logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/09/2015 lúc 09:05:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nghệ thuật Trúc Chỉ

Mối ưu tư với đồ họaTrong

lĩnh vực mỹ thuật có lẽ thế giới chưa khi nào ngưng tìm kiếm những vật liệu mới phục vụ cho người sáng tác. Những chất liệu mới giúp pha trộn màu sắc biến hóa hơn cũng như các vật liệu làm nền để một họa phẩm trở nên tân kỳ, sống động là điều mà các cơ sở sản xuất vật liệu mỹ thuật vẫn bỏ công sức đầu tư không ngưng nghỉ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.

Việt Nam có lẽ thụt lùi khá xa so với thế giới, ngay cả các nước trong khu vực cũng có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực này, trong đó có Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Ngay tại Thái, chính phủ cũng khuyến khích nghệ nhân rất nhiều khi yễm trợ những tổ chức tìm kiếm chất liệu nhằm phục dựng các di tích quốc gia, trong đó có dát vàng, kỹ thuật hồ vải và nhất là kỹ thuật chế tác giấy bản cổ lẫn hiện đại.

Là một họa sĩ, giảng viên đồ họa của Đại học Mỹ thuật Huế, Họa sĩ Phan Hải Bằng may mắn được một học bổng Thái Lan về nghiên cứu kỹ thuật làm giấy, vốn là mối ưu tư của anh trước vấn đề thiếu thốn vật liệu cho sáng tác trong lĩnh vực đồ họa.
Trong thời gian theo học tại Thái, Phan Hải Bằng phát hiện ra cách tạo nên một loại giấy mới mà bề mặt có thể chạm nổi bằng kỹ thuật tương tự như etching, cho axit ăn mòn những chi tiết mà họa sĩ muốn trên các vật liệu kim loại.
UserPostedImage
Họa sĩ Phan hải Bằng giới thiệu về nghệ thuật Trúc chỉ tại buổi triển lãm Trúc chỉ, thời các Chúa Nguyễn ở Huế hôm 28/4/2015. Courtesy photo.

Để tìm ra vật liệu làm giấy Phan Hải Bằng đã cất công lặn lội tìm hiểu nhiều nguồn khác nhau, trong đó gần gũi và nổi tiếng nhất Việt Nam là giấy dó. Trên con đường gian nan ấy, người họa sĩ xuất thân từ xứ Huế cho chúng tôi biết:

“Cái học bổng ấy dành cho người nghiên cứu thuộc châu Á trong nhiều lĩnh vực. Em apply và qua Chieng Mai ở đó 7 tháng đi điền dã. Khi về lại Việt Nam lại đi tiếp ra Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 cây số để nghiên cứu nghề giấy dó của mình.

Từ trước tới giờ khi nói đến giấy thì người ta nghĩ đến cái nền, hoặc là phương tiện, chất liệu, material để vẽ, in lên đó sau đó tấm giấy mới có cơ may trở thành một tác phẩm. Tuy nhiên khi em đi ra ngoài mới thấy có những phương pháp khác, cách làm khác với Việt Nam mình nhiều. Sau khi đi điền dã em tự hỏi tại sao mình không làm những tấm giấy đó trở thành một tác phẩm luôn? Bản thân nghề làm giấy cũng trở thành tác phẩm chứ không đợi phai vẽ, viết hay in lên. Các người lớn tuổi người ta nói quan niệm giấy là một loại hình nghệ thuật thì không có mà chỉ có sử dụng giấy để làm nghệ thuật thôi. Trong sự hiểu biết của em thì các quan niệm đó vẫn còn ngay trong giới họa sĩ.”
Cuối cùng sau bao tìm kiếm anh chợt nhận ra Việt Nam có một loại nguyên liệu dễ tìm, đễ khai thác và nhất là rất nhiều đó là cây tre quanh làng. Thứ cây mà ông cha đã lấy để làm thành bột giấy từ lâu đời nay được Phan Hải Bằng tiếp nối, nhưng khác ở chỗ, Hải Bằng không ngừng lại ở công đoạn cuối cùng làm thành tờ giấy trắng ngà từ nan tre, với anh tờ giấy chỉ bắt đầu ở khâu sáng tạo.
UserPostedImage
Các bức Đồ họa Trúc chỉ tại triển lãm Trúc chỉ, thời các Chúa Nguyễn ở Huế hôm 28/4/2015. Courtesy photo

Thật ra, bề mặt tờ giấy có những texture khác nhau đã được thế giới làm ra từ lâu. Nếu ghé các tiệm bán vật liệu mỹ thuật tại các nước phương Tây người ta sẽ choáng ngợp trước cơ man nào là giấy mỹ thuật. Từ màu sắc tới kết cấu của mặt phẳng trên đó khi chạm vào người ta sẽ thấy sự lồi lõm có sắp xếp của người sản xuất. Những bề mặt mịn màng hay thô ráp sẽ khiến tác phẩm trên nó biến đổi theo và điều này cho phép người họa sĩ có thêm đất để trang trải ý tưởng của mình. Có điều những tờ giấy mỹ thuật ấy đều giống nhau bởi chúng được sản xuất từ máy móc và sản xuất hàng loạt.

Niềm tự hào của người khai sinh
Với họa sĩ Phan Hải Bằng thì tờ giấy Trúc Chỉ của anh sau khi hoàn tất công đoạn cuối sẽ hoàn toàn khác với tất cả các loại giấy có texture trên thế giới, bởi lẽ mỗi tờ giấy của anh được sáng tạo trên bề mặt của nó những họa tiết, hoa văn khác nhau, do đó chúng xứng đáng được đặt một cái tên riêng cho sự phát kiến này.

