logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/09/2015 lúc 05:59:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Kỳ Phát tên thật Hùynh Kỳ Phát, sinh năm 1947, sinh trưởng Quảng Ngãi, quê hương của thi sĩ Bích Khê và nhà báo Nguyễn Vỹ.
Thuở nhỏ đã yêu thích ca nhạc, tự học ghi ta, đệm đàn cho những buổi văn nghệ trong xóm trong làng.

Khi vào Sài Gòn năm 1964, Kỳ Phát học ngành báo chí tại đại học Vạn Hạnh một năm. Vừa học vừa đi làm và yêu thích nhạc trẻ - lọai nhạc ngọai quốc du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 60 - nên Kỳ Phát quen biết nhiều ban nhạc trẻ thời bấy giờ.

Anh làm tiếp viên cho vũ trường Queen Bee và có dịp giao tiếp với giới ca nhạc sĩ trình diễn tại nơi này. Ngòai ra Kỳ Phát có thêm một nghề là vẽ chân dung cho khách để mưu sinh. Anh nhớ lại tiền thù lao mỗi bức tranh mua được khỏang 10 tô phở .

Bươn chải trong đời sống, anh quen biết những người chủ hộp đêm dành cho khách ngọai quốc và họ nhờ anh tìm dùm các ban nhạc trẻ như ban CBC, Black Stone…để chơi “nhạc sống” thay vì chỉ nghe “ nhạc máy”.

Và từ đây, Kỳ Phát bắt đầu bén duyên cùng thế giới nhạc trẻ Sài Gòn cuối thập niên 1960. Kiếm tiền kha khá, anh làm chủ một hộp đêm ở lứa tuổi chỉ mới hăm hai.

Nhưng vận tốt không kéo dài, sau Tết Mậu Thân 1968, các vũ trường hộp đêm bị đóng cửa vì chiến sự leo thang, Kỳ Phát trắng tay.

Năm 1970, vũ trường Queen Bee muốn mở thêm sô ca nhạc chiều Chủ Nhật thì Kỳ Phát nói với ông chủ Trần Văn Tuất rằng anh quen biết nhiều ban nhạc, nên muốn nhận công việc tổ chức. Ông chủ ra điều kiện là phải mời cho được ban nhạc CBC thì mới cho làm. Thời đó CBC được coi là đệ nhất ban kích động nhạc, tự họ tổ chức sô diễn chứ ít khi chơi nhạc cho bầu sô nào khác.

Buổi tổ chức đầu tiên có 4 ban nhạc gồm Enterprise, Dreamer, Peanut Company, CBC. Kỳ Phát nhớ lại buổi đó 3 giờ chiều mới diễn, nhưng mười hai giờ trưa khách đã đứng xếp hàng dài chờ mua vé, làm anh vừa vui mừng vừa quýnh quáng. Anh đứng nghe khách xì xào bàn tán về cái tên “Kỳ Phát là người tổ chức- thằng cha này là ai vậy cà?,,,”,và cảm thấy thích thú! Đó là kỷ niệm khó quên của anh.

Sô nhạc trẻ Hippy Go Round này thành công, khách tòan giới trẻ, đứng cả cầu thang để thưởng thức những bản nhạc ngọai quốc nổi tiếng do các ban nhạc hay nhất của Sài Gòn thời đó chơi.

Từ đó mỗi chiều chủ nhật, tại vũ trường Queen Bee, Kỳ Phát tổ chức các sô nhạc trẻ rất ăn khách.

Các tờ báo ca nhạc như Điện Ảnh Mới, Sân Khấu Truyền Hình tại thủ đô mời anh viết bài về nhạc trẻ và anh bắt đầu thêm một nghề mới là ký giả văn nghệ.

Tên tuổi Kỳ Phát nổi lên trong giới nhạc trẻ, các nhà hàng và vũ trường mời anh cộng tác tổ chức. Thời kỳ huy hòang của anh bắt đầu, anh làm thêm các sô nhạc trẻ lưu diễn ở các tỉnh.

Phong trào nhạc trẻ lớn mạnh. Nhạc sĩ Ngọc Chánh là người thực hiện cuốn băng nhạc trẻ đầu tiên với giọng ca Elvis Phương thành công, và mời Kỳ Phát về cộng tác. Anh lo việc chọn nhạc, đặt lời Việt và thu băng , giúp trung tâm băng nhạc Shotguns ra tiếp cuốn băng nhạc trẻ số 2 cho đến cuốn số 6.

Sau đó Kỳ Phát tự thực hiện băng nhạc Thế Giới Nhạc Trẻ 1 & 2 năm 1972 – 1973 gồm những bài ngọai quốc lời Việt với tiếng hát Thanh Lan, Khánh Hà, Thúy Hà Tú, Minh Xuân- Minh Phúc, Jo Marcel, Paolo… Số bán lên tới cả trăm ngàn cuốn gồm Casstte và băng nhựa tròn.

