Nghiên cứu tìm hiểu điểm dự bị đại học để được nhận vào các trường hàng đầu ở AnhSinh viên sắc dân thiểu số ít có khả năng được nhận vào học tại các trường đại học hàng đầu ở Anh hơn so với học sinh da trắng có cùng điểm A-level (điểm dự bị đại học), theo một nghiên cứu từ Đại học Durham, Anh Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ đơn xin học của 49.000 sinh viên trong thời gian từ năm 1996 đến 2006.
Nghiên cứu cũng cho thấy học sinh ở các trường công ít có khả năng được nhận học tại các trường hàng đầu hơn so với học sinh từ trường tư.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Hiệp hội Russell (gồm 24 trường đại học hàng đầu của Anh) cho biết sự khác biệt có thể là do việc lựa chọn kết hợp các môn thi A level của học sinh.
Nghiên cứu do Vikki Boliver, từ Trường Khoa học Xã hội Ứng dụng thuộc Đại học Durham, thực hiện. Nghiên cứu đã xem xét kết quả xin học của sinh viên vào các trường đại học hàng đầu thuộc Hiệp hội Russell.
Đạt điểm chuẩnSử dụng dữ liệu từ dịch vụ tuyển sinh UCAS, nghiên cứu này cho thấy sinh viên da trắng và học sinh từ các trường tư có nhiều khả năng thành công trong việc xin học hơn so với học sinh da đen, hay học sinh châu Á và học sinh trường công có cùng số điểm A-level.
"Kết luận hàng đầu của phân tích này là việc nhập học vào tại các trường đại học thuộc Hiệp hội Russell là không 'công bằng'," Tiến sĩ Boliver nói trong báo cáo của mình, một báo cáo được trình bày tại hội nghị Giáo dục Đại học vào hôm thứ Ba.
Nghiên cứu cho thấy các mô hình khác nhau thể hiện các nhóm sắc dân khác nhau ở sinh viên xin học.
Học sinh trường công "cần phải có trình độ cao hơn các bạn cùng lứa ở trường tư, trung bình điểm A level phải cao hơn 2 bậc thì họ có lẽ mới xin vào học các trường đại học thuộc Hiệp hội Russell", điều các nhà nghiên cứu phát hiện thấy.
"Và khi học sinh từ các trường công này nộp đơn xin học tại các trường đại học thuộc Hiệp hội Russell, thì dường như họ cần phải có trình độ cao hơn so với học sinh trường tư trung bình là một bậc ở điểm A-level trước khi họ có thể được nhận học".
Đối với học sinh da đen và châu Á, nghiên cứu cho biết rào cản dường như là ở quá trình tuyển chọn. Họ đủ tự tin để nộp đơn xin học tại các trường đại học thuộc Hiệp hội Russell, nhưng ít khả năng được nhận học hơn so với học sinh da trắng có chứng chỉ tương đương.
Phân tích các dữ liệu này của UCAS không thể chỉ ra lý do tại sao lại có mô hình khác nhau như vậy trong việc nhận học ở các nhóm sắc dân khác nhau và Tiến sĩ Boliver nói phải xem xét "sâu hơn" những gì đang xảy ra.
"Đây là điều không thể bỏ qua. Chúng tôi chỉ biết rằng đang có vấn đề, và chúng ta cần phải biết các nguyên nhân của nó."
Dự đoán kết quảTiến sĩ Boliver nói nó có thể phản ánh một điều, đó là quá trình tuyển chọn đã sử dụng điểm dự đoán chứ không phải là kết quả điểm A-level trên thực tế.
Nghiên cứu lớn mới đây nhất của chính phủ về công bằng nhập học, do Steven Schwartz thực hiện, đã kết luận rằng một cơ chế tuyển sinh dựa trên điểm dự đoán đã đem lại lợi thế không công bằng cho học sinh nhà giàu.
Đã có các kế hoạch kế tiếp nhằm đưa vào áp dụng một cơ chế tuyển sinh dựa trên điểm A level thực – được gọi là cơ chế tuyển sinh sau khi có điểm thực - nhưng điều này đã bị hủy bỏ vào năm ngoái.
Hiệp hội Russell gợi ý rằng có thể có các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh có sự khác biệt đó.
Mặc dù điểm A-level giữa hai người xin học có thể dường như giống nhau - chẳng hạn như ba môn thi, cùng đạt mức A, A, và B – nhưng chỉ nhìn như vậy lại không cho thấy môn học mà họ đã chọn thi.
Với ngành như kinh tế, sinh viên xin học có thể đạt điểm A ở môn kinh tế, nhưng một số trường đại học cũng có thể yêu cầu học sinh đó phải đạt điểm cao cả ở môn Toán khi thi A-level. Nếu không chọn thi kèm cả môn toán thì đơn xin học của sinh viên này sẽ ít có khả năng thành công.
Một phát ngôn viên của Hiệp hội Russell cho rằng một yếu tố khác là đơn xin học của học sinh sắc dân thiểu số quá tập trung vào các ngành có quá nhiều người xin học hay rất cạnh tranh, chẳng hạn như ngành y.
Wendy Piatt, Tổng giám đốc Hiệp hội Russell, nói thể tự mãn về quy trình tuyển sinh, vấn đề này đã phản ánh tình trạng thiếu lời khuyên va tư vấn từ một số trường học.
"Đáng buồn là nhiều sinh viên học khá chỉ đơn giản là đã không được nhận lời khuyên và chỉ dẫn khi chọn môn học nào ở cấp A lelel để có thể giúp hội đủ điều kiện cho ngành học ở cấp Đại học mà họ lựa chọn", tiến sĩ Piatt nói.
"Chúng tôi, cũng như các nhà nghiên cứu, không thể làm gì cho các học sinh đã có lựa chọn tồi khi chọn các môn học ở cấp A-level khiến họ không đạt được các yêu cầu để được nhận học đại học.
"Nhiều sinh viên học khá chỉ đơn giản là đã không thi các môn cần thiết để được nhận học - các trường đại học không chỉ cần học sinh có điểm tốt, mà còn điểm tốt ở đúng môn học cần thiết cho khóa học mà họ xin vào".
Khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1996 đến 2006 bao gồm cả giai đoạn Anh Quốc áp dụng học phí với sinh viên và tăng học phí lên mức 3000 bảng một năm. Nhưng không có dấu hiệu rõ rệt về ảnh hưởng của học phí tới việc nhập học và mô hình xin học của sinh viên.
Tiến sĩ Boliver đã cập nhật thêm vào nghiên cứu này - nhìn vào giai đoạn 2010-2012 – nhưng nó tiếp tục cho thấy tình trạng bất lợi của học sinh sắc dân thiểu số.
Tuy nhiên, các số liệu mới này cho thấy mặc dù học sinh trường tư vẫn có nhiều khả năng được nhận học hơn so với học sinh có trình độ tương đương ở trường công, khoảng cách này đang được thu hẹp.