logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/09/2015 lúc 06:37:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Với những người độc thân, nợ nần có vẻ không rắc rối như người có gia đình. Vẫn biết sống chết có số, nhưng phàm đã là

con người đời sống có sinh ắt có tử. Và rồi đến ngày mình nhắm mắt, người thân của mình còn ở lại, liệu vấn đề những

khoản nợ nần sẽ được tính toán như thế nào đây? Câu hỏi được đưa ra: Could I Inherit My Loved One’s Debt? Liệu tôi có

phải lãnh nợ của ổng, hay của bả hay không?

Có lẽ đây là câu hỏi ít người nghĩ đến. Nhất là với văn hóa đông con – Culture of fertility, như người Việt mình, một con

một của như nhau. Thường người ta sẽ né tránh nói đến cái chết, nên vấn đề hậu sự thường không ai nói đến. Vì vậy dẫn

đến cảnh chết không có di chúc. Cuối cùng gia đạo kém cỏi, anh em đòi chia chác của cải khi cha mẹ vừa nằm xuống. Tệ

hơn là tranh giành khi cha mẹ còn sống. Nên khá phổ biến là khi về già, sắp đến lúc gần đất xa trời người ta mới nghĩ đến

chuyện di chúc, bàn đến cái chết, cũng như nói đến những khoản nợ.

Đời sống vợ chồng, khi một người mất đi sẽ để lại biết bao phiền muộn. Và sẽ càng khó khăn hơn nếu như một trong hai

người ở lại phải lo lắng băn khoăn đến món nợ của người kia để lại. Một lần nữa: Could I Inherit My Loved One’s Debt?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều người Mỹ khi bước vào tuổi về hưu thường có những món nợ, điều này đồng nghĩa khi

chết họ sẽ để lại những khoản nợ. Thông thường người về hưu sau khi vất vả chí thú làm ăn sẽ có dư chút đỉnh. Nhưng đó

là chuyện của quá khứ. Giờ nhiều người già sống lâu hơn. Tỷ lệ người già chết để lại các khoản nợ là một thực tế khá nhức

nhối. Vì tiền họ để dành không đủ cho họ xài những năm sống dư thêm ra.

Vậy khi người thân hoặc vợ chồng của bạn nằm xuống, liệu bạn có phải chịu trách nhiệm những khoản nợ đó? Để trả lời

câu hỏi này, chúng ta cần hiểu được sau khi qua đời, chuyện gì sẽ xảy ra với tài sản và những món nợ của người nằm

xuống.

Khi vợ/chồng của bạn nằm xuống, tài sản (assets) hay (estate) được trao cho người thi hành (executor) xử lý các khoản

này; bao gồm tất cả tiền bạc và tài sản. Đồng thời người thi hành đó sẽ có nhiệm vụ thanh toán hết các khoản nợ của người

nằm xuống. Sau đó phần nào còn dư sẽ được trao cho vợ hoặc chồng của họ (the beneficiaries named in their will).

Ở đây có ba trường hợp: (a) người vợ/chồng nằm xuống tài sản để lại chỉ đủ trả các khoản nợ, (b) trả nợ xong còn dư, và

(c) trả nợ xong chẳng còn đồng nào. Khi trả nợ, các khoản nợ này sẽ được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng. Khi cạn

tiền mà nợ chưa trả dứt thì các khoản nợ đó sẽ được xóa (written off). Câu chuyện sẽ chấm dứt tại đây. Tuy nhiên sẽ có

một vài trường hợp những khoản nợ của vợ/chồng sau khi nằm xuống sẽ bị đưa qua cho người còn ở lại.

Các khoản nợ có thể bị đưa qua cho người còn ở lại gọi là inheriting debt. Thông thường đây là những khoản nợ do cả hai

người đứng tên (joint account holder or co-signer on the deceased’s debt). Chúng có thể là những khoản nợ không bảo

đảm (unsecured debts) như nợ thẻ tín dụng, nợ cá nhân, nợ vay học đại học – nhưng phải do hai người cùng ký tên. Hoặc

các khoản nợ có bảo đảm (secured debts) như nợ nhà, nợ xe nếu do hai người đồng ký tên.
Tuy nhiên với các khoản nợ secured debts này theo luật của liên bang các chủ nợ không thể đòi hỏi gay gắt bắt buộc

người còn lại phải trả nợ ngay lập tức. Tùy vào những trường hợp khó khăn, các khoản nợ sẽ được cho một khoảng thời

gian cần thiết để thanh toán.

Một số trường hợp khác, khi vợ hoặc chồng nằm xuống khoản nợ phải trả sẽ bị đưa qua cho người còn sống nếu như họ

sống tại những tiểu bang có áp dụng luật community property state – Tức sống chung với nhau là chia đôi tài sản khi ly dị.

