo căng cho đến khi đạt được kích thước cần thiết. Hiệu quả của quy trình này lệ thuộc rất nhiều vào khả năng nhân rộng các tế bào gốc : cứ 30 lần nhân lên tương ứng với 1 tỉ tế bào, thu được khoảng 100 g thịt. Tuy nhiên giáo sư Mark Post không hy vọng sẽ thương mại hóa thịt nhân tạo trước 15 năm tới. Việc tối ưu hóa môi trường và các điều kiện nuôi cấy tế bào là những khó khăn chủ yếu.

Theo nhà nghiên cứu Brigitte Picard, thuộc Viện Quốc gia Nông học Pháp thì thách thức chính nằm ngay định nghĩa về thịt. Không đơn giản là các mô cơ, mà việc phát triển các tế bào liên quan đến toàn bộ cơ thể. Cơ được cấu thành bởi các sợi cơ, nhưng bên cạnh đó còn có các mô liên kết, các tế bào mỡ, mạch máu, hệ thống thần kinh. Và thịt trước hết là sự đa dạng của các miếng thịt.

Tiến trình sản xuất hàng loạt trong tương lai cũng cần đến các chất kháng sinh, chất chống nấm. Brigitte Picard nhắc nhở, các tế bào gốc hết sức mong manh, nếu không được xử lý sẽ không thể sống sót. Nhà nghiên cứu này kết luận : « Thịt nhân tạo không phải là thịt sinh thái ».
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.