Khi Trương Linh, kỹ sư 36 tuổi đi thăm Châu Âu lần đầu cô quyết định tới Paris trước.
“Mọi người bảo tôi đó là điểm phải qua vì nó thơ mộng, đẹp, toàn người lịch thiệp,” cô nói và thêm rằng dứt khoát sẽ quay
lại trong vòng 5 năm nữa.
Pháp là điểm đến ưa thích của Trung Quốc mới. Trong năm 2014 khoảng 700.000 người Trung Quốc thăm Paris, tăng
20% so với năm trước. Xu thế này chắc chắn sẽ kéo dài.
Cho dù giá cổ phiếu rớt mạnh và tiền Trung Quốc mất giá nhưng có vẻ như nó không làm ảnh hưởng tới thú mua sắm hàng
hiệu của người Trung Quốc không giảm. Khi các nhà kinh tế ca thán về sự giảm tốc kinh tế thì các nhà phân tích bán lẻ cho
rằng nó không có tác động tức thời đối với xu thế mua sắm.
William de Vijlder, kinh tế gia của BNP Paribas phân biệt rõ những người siêu giàu với những du khách Trung Quốc khác ở
Paris (bị tác động vì sự sa sút của thị trường chứng khoán). Ông nói “ở mức độ này việc chi tiêu sẽ không ảnh hưởng.”
Ông nói thêm là một khi “họ quyết định đi du lịch là họ đã biết giá cả rồi, trước cửa hàng họ quyết định ngay phải mua hay
không mua túi xách nào.”
Paris đã trải thảm đỏ đón du khách nghiện mua sắm. Cả thành phố mở chiến dịch thu hút khách thông qua giảm giá khách
sạn và các sự lựa chọn mua sắm; ứng dụng điện thoại bằng tiếng Trung Quốc và sản phẩm hạng sang theo thị hiếu Châu
Á từ kem trắng da đến túi xách loại hiếm và rượu Cognac, một số hàng dành riêng cho Tết Âm lịch.
Để cải thiện giao tiếp với du khách Trung Quốc, cơ quan du lịch mới đây xuất bản cuốn sách nhỏ “Nói với khách du lịch”
cho lái xe taxi, cho khách sạn và nhà hàng với hướng dẫn sao cho thật hiếu khách.
Mua sắm bẩm sinhImage copyright Getty Images
Du khách Trung Quốc rất thích mua sắm hàng xa xỉ, từ đồng hồ đến hàng đồ da và hàng mốt và họ lên kế hoạch kỹ cho
việc mua sắm.
“Tôi nhớ lần đầu qua Paris, nhóm chúng tôi mua sắm ở siêu thị hơn 8 tiếng, tới cả Galleries Lafayette,” Wang Wei, 37 tuổi
nói, cô sang năm 2006 theo tour và sau đó đi 4 lần nữa. “du khách Trung Quốc tra mạng, so sánh giá, xem sản phẩm nào
chưa từng có ở Trung Quốc. Họ biết rất rõ cái họ muốn mua”.
Hội Đồng Du Lịch Vùng ước tính trung bình một du khách Trung Quốc chi khoảng 1100 euro/một chuyến, nhiều hơn bất kỳ
nước nào khác, xếp hạng sát theo sau là khách Nga, khoảng 1076 euro/người.
“Điều bắt buộc khi đi về là phải có quà hàng Pháp. Một túi xách Chanel mua ở Paris không tương đương với nó khi được
mua ở Bắc Kinh.” Francois Navarro nói, ông là Giám Đốc Hội Đồng Du Lịch Vùng.
Các khuyến khích khác cho du khách Trung Quốc mua nhiều hơn là thuế doanh thu thấp, tỷ giá trao đổi ưu đãi và sự đảm
bảo sản phẩm họ mua là thứ thiệt.
Du khách có thể nhận lại tiền thuế VAT khi rời các nước Liên Minh Châu Âu. Và vì hàng xa xỉ bị đánh thuế rất nặng ở Trung
Quốc (như thuế tiêu thụ từ 5-20% và thuế nhập khẩu đau rớt nước mắt 180%) nên hàng này có thể tăng gấp rưỡi giá ở
Châu Âu.
Nghiện chi tiêuHiện du khách Trung Quốc chiếm 40% doanh số hàng xa xỉ ở Pháp, theo một báo cáo tháng 2 của HSBC, do vậy nhiều
cửa hàng bán lẻ ở Paris sẽ tiếp tục làm đủ cách để lôi cuốn họ tới.
Những “cửa hàng lớn” (tương đương Harrods ở London hoặc Bloomingdales ở New York) và những cửa hàng trên đường
Champs Elysées, cùng các hiệu hàng xa xỉ và kim hoàn quanh quảng trường Vendome, tất cả đều dùng các thủ thuật tế
nhị và không tế nhị để gợi cho khách mua nhiều.
