logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 15/09/2015 lúc 05:49:08(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Trong cuốn Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1' có bài học dạy trẻ bước trên thủy tinh vỡ để thể hiện lòng dũng cảm.

Cả tháng qua, dư luận vẫn chưa dừng bàn qua tán lại về câu chuyện “quyển sách dạy kỹ năng cho trẻ em tiểu học” đã cổ

súy giá trị của lòng dũng cảm bằng cách “đi trên mảnh thủy tinh”. Đáng nói hơn, quyển sách là một sản phẩm của một “ông

tiến sĩ” với tham vọng làm thay đổi tư duy của những đứa trẻ về sự can đảm, vốn bị “hóa phép” và trở nên hết sức phiến

diện và xa xôi. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã gửi công văn yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục thu hồi

cuốn sách Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1 có bài học “Vượt qua nỗi sợ”. Tuy nhiên, có không ít vấn đề

vẫn phải bàn thảo thêm để làm rõ sự dũng cảm.

Dũng cảm hay sự dốt nát?

Khi đọc thấy mẫu sách của ông tiến sĩ, tôi thấy buồn cười về sự méo mó của lòng dũng cảm trong con mắt của một người

có học thức. Chẳng biết ông tiến sĩ học đâu ra cái trò đi trên mảnh thủy tinh chính là sự dũng cảm, riêng tôi, đó là sự dốt

nát một cách lố bịch. Dũng cảm không chỉ là một khái niệm ở chỗ “dám làm” hay “không dám làm”, mà nó còn nằm ở bối

cảnh và ý nghĩa mang tính thực tiễn, nhân văn của hành động. Nói cách khác, “trong tình huống cấp bách, không còn cách

nào khác, con người ta phải chọn sự mạo hiểm để bảo vệ một giá trị tốt đẹp hơn, đó chính là dũng cảm”.

Tôi lấy ví dụ, có người sẵn sàng cầm súng tiến lên để ngăn chân địch không tiếp cận đến căn cứ, phá hủy cơ đồ. Đó chính

là dũng cảm. Nhưng nếu lấy súng chỉa vào đầu người khác, và bảo “đừng sợ”, rồi trấn an rằng đó là lòng dũng cảm, theo

kiểu “đi trên mảnh thủy tinh” thì đó quả thật là một phép so sánh khập khiễng, nếu không muốn nói là ngu ngốc. Hoàn cảnh

nguy hiểm phải mang tính khách quan, khi đó buộc con người phải chọn lựa một cách quyết đoán, đó là lòng dũng cảm.

Còn việc tự tạo ra mối nguy hiểm cho bản thân một cách “ảo thuật”, thì đó là một trò đùa dại hơn là một phép toán của sự

can trường hay lòng dũng cảm. Chẳng ai tự chuốc lấy cái nguy hiểm để cố vượt qua rồi bảo rằng mình can đảm. Ranh giới

giữa lòng dũng cảm và sự dốt nát không phải là quá rộng. Thế nên, hiểu sai một chút thì người vốn được xem là dũng

cảm, thật ra lại là dốt nát.

Hậu quả của việc học vẹt

Chuyện dạy trẻ em đi trên mảnh thủy tinh thể hiện lòng dũng cảm của vị tiến sĩ này khiến tôi nhớ đến giai thoại học vẹt.

Trên thực tế, có những khóa học dành cho người lớn về việc ăn dao lam, phun lửa, đi trên thủy tin, thậm chí là bước trên

than hồng. Mục tiêu của khóa học là giúp bạn thay đổi tư duy về sự nguy hiểm, rằng nếu nguy hiểm bị kiểm soát, sắp xếp

một cách hợp lý và logic thì câu chuyện nhanh chóng được giải quyết.

Tuy nhiên, câu chuyện này không mang lại một giá trị thực tế nào nếu áp dụng với trẻ em – vốn là những mầm non tiêu

biểu và gia đình gặp khó khăn. Trẻ tiểu học vốn là những mảnh giấy trắng và vô nghĩa. Khi đưa thông điệp “đi trên thủy tin

tức là dũng cảm”, trẻ em chỉ hiểu một cách đơn nghĩa theo cơ học, tức là ai dám đi trên thủy tin thì người đó dũng cảm. Tai

hại có thể xảy ra khi các em học sinh bắt chước y chang những gì người lớn đang làm mà không hề biết nó đang thách

thức an toàn thân thể, sức khỏe của các em.

Như vậy, dường như có một sự “copy” (hay còn gọi lại đạo văn) từ một chương trình đào tạo kỹ năng cho người lớn sang

áp dụng cho trẻ em. Mới nghe qua cứ tưởng sáng kiến, nhưng nhìn lại sẽ thấy nó đang âm ỉ và có khả năng giết người một

cách đầy tiếc nuối. Tính máy móc một cách rất “vẹt” của ông tiến sĩ khiến người ta càng thấy buồn về nền giáo dục quốc

gia – vốn vẫn còn không ít kẻ lạc hậu, chỉ biết áp dụng các bài học một cách lý thuyết và máy móc.

Trách nhiệm của người quản lý

Một cuốn sách đầy tranh cãi và thiếu phù hợp như vậy, chẳng hiểu sao vẫn được duyệt xuất bản trong sự ngỡ ngàng của

không ít người. Đây không phải là lần đâu các ấn phẩm sách giáo khoa, sách giáo dục tại Việt Nam gây ra các cuộc tranh

cãi lớn. Rõ ràng, có một sự lơ là trong khâu quản lý, để rồi sau đó ngành chức năng lại phải thu hồi vội vàng từng quyển

sách “vô lý đùng đùng” – vốn đã làm dậy sóng dư luận. Đến người dân bình thường cũng thấy không ổn với một vài nội

dung trong sách kỹ năng sống. Do đó không lý gì các thầy các cô, được đào tạo bài bản, lại không nhận ra điều đó.

Bên cạnh đó, rõ ràng ngành giáo dục hiện vẫn còn thiếu sự hiện diện của các chuyên gia về mặt khoa giáo. Có thể họ

chưa phải là tiến sĩ như ông tác giả của quyển sách vô lý lần này, nhưng những gợi ý của họ ít nhất cũng sẽ chỉn chu, dễ

hiểu, không phải theo kiểu “đập đầu vào tường là can đảm hay dũng cảm”. Như vậy, việc chọn một bộ sách giáo khoa

nhưng không có sự đánh giá sát sao, suy cho cùng cũng không thể mang về hiệu quả. Trách nhiệm chính thuộc về nhà

trường, đơn vị chọn bộ sách tham khảo ấy để sử dụng.

Cuối cùng, phải thừa nhận thị trường sách giáo khoa, sách hướng dẫn tăng cường phát triển kỹ năng cho trẻ em hiện nay

rất thiếu. Đó là lý do các bộ sách được xuất bản một cách ồ ạt và thiếu sự kiểm soát, dẫn đến các trang sách thiếu sự chín

chắn, chuẩn xác, ý nghĩa và bao dung. Nếu đa dạng hóa thị trường sách, việc chọn lựa của phụ huynh và các em học sinh

sẽ khiến các quyển sách “đi trên thủy tinh” sẽ không có cơ hội để tồn tại.

Theo Blog của Cao Huy Huân (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.