Các tiểu bang trên đất Mỹ áp dụng hệ thống luật này gồm: Arizona, California, Idaho, Louisiana, Nevada, New Mexico,

Texas, Washington và Wisconsin. Luật Community Property yêu cầu người vợ/chồng còn sống sẽ phải trả khoản nợ khi

người phối ngẫu của họ nằm xuống. Kể cả những khoản nợ, dù đó là nợ unsecured debts hay nợ secured debts và các

khoản nợ này chỉ đứng tên của người nằm xuống.

Vậy làm cách nào để tránh những khoản nợ sẽ theo bạn khi người phối ngẫu qua đời. How to Avoid Debt Inheritance? Dĩ

nhiên có những kế hoạch đối phó mà bạn có thể thực hiện. Vấn đề bạn phải chịu khó thực hiện ngay từ lúc này. Đừng để

nước đến chân mới nhảy.

Trước hết, nên mua bảo hiểm nhân thọ. Sẽ có nhiều giá biểu và những chương trình bảo hiểm nhân thọ khác nhau. You

may want to talk to your loved one about investing in some form of life insurance. Khi vợ/chồng nằm xuống, số tiền từ

những chương trình life insurance này sẽ giúp trang trải rất nhiều thứ, dĩ nhiên là sẽ giúp trả nợ của người quá cố. Mua bảo

hiểm nhân thọ là chơi hụi để khi có hữu sự là mình được hốt hụi để trang trải. Có điều khi mua bảo hiểm nhân thọ bạn

đừng chần chờ. Tuổi càng cao sẽ càng khó mua bảo hiểm nhân thọ. Giá cũng sẽ cao hơn.

Một cách khác nữa, theo gợi ý của các chuyên gia tài chánh, sống tằn tiện sẽ giúp rất nhiều trong việc có những khoản nợ

khó trả dứt. Như ông bà mình vẫn dặn con cháu: Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện. Nên có kế hoạch chi tiêu

(building a budget) hoặc sống có kế hoạch giản dị, tằn tiện. Hãy nhớ liệu cơm gắp mắm sẽ giúp tránh cảnh nợ nần. Tiền

lương đi làm ít ỏi không đáng e ngại bằng làm ra nhiều tiền nhưng xài quá trớn, vung tay quá trán. Làm không đủ xài rồi đi

vay thêm để xài hoặc mua thiếu, cuối cùng là mắc nợ.

Khi người vợ/chồng nằm xuống, nếu không có những kế hoạch chuẩn bị đối phó với những khoản nợ này, bạn có thể sẽ bị

những công ty đòi nợ gây khó khăn sau đó. (Nên) có được kiến thức phổ cập về những khoản nợ bạn có trách nhiệm phải

trả và những khoản nợ không phải trả sẽ giúp bạn bớt đi những phiền muộn lo âu.

Khi bạn nhận được thư của những công ty đòi nợ đòi các khoản của người vợ/chồng quá cố của bạn nợ trước đó, hãy

bình tĩnh. Tìm đến với những công ty hoặc các địa chỉ đáng tin cậy để có được những tư vấn cần thiết. Hoặc viết thư bảo

đảm thông báo cho họ biết bạn không muốn nhận những lá thư đó nữa. Lời khuyến cáo chung trong những trường hợp

này là bạn nên hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Kiến thức là sức mạnh. Khi có được những thông tin kiến thức

cần thiết, bạn sẽ an tâm hơn khi gặp phải những rắc rối từ những món nợ kiểu này.

Khi vợ hoặc chồng nằm xuống, người còn lại phải đối diện với những nỗi đau mất mát, nên những rắc rối về những khoản

nợ là điều hoàn toàn không ai muốn có. Vì thế bạn cần bàn thảo với vợ/chồng mình về những khoản nợ ảnh hưởng đến

người còn lại. Từ đây cả hai có những kế hoạch chuẩn bị đối phó cần thiết.

Những gợi ý trên áp dụng với người Mỹ. Đối với người Việt thì những gợi ý này có phần make sense hơn. Bởi lẽ người

Việt mình thường sòng phẳng, sợ nợ, nên ít khi mắc nợ. Nhưng nếu như có những chuẩn bị cần thiết, thừa vẫn hơn thiếu,

bạn sẽ không nhức đầu khi phải đối diện với những khoản nợ mà bạn cứ ngỡ mình không có trách nhiệm (nhưng vẫn phải

trả sau này). Vì thế, nếu có thể, bạn hãy trò chuyện với vợ/chồng của mình về những khoản nợ đó càng sớm càng tốt. Ít

nhất tình nghĩa vợ chồng đầu gối tay ấp, một người nằm xuống, nên để lại những ký ức ngọt ngào chứ không phải những

khoản nợ nần cho người còn lại…

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.