Image copyright Getty Images
Họ cung cấp wi-fi miễn phí, nhân viên nói tiếng Trung Quốc, sảnh VIP và gian phục vụ nhanh chuyên dụng. Diện tích là
dành riêng cho du khách và gian hàng được sắp xếp theo mặt hàng ưa thích của khách Trung Quốc. Thường thì du khách
Trung Quốc chỉ ở Paris một ngày rưỡi nên không có thời gian đi dạo vô bổ khắp siêu thị rộng lớn.
“Tất cả khách Trung Quốc đều được nữ hướng dẫn viên nói tiếng Trung Quốc tiếp đón riêng. Hàng chọn mua được
chuyển trực tiếp đến khách sạn. Chúng tôi liên tục điều chỉnh để việc mua sắm của họ phù hợp với cái họ cần,” Marie Bart
nói, bà là Phó Giám Đốc quan hệ với khách hàng của Bon Marché (Khu hàng cao cấp ở quận 7 Paris).
Khách hàng Trung Quốc điển hình của họ là cá nhân giàu có mà họ không ngần ngại vung tiền mua hàng hãng xa xỉ Pháp
như giày Roger Vivier hoặc túi và phụ kiện hãng Moyna là những thứ khó kiếm ở Trung Quốc.
Bon Marché đã thành lập một phòng thuế mà một số khách hàng có thể nhận được tiền thuế VAT ngay tại đó. Cửa hàng
thậm chí còn mở cửa hàng ăn riêng phục vụ liên tục cho khách hàng mất ngủ lệch múi giờ cần ăn.
Những ưu đãi tương tự cũng có ở các siêu thị lớn như Le Printemps hoặc Galleries Lafayette (được coi là điều ước mơ
đối với khách hàng tới lần đầu). Theo ý kiến tư vấn thì 3E, tức du khách Trung Quốc, chiếm hơn 30% tổng doanh thu của
Galleries Lafayette. Galleries Lafayette từ chối bình luận.
Gian hàng mua nhanh?Trước đây những tháng sau kỳ No-en và tháng 1 thường là tháng dỗi dãi ở Paris. Nay không thế nữa. Dịp Tết Âm Lịch
Galleries đón tới 100 xe buýt chở khách Trung Quốc một ngày, nghĩa là lưu lượng qua cửa khoảng 4.000 du khách/ngày.
Họ được đối xử như VIP, họ ào qua cửa riêng dành cho họ và được hỗ trợ riêng tư. Nghe nói cửa hàng có trả tiền hoa
hồng cho các cơ quan dẫn khách tới nhưng cửa hàng từ chối bình luận.
“Những cửa hàng này đang tiến tới việc phân khoang diện tích mua hàng để có hiếu quả hơn nữa. Có những khoang cho
khách hàng tới lần đầu, thời gian bị hạn chế và cần hoàn thành việc mua sắm theo danh sách đã có; và có sảnh VIP cho
khách giàu sang mà họ muốn tách khỏi đám đông,” Erwan Rambourg nói, ông là trưởng phòng nghiên cứu khách hàng của
HSBC và tác giả cuốn Triều Đại Bling.
Cách thức mà các hãng có tiếng quảng cáo hàng cũng đã có những thay đổi trong 5 năm qua, chủ yếu vì khách hàng
Trung Quốc. Những khách hàng này nay có thể thấy cùng loại mặt hàng ở cửa hàng tại Paris, Bắc Kinh và Thượng Hải.
“Các cửa hàng ở Paris hiện bán rất ít cho người Pháp và vì việc đi từ Trung Quốc sang đã thuận lợi hơn nên tôi tin rằng
điều này chỉ đi một chiều,” Rambourg nói.
Ông tin chắc rằng tính bất ổn mới đây của thị trường ít có tác động đối với xu thế này. “Một đồng tiền yếu rõ ràng sẽ có ảnh
hưởng đến xu thế mua sắm của du khách Trung Quốc, nhưng là không nhiều với mức độ như hiện nay.” Rambourg tin
rằng sẽ có tác động không đáng kể cho dù Paris vẫn hấp dẫn hơn nữa và có bán hàng rẻ hơn nữa đối với du khách Trung
Quốc.
Một số cửa hàng đã thấy việc tăng khách Trung Quốc. Một dự án tái phát triển gây nhiều tranh luận của cửa hàng đã đóng
cửa, La Samaritaine, do công ty mẹ LVHM (Công ty sở hữu LouisVuitton) mua lại, sau nhiều năm vẫn bế tắc về quy hoạch
nhưng cuối cùng đã được lệnh triển khai.
Cửa hàng dự kiến một dự án tân tang lớn để hình thành một tổ hợp bán hàng xa xỉ miễn thuế hàng đầu của Pháp ở khu
trung tâm với ý định đón khách TQ, và xây dựng một khách sạn nguy nga.
Theo BBC