logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2015 lúc 08:56:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Yêu VN sau '150 ngày vòng quanh thế giới'
UserPostedImage
Mẹ của Rebecca Issak thời trẻ từng tham gia chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài với hành trình đi vòng quanh thế giới trong một học kỳ

Rebecca Isaak tham dự chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài, giống như mẹ cô từng tham gia ngày xưa. Thế nhưng cô đã thu được những trải nghiệm rất đặc biệt.

Vào tháng Giêng 2014, cô gái người Canada Rebecca Isaak 21 tuổi lên tàu ở San Diego, California, háo hức bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới kéo dài năm tháng.

Cô khi đó tham dự "Học kỳ trên biển", một chương trình cho phép sinh viên đại học sống và học tập trên một con tàu sẽ ghé thăm rất nhiều cảng biển trên thế giới – giống như chương trình mà mẹ cô từng tham dự hồi năm 1981. Cô khởi hành với suy nghĩ rồi mình cũng sẽ có được những trải nghiệm tương tự như mẹ.

"Tôi muốn ôm lấy chính bức tượng mà mẹ đã từng ôm khi tới Trung Quốc, uống tới chếnh choáng ở Nhật Bản, làm quen và có những tình bạn bền lâu như mẹ đã từng có,” Isaak nói.

Nhưng trong hành trình vượt đại dương, cô nhận thấy mình gặp những thứ hoàn toàn khác.

Khoảnh khắc riêng tư ở Taj Mahal
Một trong những điểm dừng chân đáng nhớ nhất của Isaak là Ấn Độ. Khi bước vào Taj Mahal trong đôi dép lê màu trắng, cô chợt nhận ra là thực tế khác xa những gì mình nghĩ. “Lúc đó, tôi cảm thấy một trong những sự nuối tiếc của mẹ là đã không tới thăm Taj Mahal," cô nói. "Còn tôi thì đang ở đây."

Lăng mộ giống hệt như trên ảnh, nhưng trải nghiệm thì khác hẳn những gì cô tưởng tượng.

Quanh cảnh thật là náo loạn, mọi người cố chèo kéo bán đồ lưu niệm. “Họ cứ nói oang oang, xô đẩy và nắm lấy cánh tay bạn,” cô sinh viên Canada kể lại. Khi nghe thấy mọi người cứ hét toáng xung quanh, cô cảm thấy ngột ngạt và “chẳng cảm thấy thảnh thơi tẹo nào” như hình dung trước đó.
Vào bên trong khu lăng mộ lại là những bất ngờ khác, cũng đầy kinh ngạc.

Isaak nhớ lại mình đã lặng ngắm các chi tiết phức tạp và tinh tế bên trong cùng các hoạ tiết chạm khắc đá trên các bức tường. Bước dọc những hành lang lát đá cẩm thạch, cô thấy ngôi đền quá vĩ đại và lộng lẫy.

Tuy nhiên, những vùng đất khác của Ấn Độ còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa. Cô thích thú với việc được thực sự hoà mình vào cuộc sống hàng ngày, gần gũi với những người mình gặp. Thực tế thì, Isaak nói, việc tiếp xúc thân thiết với người dân địa phương đã đem lại cho cô những trải nghiệm sâu sắc nhất.

Trong đêm đầu tiên và cũng là duy nhất tại New Delhi, Ấn Độ, một anh chàng hướng dẫn viên du lịch vui tính và nhiệt tình đã giới thiệu Isaak cùng bạn bè tham quan một đền thờ đạo Sikh.

Chàng hướng dẫn viên đã ở lại rất muộn để chỉ cho Isaak và các bạn của cô “chốn linh thiêng” nơi người ta cất giữ kinh kệ đạo Sikh. Những người theo đạo thì tới đền dự các buổi nghi lễ, nghe giảng kinh, hoặc cùng dùng bữa với những người thuộc nhiều tôn giáo khác trong căn bếp.

Lúc đầu chỉ định ở đó chừng năm phút, nhưng Isaak và nhóm bạn đã nấn ná đến cả tiếng đồng hồ. Các sinh viên có thêm những hiểu biết về đền thờ đạo Sikh, còn anh chàng hướng dẫn viên cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về các nền văn hoá khác.

“Điều đó thực sự có ý nghĩa khi tôi ở Ấn Độ, có lẽ vì tôi đã thật sự có cơ hội tiếp xúc với người dân ở đó,” Isaak nói.

'Việt Nam là đặc biệt nhất, không gì sánh được'
Cố gắng giao tiếp với dân địa phương đã trở thành mục tiêu của Isaak. Nếu không, cô cảm thấy như mình đã bỏ lỡ những trải nghiệm đáng giá.

“Nếu không gặp gỡ người dân địa phương, tôi sẽ cảm giác là mình không thực sự trải nghiệm ở đất nước này mà chỉ nhìn vẻ bề ngoài của nó,” cô gái đến từ vùng Ontario, Canada nói.
Tại Việt Nam, một quốc gia nữa mà mẹ cô đã chưa đặt chân đến trong chuyến đi ngày trước của bà, Isaak tìm được trang CouchSurfing (ngủ nhờ ở phòng khách), một trang web kết nối du khách với dân địa phương dành cho những ai muốn kiếm chỗ ở giá rẻ và những người bạn mới, Isaak nói.