Cái tên được đặt cho nó là Trúc Chỉ, với tính cách sáng tạo nó lại thêm một danh xưng nữa: Nghệ thuật Trúc Chỉ.

Trúc Chỉ là giấy từ bột tre, cũng như bao loại giấy xuất xứ từ cây tre Việt Nam, nhưng Trúc Chỉ khác thường ở tính chất chọn lọc và sáng tác lên bề mặt của nó. Cách làm từng tờ giấy không đơn giản, tuy nhiên sự không đơn giản ấy là niềm tự hào của người khai sinh ra nó, họa sĩ Phan Hải Bằng:
“Nói nôm na đơn giản là như thế này: Việc của người làm giấy khi nấu nguyên liệu xong rồi thì xay giã thành bột, thả vào bể sau đó thành tấm giấy. Lúc tấm giấy treo lên khung thì việc của người làm giấy đã hết. Ngang đó người ta chỉ lấy tấm giấy ép và lau cho nó khô là xong, thành một tấm giấy như làm giấy dó vậy đó.

Viêc của Trúc Chỉ bắt đầu từ lúc tờ giấy chấm dứt. Khi tấm giấy đang nằm trên khung thì việc của Trúc Chỉ là bắt đầu làm những thao tác tác động trực tiếp lên tấm giấy đang còn ướt đó để thay đổi, tạo hình lên đó bằng một kỹ thuật rất đơn giản là vòi phun nước. Phun trực tiếp trên mặt giấy tre đang ướt, trên đó có những hình trổ cắt theo nguyên lý của kỹ thuật etching. Hoặc anh em có thể dùng vòi nước để vẽ trực tiếp những sắc độ như etching vậy. Khi tấm giấy khô và bóc ra khỏi khung thì đã hoàn thành một tác phẩm.”

Trúc Chỉ không chỉ để vẽ, để trang trí mà nó còn áp dụng vào các kỹ thuật ứng dụng khác. Độ vân trên mặt giấy hiện lên trên nền của chiếc nón bài thơ truyền thống của Huế đã làm cho chiếc nón nổi tiếng này có thêm bộ dạng mới, hiện đại và mỹ thuật hơn những tàu lá trăng trắng hiền lành nhưng đơn điệu. Trúc Chỉ thay lá làm cho bài thơ trên nón mềm mại hơn, sống động hơn và nhất là mới lạ hơn. Trúc Chỉ đi vào chiếc nón bài thơ nhẹ nhàng nhưng đầy thuyết phục.
Không dừng lại ở chiếc nón bài thơ, Trúc Chỉ còn đồng hành với những vật dụng khác, đa dạng và thông minh. Từ chiếc đèn trên bàn ngủ đến chiếc hộp đựng đồ trang điểm. Từ cây quạt thanh tao nhỏ bé tới chiếc dù che nắng ngoài sân vườn sau nhà, tất cả đều được Trúc Chỉ thổi vào cái hồn phách cổ truyền nhưng đậm chất hiện đại.

Làm được điều này Phan Hải Bằng đã dựa vào nhóm các nhà design trẻ, hoạt động độc lập và cả hai đã làm việc với nhau trong tinh thần team-work, tinh thần của một đội hình mỹ thuật, kết hợp và chia sẻ từ ý tưởng đến thực hiện.

“Anh em làm design cho Trúc Chỉ người ta rất sung sướng. Khi người ta có idea về một design nào đó thì người ta can thiệp trực tiếp vào cái nguyên liệu để mà sử dụng vào design. Nói đơn giản là khi anh chọn một cái hoa thì anh ra chợ mua một tấm vải hoa rồi cắt ra vạt trước, vạt sau rồi sắp xếp lại. Nều anh muốn làm một cái áo Trúc Chỉ như vậy thì anh cắt từng phần ra và tạo hình trên từng tấm một. Hai nhóm bọn em làm việc và hổ trợ qua lại rất là hay và anh em rất thích.”

Nếu giấy dó từng có thời nổi tiếng bởi dựa vào sáng tác của nghệ nhân trên bề mặt thô ráp lóng lánh của nó thì Trúc Chỉ ngay bản thân đã là một tác phẩm. Tạo hình thêm trên mặt giấy là đồng sáng tác và điều này làm cho Trúc Chỉ khác với giấy dó rất xa.

Ngay trong lúc phun nước để tạo texture trên mặt giấy người nghệ sĩ đã tìm thấy sự cảm hứng của công việc sáng tạo. Những sợi giấy rời ra hiện lên bên dưới những họa tiết sắc sảo, hay bố cục của một bức tranh có những mảng vẽ mô tả hoa văn chốn cung đình không phải là điều ngẫu nhiên mà phải qua biết bao đêm thức trắng của người nghĩ ra nó.

Trúc Chỉ có thể chưa hình thành một thị trường quan trọng bên ngoài Việt Nam, nhưng với những nỗ lực của riêng Phan Hải Bằng cộng với sự tìm tòi của đội ngũ designer làm việc với anh, người quan tâm tới Trúc Chỉ tin rằng nó sẽ còn tiến xa và rộng hơn nữa ngay trong những ngôi nhà Việt Nam. Những căn hộ xinh xắn hiện đại cần những vật liệu tương xứng để tăng thêm cảm giác ấm áp trong những mái ấm xứ Việt.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.