Kỳ Phát có đặt lời Việt Nam cho một số ca khúc như Sans Elle (Vắng Nàng), Si L’amour Existe Encore ( Nếu Tình Yêu Còn Mãi), I Don’t Know How To Love You ( Chuyện Tình Xưa)... Anh cũng là người đầu tiên đặt lời bản Mùa Thu Lá Bay cho ca sĩ Lệ Thu hát (Tình yêu xót xa duyên kiếp bẽ bàng…).

Sau này Kim Anh hát bản này với lời mới ( Mùa thu lá bay em đã đi rồi…) được thịnh hành cho tới bây giờ.

Sau 30-4-1975, Kỳ Phát cùng bằng hữu lập một đòan hát trình diễn các tỉnh miền Trung và miền Tây. Anh tham gia văn nghệ cho một số công ty nhà nước, đến năm 1986 công ty du lịch mời Kỳ Phát tổ chức các sô ca nhạc dành cho khách nước ngòai và Việt Kiều tại khách sạn Palace đường Nguyễn Huệ. Đồng thời, vũ trường Rex nhờ anh lo ban nhạc và ca sĩ để chơi cho họ.

Năm 1989 Kỳ Phát và gia đình được bảo lãnh sang Mỹ định cư tại Los Angeles. Một buổi tình cờ đến cơ quan thiện nguyện USCC gặp Nam Lộc, Jo Marcel làm việc tại đây và Kỳ Phát bắt liên lạc với giới ca nhạc tại Quận Cam.

Duy Quang đang phụ trách ca nhạc tại vũ trường Đêm Đông Phương bèn mời Kỳ Phát phụ giúp công việc. Các tờ báo tại Quận Cam như Chí Linh, Thời Báo, Đồng Nai nhờ anh viết các bài về ca nhạc.

Anh học thêm một nghề vẽ họa đồ kiến trúc để mưu sinh.

Sở thích yêu ca nhạc vẫn đầy ắp, Kỳ Phát lao vào nghề báo. Anh có cộng tác với trung tâm Asia khỏang năm 1990, viết các lời Việt cho các bản nhạc ngọai quốc, viết lời giới thiệu cho chủ đề Đêm Sài Gòn.

Được bằng hữu giúp đỡ, dạy cho kỹ thuật trang trí báo, cho mượn phòng ốc, anh mở ra tờ tuần báo Trẻ Magazine vào năm 1996 chuyên về ca nhạc, điện ảnh và giải trí. Số báo đầu tiên hình bìa là ca sĩ Lâm Thúy Vân.

Kỳ Phát làm mọi việc từ bài vở, trang trí, phát báo, lấy quảng cáo để tờ báo vượt qua thời gian khó khăn ban đầu.

Thời kỳ băng nhạc hưng thịnh cho nên các trung tâm đăng quảng cáo rất nhiều giúp cho Trẻ Magazine phát triển cho đến hôm nay.

Nhớ lại kỷ niệm ca nhạc thời nhạc trẻ Sài Gòn, thì Kỳ Phát kể rằng vì là người tổ chức, cho nên anh phải nói lời mở đầu chương trình cho buổi diễn đầu tiên ở vũ trường Queen Bee. Là người ít nói và ngại nói trước công chúng, do đó anh phải tập đứng diễn xuất trước tấm gương cả tuần cho nhuần nhuyễn. Và hôm đó anh mở màn thành công.

Kỷ niệm thời ca nhạc sau 1975 thì có một buổi lưu diễn ở Lâm Đồng, vì thiếu người cho nên Kỳ Phát phải lên sân khấu múa cùng các diễn viên, và hát hợp ca, mặc dù đó không phải là nghề của anh.

Ước mong của Kỳ Phát là muốn làm sống lại sinh họat nhạc trẻ thời Sài Gòn tại hải ngọai và anh đã tổ chức nhiều sô nhạc trẻ khá thành công.

Nhìn lại quãng đời ca nhạc đã qua, anh hài lòng là đã tổ chức thành công những sô diễn trước năm 1975. Và khi sang Mỹ đã mở ra Trẻ Magazine chuyên về giải trí ca nhạc và sắp đến 20 năm tuổi.

Theo Kỳ Phát thì danh từ “nhạc trẻ” nghĩa là nhạc dành cho giới trẻ ra đời giữa thập niên 1960, gồm những bản nhạc Pháp, nhạc Mỹ và sau đó là đặt lời Việt Nam để phổ biến dễ dàng hơn trong quần chúng.

Ngòai những băng nhạc trẻ được tung ra thỏa mãn nhu cầu khách nghe, một số tập nhạc ngọai quốc đặt lời Việt Nam do nhà xuất bản Hiện Đại của anh Thành phát hành cũng là một đóng góp cho phong trào nhạc trẻ thời bấy giờ và dĩ nhiên cho dòng sinh họat ca nhạc Sài Gòn và lưu truyền hôm nay.

Một đời gắn bó với phong trào nhạc trẻ Sài Gòn và còn lưu luyến cho đến bây giờ ở Quận Cam. Không phải là nhạc sĩ, là ca sĩ nhưng là người tổ chức các sô diễn, Kỳ Phát còn ôm ấp tờ báo Trẻ Magazine nhiều năm. Anh là khuôn mặt đặc biệt trong làng ca nhạc hải ngọai.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.