Cô đã dành ba ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu cuộc sống từ những người thực sự sống ở nơi này.

Đầu tiên, cô gặp một giáo viên tiếng Anh địa phương. Ông đã đưa cô đến cửa hàng McDonalds đầu tiên được khai trương ở Việt Nam, và họ ngồi nhấm nháp ly cà phê đá ở con phố đối diện.

Để đáp lại thịnh tình của ông giáo, Isaak đã đến lớp dạy tiếng Anh của ông. "Tôi gặp 30 học sinh Việt Nam, họ hơi căng thẳng và láu lỉnh hỏi tôi về Canada, về cảm nhận của tôi đối với các chàng trai Việt Nam," cô nói.

Cô cũng gặp hai thiếu nữ Việt Nam và họ nhanh chóng trở nên thân thiết. Hai cô gái đã đưa người bạn mới người Canada đi thăm thú các nơi.

Isaak hào hứng tận hưởng chuyến đi và cảm thấy rất nhớ những người bạn khi trở về.

Ngân, một người bạn mới khác đã mời Isaak ở lại nhà mình hai đêm. Ngân giới thiệu cô sinh viên kịch nghệ vùng Ontario, Canada với các bạn ở chung nhà và đưa Isaak đến thăm trường đại học nơi cô đang là sinh viên. Họ cùng chơi cầu lông trong những con hẻm.

"Tôi chạy về con tàu để tắm táp, cất đồ - nhưng tôi cảm thấy như mình đang sống trong thành phố chứ không phải trên tàu," Isaak nói.

Chương trình mà cô tham dự khuyến cáo các sinh viên không tự ý tham gia vào các hoạt động ngoài lịch biểu, bởi đó là các phần không được gộp kèm trong hợp đồng bảo hiểm du lịch. Ban tổ chức cũng không khuyến khích các sinh viên đi ngủ nhờ nhà dân hay đi lại bằng xe gắn máy. Isaak thì đã phấn khích "thử cả ba”.
Con tàu cũng dừng lại ở Myanmar trong sáu ngày, một điểm đến khác không nằm trong hành trình năm xưa của mẹ Isaak.

Những xung đột nội bộ của Myanmar đã làm đất nước này rơi vào cảnh hỗn loạn trong hàng thập kỷ, và có lẽ đó là lý do khiến mẹ cô không thể đến thăm nơi này. Những người phụ trách chuyến đi nay nhắc nhở sinh viên rằng đất nước này vẫn đang điều chỉnh để thu hút khách du lịch nước ngoài.

Isaak và một số người bạn đã đến thăm thành phố cổ Bagan trong bốn ngày sau khi tàu cặp bến tại Yangon.

Học kỳ trên biển cho phép các sinh viên có những ngày trên đất liền, cho họ cơ hội để khám phá những đất nước dọc hải trình với điều kiện họ phải trở về tàu đúng hạn.

Trong chuyến đi đặc biệt này, các sinh viên “tìm thấy những ngôi chùa với những mái hiên rộng rãi nơi họ có thể ngồi vắt vẻo ngắm hoàng hôn”, cô nói.

Trong những khoảnh khắc như thế này, Isaak nhớ lại cảm xúc của mình hệt như “có cái gì đang cháy lên" trong cô. “Tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp lộng lẫy và cảm thấy bình an vô cùng,” Isaak nói. “Dường như những khoảnh khắc tuyệt đẹp này đã xoá đi trong tôi mọi lo lắng ưu phiền trước đây.”

Cô và bạn bè đã có những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với những người dân địa phương, nhưng đọng lại rõ nét hơn hết vẫn là sự gắn kết của nhóm bạn cùng đi.

Việt Nam luôn là điểm đến đặc biệt, Isaak nói, đơn giản vì đó là nơi cô đã tự mình khám phá. “Với tôi thì không nước nào có thể sánh được với Việt Nam,” cô nói.
Tiếp tục cho những phiêu lưu tuyệt vời
Trong suốt bốn tháng của khoá học, Isaak cũng tới thăm Trung Quốc, Hawaii, Nhật Bản, Singapore, Mauritius, Nam Phi, Ghana và London.

“Học kỳ trên biển” dạy cô cách bước ra khỏi vùng an toàn của mình, biết vượt qua nỗi sợ hãi về những điều mình chưa biết.

"Dần dần, tôi bắt đầu nhận ra rằng ngay cả khi tôi đang đi theo những gì mẹ tôi từng làm thì vẫn có những trải nghiệm mà bà từng có nhưng lại không hoàn toàn xảy ra với tôi,” Isaak nói. Cô cần phải bắt đầu sống cuộc sống của mình chứ không phải trong cái bóng của người mẹ.

Trước khi tham gia Học kỳ trên biển, Isaak đã đặt ra những kỳ vọng. Nhưng chuyến đi đã khiến cô thấy rằng mình với mẹ là hai cá nhân khác nhau – và giờ là lúc phải sống cuộc đời của chính mình, có những cuộc phiêu lưu của riêng mình.

“Khi về đến nhà, cháy nắng và đầu trụi tóc, tôi ôm chầm lấy mẹ, biết rằng mình có những câu chuyện tuyệt vời và độc đáo không kém gì mẹ,” Isaak kể. "Và điều đặc biệt tốt đẹp là tôi vừa có mẹ lại vừa có những kinh nghiệm tuyệt diệu từ chuyến đi đó.”
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.